Bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai là do sự thay đổi của nội tiết tố sẽ làm cho các mạch máu ở nướu bị kích thích, khiến nướu bị sưng đỏ và nhạy cảm hơn bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành viêm nha chu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mắc bệnh nha chu trong giai đoạn thai kỳ không chỉ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở các mẹ bầu, mà còn có thể gây sinh non (trước 37 tuần) và nhẹ cân (dưới 2,5kg).
Bệnh nha chu là tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng của các mô xung quanh răng, bao gồm: nướu, cement răng, dây chằng và xương ổ răng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể làm răng lung lay và rụng đi.
Không chỉ gây hại cho sức khỏe răng miệng của mẹ, các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu và độc tố mà chúng tiết ra có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Thật vậy, nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng của bệnh nhân viêm nha chu luôn ở mức cao. Chúng có thể xâm nhập vào dòng máu qua các điểm chảy máu trên răng, đi vào nhau thai và làm thay đổi nồng độ sinh lý của dịch ối, gây chuyển dạ sớm.
Chính vì thế, ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh như: nướu răng bị sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu,… mẹ bầu nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh, tránh biến chứng không mong muốn.
** Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh nha chu thường gặp là:
– Nướu răng bị sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu.
– Nướu răng đổi sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm.
– Có mủ chảy ra giữa răng và nướu.
– Miệng có mùi hôi day dẳng.
– Nướu răng bị tụt về phía chân răng.
– Răng bị lung lay.
Mục Lục
Điều trị bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai như thế nào?
Theo các chuyên gia nha khoa, thời điểm tốt nhất để mẹ bầu điều trị các bệnh lý răng miệng là từ tháng thứ 4 – 7 của thai kỳ. Lúc này thai nhi đã ổn định và mẹ di chuyển còn dễ dàng.
➣ Trường hợp viêm nha chu nhẹ
Vôi răng hay còn gọi là cao răng là hiện tượng các mảng bám, vụn thực phẩm bị vôi hóa và bám chặt vào răng. Chúng sẽ làm cho bề mặt răng nhám đi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào răng, sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.
Vi khuẩn và độc tố mà chúng tiết ra có thể làm cho nướu răng bị kích ứng, sưng đỏ, viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan sang các mô bên dưới nướu, phát triển thành bệnh nha chu.
Chính vì thế, cạo vôi răng sẽ được chỉ định trong hầu hết các trường hợp điều trị nhau chu, viêm nướu để diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam:
Việc lấy cao răng cho phụ nữ mang thai nên được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và giúp mẹ bầu tránh được việc phải nằm trên ghế phòng nha quá lâu.
Sau khi tiến hành thăm khám, tùy theo giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm cạo vôi răng cho bệnh nhân, thường rơi vào tháng thứ 4 – 7 của thai kỳ.
➣ Trường hợp viêm nha chu nặng
Trong một số trường hợp, khi trình trạng viêm nhiễm quá nặng, chảy máu nhiều khi ăn uống hoặc đánh răng, các bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị, khi đó bạn nên tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ và không được tự ý dùng thuốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Phòng ngừa bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai
Để phòng ngừa bệnh nha chu khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý các vấn đề sau:
✓ Kiểm ra sức khỏe răng miệng trước khi muốn có thai: Có thể hơi kỳ quặc, nhưng đây lại là một phương pháp phòng ngừa bệnh nha chu trong khi mang thai mang lại hiệu quả cao.
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các tác nhân, nguy cơ gây bệnh và điều trị tất cả các bệnh lý răng miệng mắc phải. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp phòng ngừa bệnh lý răng miệng trong suốt thời gian mang thai.
✓ Tích cực hơn trong vệ sinh răng miệng: Các mẹ bầu nên chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ. Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy, tối trước khi ngủ và sau mỗi bữa ăn.
Khi đánh răng, bạn nên sử dụng bàn chải có lông mềm và chỉ nên sử dụng một lực vừa phải, để tránh làm tổn thương nướu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để lấy sạch các mảng bám.
✓ Khám răng định kỳ: Việc khám răng định kỳ trong suốt quá trình mang thai sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị dứt điểm viêm nướu trước khi tiến triển thành viêm nha chu.
✓ Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Mẹ bầu nên hạn chế các thức ăn ngọt, chứa nhiều muối và các chất béo. Tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh, uống sữa…
Hy vọng những chia sẽ trên đã cung cấp cho bạn một cái nhìn khái quát về vấn đề điều trị viêm nha chu ở phụ nữ mang thai, nếu cần được tư vấn thêm, bạn nên đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam hoặc gọi số 1900 7141 để nhận được câu trả lời nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng bao nhiêu tiền?
- Đang mang thai có cạo vôi răng được không?
- Vôi răng có tự bong ra được không?
- Chân răng nổi mụn mủ
Xem thêm răng miệng bà bầu: