Mục Lục
Bị nhiệt miệng phải làm sao – Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh.
Vậy khi bị nhiệt miệng phải làm sao để cảm giác đau nhức, khó chịu chấm dứt nhanh chóng? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cho mọi người phải làm sao khi bị căn bệnh nhiệt miệng phiền toái “ghé thăm”.
I. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng
Trước kia, người ta hay quan niệm rằng bệnh nhiệt miệng do ăn đồ nóng (ớt, gia vị…) gây ra nhưng y học ngày nay cho thấy không hoàn toàn như vậy.
Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân như vi rút, nấm, thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm…), bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi) hoặc do một số thành phần hóa học có trong kem đánh răng…
Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh do vi rút streptococcus gây nên hoặc khi bị sang chấn về tình cảm/ stress hoặc có thể là hậu quả của các bệnh khác như lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột crohn.
Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân như vi rút, nấm,
thiếu vi chất dinh dưỡng
II. Bị nhiệt miệng phải làm sao?
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm. Trong trường hợp bị nhiệt miệng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Người bị nhiệt miệng nên dùng bàn chải có chỉ tơ mềm mịn đánh răng thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương thêm vùng viêm loét bởi các tác động bên ngoài. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp làm sạch các mảng bám trên răng, hạn chế sự sinh sống của các loại vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng.
Chải răng nhẹ nhàng tránh làm tổn thương thêm vùng nhiệt miệng
2. Sử dụng nước súc miệng
Trong thời gian bị nhiệt miệng thì nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác đau rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.
Nước muối sinh lý/ nước súc miệng có tính sát khuẩn, giảm đau
cho vết nhiệt miệng
3. Thay đổi thói quen ăn uống
Hạn chế ăn đồ chứa nhiều đường, các loại thức ăn và gia vị cay nóng, đồ ăn chiên xào vì dễ gây sâu răng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
Ngoài ra các loại thức ăn này cũng gây nóng cho cơ thể, làm vết nhiệt miệng lâu khỏi, tích cực bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, rau xanh cho cơ thể. Đặc biệt là phải uống nước đầy đủ trong thời gian này để cơ thể không bị thiếu nước, khô cằn.
Thay đổi thói quen ăn uống
4. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
Trong thời gian bị nhiệt miệng, chúng ta nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, giúp vết lở loét nhiệt miệng mau lành hơn.
Các vitamin và khoang chất như vitamin C, vitamin PP, vitamin B2, sắt, kẽm, … có thể bổ sung qua các loại thực phẩm hàng ngày hoặc qua đường thuốc uống trực tiếp.
Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết
5. Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng là do chế độ làm việc căng thẳng, stress nên người bệnh cần chú ý sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tâm trạng thoải mái bệnh cũng sẽ nhanh khỏi hơn.
Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Trên đây là một vài lưu ý bạn có thể áp dụng khi bị nhiệt miệng. Trong trường hợp tình trạng nhiệt miệng kéo dài, gây nhiều đau nhức phiền toái thì người bệnh nên nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được điều trị sớm, tránh để bệnh trở nặng hơn.
Thẻ:Nhiệt Miệng