Bệnh đau răng ở người già – Khi về già, sức khỏe của bạn bị suy yếu, và những cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu có dấu hiệu “lão hóa”, trong đó có răng. Một số bệnh lý về răng miệng gây ra những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng cho cơ thể.
Đau răng là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ. Việc nắm rõ những bệnh răng miệng thường gặp ở người già gây ra hiện tượng đau răng cũng như cách chăm sóc để khắc phục những cơn đau là rất cần thiết, đặc biệt đối với những gia đình có người lớn tuổi.
Mục Lục
Bệnh đau răng ở người già nguyên nhân do đâu
1. Bệnh sâu răng
Sâu răng thường do vi khuẩn tác động lên thực phẩm tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt. Ở người lớn tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu gây đau nhức và khó khăn trong việc ăn uống.
Người lớn tuổi nên có chế độ chăm sóc và điều trị răng miệng hợp lý, cẩn thận hơn tránh bị sâu răng bì nếu mắc bệnh thì khả năng mất răng cao hơn so với người trẻ tuổi.
Điều trị sâu răng ở người già khoa học hiệu quả tại Nha Khoa bằng cách xem xét mức độ sâu răng và thực hiện giải pháp tương ứng:
– Răng mới chớm sâu, các vệt sâu màu đen, nâu xám còn nhỏ: Bác sĩ thực hiện vệ sinh và hàn trám răng sâu bằng vật liệu Composite trùng màu với răng thật.
– Răng bị sâu đã lan vào tủy nhưng vẫn có khả năng giữ lại răng: Thực hiện chữa tủy, bác sĩ tạo khoảng trống đi vào sâu trong răng, làm sạch vùng tủy bị viêm nhiễm. Răng sau khi chữa tủy thường giòn và yếu cần bọc răng sứ bảo vệ răng bên trong.
– Răng bị sâu nặng không giữ lại được: Tiến hành nhổ răng tránh viêm nhiễm lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
Khi bị đau răng, người lớn tuổi đừng ngần ngại mà hãy đến ngay cơ sở Nha Khoa uy tín để các bác sĩ kiểm tra nguyên nhân gây ra triệu chứng đau răng và có cách điều trị tương ứng. Tránh để đến khi răng đau nhức quá nhiều, không thể ăn uống thì lúc đó khả năng mất răng là rất cao, việc điều trị và trồng lại răng giả rất tốn kém.
2. Bệnh nha chu
Nha chu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người già như: gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến kém ăn, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, nội tiết, hô hấp.
Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng.
Đau nhức răng do viêm nha chu hay viêm nướu ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách vệ sinh cạo vôi răng bằng các thiết bị Nha Khoa chuyên dụng. Tuy nhiên việc này cần thực hiện định kỳ ít nhất 6 tháng/lần vì vôi răng rất cứng chắc không thể loại bỏ bằng cách vệ sinh thông thường tại nhà được.
3. Bệnh loạn năng thái dương hàm
Đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở khớp là những biểu hiện của bệnh loạn năng thái dương hàm. Bệnh gây ra những khó chịu, đau đớn cho người già trong việc cử động miệng khi nói chuyện cũng như khi nhai thức ăn.
4. Lão hóa răng
Quá trình lão hóa gây những biến đổi ở răng bao gồm mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, ngà dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, dễ bị gãy, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút…
Với những căn bệnh do loạn năng, lão hóa răng do tuổi tác thì tùy thuộc vào mức độ, sự tác động vào răng khác nhau bác sĩ sẽ có cách xử lý riêng. Không nên tự ý mua thuốc uống hay ủ bệnh tại nhà chỉ khiến bệnh càng nặng và khó chữa hơn mà thôi.
Cách chữa đau răng cho người già
Khi bị đau răng, người già có thể thực hiện ngay các biện pháp chữa đau răng ngay tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên trong khi chờ đến gặp nha sĩ:
1. Sử dụng túi chườm đá giảm đau
– Bỏ các viên đá lạnh đã chuẩn bị sẵn vào trong túi chườm.
– Sau đó, chườm túi đá lên vùng má phía ngoài tại vị trí mà răng bị nhức/đau/ê buốt/ viêm trong khoảng từ 10 đến 15 phút.
– Có thể áp dụng nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần để giúp giảm thiểu cơn đau.
2. Sử dụng lá trầu không
Dùng cách này để trị đau răng nhờ lá trầu không có tính sát khuẩn khá tốt, hơn nữa còn được dùng nhiều trong việc điều trị xương khớp nhức mỏi hoặc mệt mỏi khi vận động nhiều.
– Giã 2 hoặc 3 lá trầu không nát ra. Thêm vài hạt muối vào, không nên cho quá nhiều. Thêm rượu vào hỗn hợp đã giã, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia hỗn hợp thành 2, súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra.Mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút.
3. Dùng gừng
Rửa sạch củ gừng, sau đó cạo toàn bộ vỏ đi, tiếp đó rửa sạch lại một lần nữa.
Lấy củ gừng đã rửa sạch chèn vào phần răng đau và giữ chặt từ 3 đến 5 phút cho đến khi tinh chất gừng hoàn toàn tiết ra. Phần răng đau sau đó sẽ được diệt khuẩn bởi tinh chất gừng.
Lặp lại nếu cơn đau răng vẫn còn tiếp tục. Không hạn chế số lần sử dụng trong ngày.
4. Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, diệt trừ vi khuẩn bám trên bề mặt răng nên mỗi khi súc miệng bằng nước muối ấm thì nó sẽ giúp làm sạch khu vực bẩn xung quanh răng. Khi đã giữ được môi trường xung quanh răng sạch sẽ thì không cần phải lo lắng về viêm nướu hay sâu răng gì cả.
Vô cùng đơn giản, chỉ cần dùng nước muối súc miệng trong vòng 30 giây. Sau đó phun ra. Chờ khoảng 5 phút rồi súc sạch miệng lại với nước ấm không muối.
Lưu ý: Chỉ nên thực hiện cách này sau khi đã đánh răng sạch sẽ.
5. Lá bàng non
Lá bàng non cũng có công dụng làm giảm các cơn đau nhức do răng sâu gây ra an toàn, hiệu quả. Chỉ cần lấy 1 nắm lá bàng non đem rửa sạch, rồi thái nhỏ ra, sau đó cho lá bàng + 1 ít muối biển và nước lọc vào xay nhuyễn.
Cách chăm sóc để khắc phục những cơn đau răng ở người già
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại rau và trái cây tươi bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng. Chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Không nên ăn những đồ quá nóng hoặc quá lạnh hoặc quá cứng.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Người cao tuổi nên chải răng bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày: vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng.
Không nên dùng tăm xỉa răng vì dễ gây mòn cổ răng và khi xỉa tăm nên cẩn thận vì khi đâm vào lợi dễ gây viêm lợi, sưng đau, tốt hơn khi muốn làm sạch kẽ răng thì nên dùng chỉ nha khoa.
3. Khám răng định kỳ tại nha khoa
Cần lên lịch khám răng định kỳ 6 tháng/lần cho người cao tuổi tại các trung tâm nha khoa uy tín để giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và được điều trị kịp thời.
Khi đã có tuổi chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể con người đều suy yếu đi và nếu không được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng thì lại càng có hại. Răng là bộ phận suy yếu dễ nhận thấy nhất ở người cao tuổi, do đó cần có chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt từ chế độ dinh dưỡng đến việc vệ sinh răng miệng và thăm khám nha khoa.
Xem thêm sâu răng: