Bọc răng sứ bị viêm lợi không chỉ gây mất thẩm mỹ. Mà tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm khiến bệnh nhân vô cùng đau nhức, khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt, thậm chí nguy cơ hư hỏng cả trụ răng thật bên trong. Tìm hiểu bọc răng sứ bị viêm lợi nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào hiệu quả là điều rất cần thiết để có thể chủ động phòng tránh và khắc phục tình trạng một cách nhanh chóng, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Mục Lục
I. Nguyên nhân bọc răng sứ bị viêm lợi
Bọc răng sứ bị viêm lợi là biến chứng không ai mong muốn có thể do nguyên nhân gây nên như:
1. Chế tác răng sứ sai kỹ thuật
Để có được một chiếc răng sứ đạt được thẩm mỹ hoàn hảo, phục hình đảm bảo cân đối, sát khít với trụ răng và viền nướu đòi hỏi kỹ thuật chế tác phải chính xác tuyệt đối.
Kỹ thuật lấy dấu hàm không chuẩn xác, tay nghề của kỹ thuật viên chế tác răng sứ chưa cao, sử dụng các thiết bị, máy móc, công nghệ lạc hậu,… sẽ khiến răng sứ khi chế tác xong không đúng tỷ lệ, kích thước.
Khi đó phục hình sẽ xảy ra hiện tượng cộm cấn, vênh hở tạo điều kiện cho thức ăn thừa, vi khuẩn dễ tích tụ nhiều và gây viêm nhiễm ở lợi.
2. Do xâm phạm khoảng sinh học
Kỹ thuật mài cùi răng rất quan trọng, đòi hỏi tỷ lệ chính xác cao để không gây tổn hại đến sức khỏe của răng thật sau phục hình.
Trường hợp bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, tay nghề non kém dẫn đến mài răng với tỷ lệ quá mức cho phép, xâm phạm nhiều xuống phần lợi sẽ khiến cho khoảng sinh học của răng bị phá hỏng, tạo khe hở giữa răng và mô nướu.
Lúc này thức ăn thừa, vi khuẩn rất dễ bám dính bên dưới lợi và khó vệ sinh sạch. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hư hỏng dây chằng, nha chu xung quanh răng.
3. Quy trình thực hiện không đảm bảo
Nếu muốn đạt kết quả bọc răng sứ tốt như ý muốn đòi hỏi quy trình thực hiện phải đảm bảo đầy đủ các bước theo tiêu chuẩn.
Thế nhưng, không phải nha khoa nào cũng tuân thủ đúng quy trình này khiến bệnh nhân dễ gặp phải các biến chứng khi bọc răng sứ như:
Bác sĩ không thăm khám kỹ lưỡng, không phát hiện và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm. Khi đó vi khuẩn vẫn tiếp tục phát triển, tấn công gây viêm nhiễm, sưng đau nướu dai dẳng. Thậm chí khiến tủy răng bị viêm, chết tủy, áp xe răng gây nguy cơ mất răng khá cao.
Bên cạnh đó, các vấn đề vệ sinh, vô trùng dụng cụ, thiết bị trước khi phục hình nếu không được thực hiện tốt cũng là nguyên nhân gây viêm lợi sau bọc sứ.
4. Chế độ chăm sóc răng miệng chưa phù hợp
Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng đúng cách cũng có thể gây tình trạng viêm nướu sau bọc sứ.
Chế độ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột, nhiều axit nếu không chú ý vệ sinh răng sạch sẽ mỗi ngày sẽ khiến cho mảng bám, vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều. Lâu ngày hình thành cao răng bên trên và dưới viền nướu gây viêm nướu cùng nhiều vấn đề bệnh lý khác.
Không chỉ vậy, thói quen chải răng bằng bàn chải cứng, chải răng mạnh theo chiều ngang rất dễ gây tổn thương cho răng miệng, tụt lợi, chảy máu chân răng, sưng lợi. Thậm chí có thể làm bong tróc, rơi vỡ phục hình sứ.
5. Răng sứ kém chất lượng, bệnh nhân dị ứng với vật liệu răng sứ
Răng sứ được chế tác bằng vật liệu không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ gây kích ứng, viêm loét mô mềm trong khoang miệng khi sử dụng cùng nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đối với bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm với vật liệu kim loại nếu dùng răng sứ kim loại cũng gặp phải tình trạng dị ứng dẫn đến viêm nhiễm, viêm chân răng,…
II. Triệu chứng bị viêm lợi khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân cần chú ý quan sát kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của mình. Nếu như nhận thấy các triệu chứng bất thường dưới đây thì có khả năng cao nướu răng đã bị viêm nhiễm và cần sớm khám chữa ngay:
- Nướu sưng phồng, tấy đỏ gây những cơn đau nhức âm ỉ.
- Các trường hợp nặng hơn có thể tụ mủ ở nướu, khi có tác động mạnh hoặc dùng tay ấn vào có thể làm chảy nhiều dịch mủ.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu nướu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa. Thậm chí có trường hợp dù không có tác động nào nướu cũng có thể chảy máu vô cùng khó chịu.
- Hơi thở có mùi hôi kéo dài dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nướu có thể bị tụt khiến chân răng lộ nhiều ra phía ngoài.
- Răng nướu trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.
III. Các ảnh hưởng do viêm lợi khi bọc răng răng sứ gây nên
Một số bệnh nhân thường chủ quan với tình trạng sưng viêm ở nướu cho rằng điều này là bình thường và có thể tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo đến bệnh nhân sau khi bọc sứ nếu có gặp bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần phải hết sức khẩn trương trong việc khám chữa. Bởi nếu để lâu bệnh sẽ phát triển nặng gây nhiều hậu quả đáng tiếc như:
Tình trạng sưng viêm, đau nhức sẽ cản trở đến khả năng ăn nhai hằng ngày, ăn uống sẽ không thấy ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa khiến cơ thể dễ bị suy nhược, tinh thần mệt mỏi.
Thậm chí việc thức ăn không đảm bảo được nhai nghiền đủ nhỏ sẽ khiến cho dạ dày hoạt động quá tải và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở dạ dày, đường ruột,…
Khi viêm lợi kèm theo triệu chứng đau nhức, ê buốt kéo dài còn có thể gây tác động xấu cho hệ thần kinh, bệnh nhân thường xuyên bị mất ngủ, tinh thần căng thẳng, đề kháng cơ thể từ đó có thể giảm sút và dễ gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý khác.
Nướu răng bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của nụ cười. Cùng với mùi hôi ở khoang miệng càng làm cho bệnh nhân trở nên tự ti, e dè mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Bệnh nhân cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Thức ăn thừa, mảng bám không được làm sạch hiệu quả sẽ làm vi khuẩn sinh sôi ngày càng nhiều và phát triển thêm nhiều bệnh nguy hiểm khác như: viêm nha chu, áp xe răng, tiêu xương ổ răng,…
Nếu bệnh lý ở răng miệng kéo dài còn là nguyên nhân gây tụt nướu làm lộ chân răng sứ. Vi khuẩn sẽ tấn công khiến chân răng hư hỏng, dễ lung lay, thậm chí rơi vỡ răng sứ, gãy rụng cả trụ răng thật là điều khó tránh khói.
IV. Cách khắc phục và phòng ngừa viêm lợi khi bọc răng sứ
Để điều trị hiệu quả viêm lợi khi bọc sứ tốt hơn hết bệnh nhân cần đến ngay các nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Tùy theo từng mức độ, tình trạng mà sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp:
- Nếu viêm lợi ở mức độ nhẹ do chế độ vệ sinh răng miệng kém, cao răng nhiều:
Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng để loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn gây tình trạng viêm nhiễm giúp lợi sớm săn chắc, khỏe mạnh lại như bình thường.
- Trường hợp chưa khắc phục các bệnh lý răng miệng, răng sứ chế tác sai tỷ lệ, dị ứng với chất liệu răng sứ:
Khi đó bắt buộc phải tháo bỏ mão sứ cũ để chữa trị triệt để bệnh lý (nếu có). Sau đó lấy dấu hàm và chế tác mão răng sứ mới phù hợp hơn để đảm bảo phục hình đạt hiệu quả cao, răng sứ sát khít với viền nướu, cân đối khớp cắn, ăn nhai tốt.
- Nếu viêm lợi phát triển nghiêm trọng và xảy ra hiện tượng tiêu xương ổ răng:
Bác sĩ sẽ chỉ định cắt lợi để tránh răng sứ chèn ép trên lợi quá nhiều gây tổn thương đến vùng nướu.
Sau khi cắt lợi nếu khoảng sinh học của răng không đảm bảo điều kiện để giữ cho răng được cố định chắc chắn. Bác sĩ sẽ tháo bỏ mão sứ để thực hiện tiểu phẫu di dời, xây dựng lại khoảng sinh học.
Đợi một thời gian khi lợi đã hồi phục ổn định, khỏe mạnh mới tiếp tục lấy dấu hàm, chế tác mão sứ mới để phục hình lại hiệu quả hơn.
Bệnh nhân cũng cần chú ý hơn trong việc vệ sinh răng hằng ngày. Duy trì thói quen chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý chải răng theo chiều xoắn ốc hoặc chiều dọc bằng một lực vừa phải để không gây tác động xấu đến răng lợi.
Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng tối ưu.
Định kỳ 6 tháng hãy đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, cạo vôi răng, kiểm tra tình trạng răng sứ cũng như sức khỏe răng miệng tổng quát. Khi có dấu hiệu bất thường xảy ra sẽ kịp thời khắc phục ngay, tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Mọi thắc mắc về vấn đề bọc răng sứ bị viêm lợi hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Chi phí bọc 2 hàm rắng sứ bao nhiêu tiền?
- Bị tụt lợi có bọc sứ được không?
- Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
- Bọc răng sứ cho răng thưa có giữ được lâu không?
Xem thêm nha chu viêm nướu: