Áp xe răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người. Vậy áp xe răng ở trẻ em có không, mức độ nguy hiểm như thế nào?
Mục Lục
1. Áp xe răng ở trẻ em có không?
Áp xe răng là tình trạng quanh khu vực chiếc răng có dấu hiệu mưng mủ, sưng phồng và đỏ tấy, gây đau đớn khó chịu và thậm chí mệt mỏi, cáu gắt. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nhiễm trùng chân răng, răng và lợi là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, lâu dần vi khuẩn tích tụ gây nên tình trạng áp xe răng. Ngoài ra còn do răng bị chấn thương, mẻ hay nứt.
Thực tế, bệnh lý này hầu như ở lứa tuổi nào cũng mắc phải không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ con. Áp xe răng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Do vậy, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc và chú ý tới những biểu hiện bất thường của trẻ.
2. Áp xe răng ở trẻ em mức độ nguy hiểm như thế nào?
Việc áp xe răng ở trẻ khá nguy hiểm, phụ huynh không nên lơ là, phó mặc. Đó là:
+ Phải bắt buộc nhổ bỏ chiếc răng đó: Trường hợp áp xe răng nặng quá, cách tốt nhất bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng đó. Nếu không, dễ lây lan sang những chiếc răng còn lại.
+ Nang do răng: Dịch chứa trong khoang, phát triển dưới chân răng ở trẻ.
+ Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn từ áp xe răng phát tán qua các mạch máu, lan tới tim nhiễm trùng, đôi khi nguy hại dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là khả năng chết người.
+ Viêm tấy lan toả và hoại thư ở sàn miệng: Nghiêm trọng của việc áp xe răng, đó là lan rộng xuống hai bên vùng dưới của lưỡi. Không chỉ dừng ở lưỡi mà còn dưới hàm, vùng dưới cằm, đôi khi dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời và chuẩn xác.
+ Áp xe não: Cứ nghĩ áp xe răng không ảnh hưởng tới các bộ phận trong cơ thể là sai lầm hoàn toàn. Khi những vi khuẩn ở răng phát tán, lan rộng, di chuyển theo mạch máu, nhiễm trùng não, dẫn tới hôn mê vùng não.
3. Cách phòng ngừa áp xe răng ở trẻ
Bố mẹ cùng với trẻ nhỏ xây dựng thói quen đánh răng hàng ngày, ít nhất 2 lần/ ngày, sau mỗi buổi sáng thức dậy và trước mỗi tối khi đi ngủ. Đánh răng đúng cách từ trong ra ngoài, theo chiều dọc, khuyến khích trẻ sử dụng nước súc miệng cũng như chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám trên răng, kẽ răng và chân răng.
Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh gây hại cho răng.
Cứ thực hiện thăm khám định kỳ răng ở trẻ cứ 3 – 6 tháng/ lần để bác sĩ kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng.
Khi phát hiện răng trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ tới trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để được thăm khám và tư vấn, đưa ra lộ trình điều trị phù hợp, an toàn và chóng khỏi.
Hy vọng qua bài chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm được những thông tin hữu ích về tình trạng áp xe răng ở trẻ em. Nếu còn vấn đề nào muốn được giải đáp, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc Hotline 0972 411 411 để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình!.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Viêm nha chu là gì?
- Lấy cao răng bao nhiêu tiền?
- Cách cạo vôi răng tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên?
- Áp xe quanh chóp răng
- Áp xe răng số 6, 7
Xem thêm răng miệng trẻ em: