Áp xe răng số 6, 7 phải làm sao? Phòng bệnh như thế nào?

09/05/2023
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa áp xe răng

Nhiều người khi gặp phải tình trạng áp xe răng số 6, 7 thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu mỗi khi ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Nếu để lâu không khắc phục bệnh có thể gây biến chứng ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe răng miệng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy khi bị áp xe răng số 6, 7 phải làm sao? Phòng bệnh như thế nào?

Áp xe răng số 6, 7 phải làm sao? Phòng bệnh như thế nào?

I. Áp xe răng số 6, 7 là bệnh gì?

Áp xe răng số 6, 7 là được xem là một trong những bệnh lý nhiễm trùng ở răng khá nguy hiểm. Bệnh hình thành do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn đến các dây thần kinh bên dưới chân răng và tạo nên khối mủ ở vị trí này.

Thông thường, áp xe răng số 6, 7 sẽ có 2 dạng chính đó là:

  • Áp xe quanh chóp răng.
  • Áp xe nha chu.

Cả 2 loại áp xe này đều hình thành các túi mủ chứa đầy vi khuẩn bên trong. Không chỉ gây sưng tấy, đau nhức khó chịu mà khối áp xe có thể lan rộng sang nhiều vùng khác trên cơ thể khiến cho sức khỏe giảm sút trầm trọng.

Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh đúng cách sẽ giúp gia tăng khả năng bảo tồn được răng một cách tốt nhất.

Áp xe răng số 6, số 7 khá phổ biến hiện nay
Áp xe răng số 6, số 7 khá phổ biến hiện nay

II. Triệu chứng nhận biết áp xe răng số 6, số 7

Tùy vào từng mức độ bệnh mà các triệu chứng áp xe răng có thể diễn ra nhẹ hay nặng. Bệnh nhân có thể nhận biết được áp xe răng số 6, số 7 thông qua các dấu hiệu như:

  • Thường xuyên cảm thấy đau nhức răng mỗi khi ăn nhai. Không chỉ vậy, mỗi khi dùng chỉ nha khoa, chải răng hay dùng tay chạm nhẹ cơn đau cũng có thể xuất hiện rất khó chịu.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn nhất là khi tiếp xúc với những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá dai cứng, thậm chí không khí lạnh cũng làm răng bị ê buốt.
  • Vùng chân răng bị áp xe trở nên sưng tấy, xuất hiện khối u sưng bên trong chứa đầy mủ viêm và có thể bị bong vỡ bất cứ lúc nào.
  • Bên ngoài vùng má tại vị trí răng bị áp xe có tình trạng bị sưng nề, căng cứng. Cảm giác rất đau nhói mỗi khi chạm vào. Điều này cho thấy nhiễm trùng đã phát triển khá nặng nề.
  • Bệnh nhân sẽ thấy khoang miệng có mùi tanh hôi rất khác so với tình trạng hôi miệng thông thường do ăn uống, vệ sinh răng kém hay sâu răng, viêm lợi.
  • Bên cạnh đó, trong miệng có thể xuất hiện vị đắng khiến cho bệnh nhân ăn uống kém ngon miệng, khó cảm nhận chính xác mùi vị của món ăn.
  • Răng có dấu hiệu yếu dần, dễ bị lung lay, thậm chí trường hợp xấu nhất có thể bị gãy rụng răng.
  • Ngoài ra, khi bị áp xe răng bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu khác như: sốt, nổi hạch cổ, co cứng hàm, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,….
Các triệu chứng của áp xe răng gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân
Các triệu chứng của áp xe răng gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân

III. Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, 7

Nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng số 6, số 7 bị áp xe đó là do chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách. Từ đó tạo cơ hội cho mảng bám hình thành làm tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại cho răng.

Vi khuẩn sẽ ngày càng sản sinh nhiều, tấn công sâu vào bên trong tủy răng chứa nhiều dây thần kinh, mô liên kết gây nhiễm trùng trầm trọng khiến vùng chân răng bị sưng viêm, tụ mủ.

Bên cạnh đó, tình trạng áp xe ở răng số 6, 7 còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên như:

  • Mắc các bệnh ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… nhưng chủ quan không chữa trị hoặc chữa trị sai kỹ thuật để bệnh phát triển nặng và gây áp xe.
  • Do ngoại lực bên ngoài như chấn thương, tai nạn, ăn nhai đồ quá cứng, nghiến răng khiến cho răng bị gãy mẽ, tổn thương đến tủy. Lúc này vi khuẩn sẽ dễ dàng có cơ hội tấn công và gây nhiễm trùng ở vùng tủy răng.
  • Ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… thường có hệ miễn dịch khá yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở răng như áp xe răng.
Sâu răng nghiêm trọng dễ dẫn đến hình thành áp xe ở răng
Sâu răng nghiêm trọng dễ dẫn đến hình thành áp xe ở răng

IV. Sự khác biệt giữa áp xe răng số 6, 7 và áp xe răng khôn

Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ 3 hay còn được gọi là răng số 8 có thời gian mọc muộn nhất so với các răng còn lại trên cung hàm. Thường thì đến khi 18 – 25 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu mọc lên.

Ở một số người răng khôn có thể mọc sớm hoặc muộn hơn so với thời gian này. Răng khôn sẽ mọc 4 chiếc chia đều ở 4 góc trong cùng của hàm. Nhiều trường hợp chỉ mọc 2 hoặc 3 răng khôn, thậm chí có người không có răng khôn.

Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng và dễ mọc sai lệch
Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng và dễ mọc sai lệch

Trên thực tế, phần lớn những chiếc răng khôn mọc muộn khi xương hàm đã hoàn thiện và cứng chắc, còn ít chỗ trống nên có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chèn ép, đâm ngang sang răng kế cận số 7.

Do mọc sai lệch lại nằm tại vị trí sâu trong cùng khó vệ sinh được sạch sẽ. Cũng chính vì vậy mà răng khôn thường gây ra những cơn đau nhức khó chịu, sâu răng, viêm nhiễm do thức ăn, mảng bám tích tụ nhiều và dễ hình thành áp xe.

Điểm khác biệt khi bị áp xe răng số 6, 7 so với áp xe răng khôn đó là ở phương pháp khắc phục. Đối với răng số 6, số 7 đảm nhận chức năng ăn nhai chính nên khi gặp phải các vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ cố gắng điều trị bảo tồn tối đa.

Trong khi đó, răng khôn số 8 không có vai trò về mặt thẩm mỹ cũng như ăn nhai trên cung hàm. Cùng với các yếu tố nguy cơ mà chiếc răng này mang lại khi mọc sai lệch. Nên nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm, áp xe bắt buộc phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh các ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe răng miệng có thể phát sinh.

Nhổ răng là cách tốt nhất đối với tình trạng áp xe răng khôn
Nhổ răng là cách tốt nhất đối với tình trạng áp xe răng khôn

V. Các giải pháp điều trị áp xe răng số 6, 7 hiệu quả

Để điều trị áp xe răng số 6, số 7 một cách an toàn, hiệu quả. Điều quan trọng nhất đó là tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp.

Dựa trên từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả. Mục đích chính của việc điều trị đó là loại bỏ và làm sạch triệt để ổ viêm nhiễm, hạn chế biến chứng, bảo tồn răng gốc tối đa.

Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác trích rạch ổ áp xe để loại bỏ sạch sẽ túi mủ chứa vi khuẩn.

Tiếp đến sẽ điều trị vùng tủy răng bị viêm, vệ sinh làm sạch mảng bám cao răng. Tùy theo từng tình trạng mà có thể phục hình lại bằng các biện pháp hàn trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo tồn cấu trúc răng thật tốt nhất.

Ở những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, các biện pháp điều trị bảo tồn không thể mang lại hiệu quả được nữa. Lúc này bắt buộc phải nhổ răng để phòng tránh viêm nhiễm lây lan, loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm, giảm đau nhanh chóng.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân nên cấy ghép Implant để phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt như răng thật. Không những vậy, cấy Implant còn giúp ngăn ngừa tiêu xương hàm gây lão hóa sớm cùng nhiều biến chứng khác do mất răng gây ra.

Nha khoa uy tín sẽ đảm bảo điều trị một cách an toàn, hiệu quả nhất
Nha khoa uy tín sẽ đảm bảo điều trị một cách an toàn, hiệu quả nhất

VI. Cách phòng ngừa tình trạng áp xe răng số 6, 7

Chủ động phòng ngừa áp xe răng nói riêng cũng như các vấn đề bệnh lý răng miệng nói chung là điều mà bác sĩ luôn khuyến khích mỗi người nên thực hiện.

Theo đó, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học theo hướng dẫn sau đây:

  • Mỗi ngày cần thường xuyên chú ý vệ sinh răng sạch sẽ 2 – 3 lần vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn ít nhất 30 phút.
  • Sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng phù hợp, tránh chọn các loại kem có thành phần tẩy trắng quá cao để không làm tổn hại đến men răng.
  • Thao tác chải răng cần dùng lực nhẹ vừa phải, chải dọc hoặc chải theo chiều xoắn ốc ở khắp các bề mặt răng nhất là các vùng răng hàm phía sâu trong cùng trong thời gian tối thiểu 2 phút. Tuyệt đối không chải răng quá mạnh theo chiều ngang hay chải răng quá nhiều lần trong ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch sâu vụn thức ăn thừa, vi khuẩn còn tồn đọng giữ hơi thở thơm tho, giảm thiểu bệnh lý phát sinh.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, chất xơ tốt cho sức khỏe răng lợi.
  • Tránh các món dai cứng, các món quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột.
  • Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống rượu bia, nước có ga,…
  • Hãy luôn uống nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ rất tốt trong việc làm sạch khoang miệng, giảm khả năng bị khô miệng khiến vi khuẩn dễ sinh sôi gây hại cho sức khỏe răng miệng.
  • Mỗi năm nên sắp xếp thời gian đến nha khoa 1 – 2 lần để thăm khám và lấy cao răng định kỳ. Điều này sẽ giúp giữ cho răng luôn sạch khỏe, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa áp xe răng
Chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa áp xe răng

Hy vọng qua bài viết này mọi người đã biết khi bị áp xe răng số 6, 7 phải làm sao? Phòng bệnh như thế nào? Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm bệnh răng miệng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook