Răng nhạy cảm là một trong những vấn đề răng miệng tương đối phổ biến mà hầu hết ai cũng từng gặp phải. Cảm giác ê buốt khó chịu xuất hiện khi đánh răng, ăn uống hoặc thậm chí không làm gì cả,… khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy nguyên nhân và cách chữa răng nhạy cảm như thế nào?
Mục Lục
I. Triệu chứng của răng nhạy cảm
Mỗi một chiếc răng khỏe mạnh đều được bao bọc bên ngoài bởi lớp men răng. Lớp men này có vai trò bảo vệ những phần dễ bị tổn thương ở phía trong răng, giúp chúng ta thực hiện các thao tác ăn nhai kéo dài hàng chục năm.
Mặc dù là mô khó tác động nhất trong cơ thể nhưng men răng vẫn bị tổn thương và không có khả năng tự phục hồi. Khi lớp men răng này bị mài mòn hoặc sứt mẻ, ngà răng mất đi lớp bảo vệ, lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng của răng nhạy cảm như:
- Cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, chua ngọt hoặc thậm chí là thời điểm đánh răng, ngồi trong môi trường máy lạnh.
- Nhiều trường hợp còn gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
II. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm
Răng của bạn trở nên nhạy cảm có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:
Bệnh nướu răng: Mảng bám tích tụ trong thời gian dài nếu không được loại bỏ sẽ làm nướu tụt xuống, phá hủy phần xương nâng đỡ răng khiến răng yếu và nhạy cảm. Mặt khác, tuổi càng cao nướu cũng sẽ có xu hướng tụt dần làm lộ chân răng ra ngoài.
Men răng bị tổn thương: Khi men răng bị hỏng, lớp ngà răng bên trong sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chất có trong thức ăn, mà ngà răng là mô được nuôi dưỡng bằng các rãnh xương nhỏ chứa dung dịch nên tương đối nhạy cảm, từ đó khiến người bệnh đau nhức, ê buốt răng.
Thông thường, răng bị mất men có thể xuất phát từ việc ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, thói quen sử dụng bàn chải lông cứng và chải răng theo chiều ngang lâu ngày.
III. Cách chữa răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày vì vậy mà việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Trước tiên, người bệnh nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Lời khuyên của bác sĩ dành cho những bệnh nhân có răng nhạy cảm là:
1. Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm
Việc lựa chọn những loại kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng nhạy cảm có tác dụng ngăn chặn sự truyền cảm giác từ bề mặt răng đến các dây thần kinh giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Bạn có thể đến gặp nha sĩ để được tư vấn loại kem đánh răng phù hợp.
2. Sử dụng nước súc miệng phù hợp
Cùng với kem đánh răng cho răng nhạy cảm, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng giàu khoáng để bổ sung thêm khoáng chất cho ngà răng. Hoặc súc miệng bằng nước muối sinh lý cũng là cách giảm ê buốt hiệu quả.
3. Đánh răng đúng cách, đúng loại bàn chải
Thao tác chải răng có ảnh hưởng rất lớn sự khỏe mạnh của răng. Thói quen chải răng theo chiều ngang lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu và mòn cổ chân răng.
Vì vậy, thay vào đó nên chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn với lực vừa phải bằng bàn chải lông mềm để không làm tổn thương đến nướu và răng.
4. Trám răng
Trường hợp răng nhạy cảm do sâu răng, răng sứt mẻ làm lộ ngà răng ra bên ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Với phương pháp này, phần men răng bị tổn thương sẽ được trám kín bằng vật liệu composite, hình thành lá chắn ngăn chặn sự tiếp xúc giữa ngà răng và thức ăn, từ đó loại bỏ được tình trạng ê buốt.
5. Ghép nướu
Nếu răng nhạy cảm xuất phát từ nguyên nhân tụt nướu, có thể bạn sẽ được chỉ định ghép nướu. Thủ thuật này không chỉ khắc phục được vấn đề ê buốt mà còn bảo vệ chân răng khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng mất răng có thể xảy ra.
6. Diệt tủy răng
Khi răng nhạy cảm kèm theo những cơn đau nhức dữ dội và đau nhiều về ban đêm, rất có thể tủy răng đã bị viêm nhiễm. Nếu nằm trong trường hợp này, việc điều trị tủy là điều không thể tránh khỏi.
Bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ phần mô đã nhiễm khuẩn, sau đó tạo hình lại ống tủy và lấp đầy buồng tủy bằng Gutta Percha. Tiếp theo, phục hình thẩm mỹ lại cho răng bằng phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ.
Lưu ý, những chiếc răng đã chữa tủy thường giòn và dễ gãy hơn, do đó mà bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để mang lại độ bền chắc tốt và thời gian sử dụng lâu dài.
IV. Cách phòng ngừa răng nhạy cảm
Trên thực tế, răng nhạy cảm hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày:
- Cần duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, phải đảm bảo thao tác chải răng đúng cách, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng hoặc xoay tròn với lực vừa phải.
- Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng cụ thể. Không nên quá lạm dụng các loại kem đánh răng có tác dụng tẩy trắng hoặc những sản phẩm tẩy trắng răng.
- Dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng để loại bỏ vụn thức ăn thừa trong kẽ răng mà không làm tổn thương đến nướu.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm.
- Giảm tiêu thụ những thực phẩm, đồ uống có tính axit cao giúp bảo vệ men răng được tốt hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột cũng cần hạn chế sử dụng.
- Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất có trong các loại thịt, cá biển, hải sản, trứng, sữa và rau củ quả tươi.
- Nếu có tật nghiến răng khi ngủ, hãy đeo máng chống nghiến để bảo vệ răng tốt hơn.
- Cạo vôi răng và kiểm tra răng miệng định kỳ tại phòng khám nha khoa 3 – 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề răng miệng có thể xảy ra.
Cách chữa răng nhạy cảm có rất nhiều, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến cách chữa răng nhạy cảm, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm răng ê buốt: