Cơn đau nhức răng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt, khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Dưới đây là những cách trị đau răng khẩn cấp cho hiệu quả tức thì mà bạn có thể tham khảo.
Mục Lục
I. Nguyên nhân khiến răng bị đau
Đau răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Trong đó, sâu răng, mọc răng khôn hoặc áp xe chân răng là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng đau răng.
1. Sâu răng
Là những lỗ lớn nhỏ có màu vàng hoặc nâu đen xuất hiện trên bề mặt răng. Sâu răng gây tình trạng đau nhức, khó chịu và cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng khi thức ăn kẹt vào lỗ sâu. Sâu răng xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường, mảng bám hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và gây sâu răng.
2. Mọc răng khôn
Đây là chiếc răng mọc lên cuối cùng khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành. Lúc này, vì khoảng trống trên cung hàm không còn nhiều nên răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm ngang vào răng bên cạnh gây đau nhức.
Thông thường, cơn đau do mọc răng khôn sẽ kèm theo sốt, mệt mỏi, mất ngủ. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại thường xuyên vì thời gian mọc răng khôn kéo dài đến vài tháng, thậm chí là vài năm.
Chỉ khi nào chiếc răng khôn mọc lên hoàn thiện thì cơn đau mới chấm dứt nhưng đó là ở chiếc răng khôn mọc thẳng. Còn với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì chỉ khi được nhổ bỏ cơn đau mới chấm dứt.
3. Áp xe chân răng
Là một dạng nhiễm trùng răng miệng. Khi răng bị sâu hoặc nứt mẻ nhưng không điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây nhiễm trùng, hình thành các ổ áp xe.
Đau nhức răng do áp xe răng sẽ kèm theo tình trạng sốt, sưng hạch cổ, đắng miệng, chảy mủ trắng hoặc vàng ngay tại vị trí áp xe.
II. Các cách trị đau răng khẩn cấp
Nếu gặp tình trạng đau răng nhưng chưa kịp sắp xếp thời gian đến nha khoa, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị đau răng khẩn cấp tại nhà sau:
1. Chườm lạnh
Phương pháp này thường mang lại hiệu quả với những trường hợp đau răng do mọc răng khôn, sưng nướu. Chườm lạnh giúp giảm lưu lượng máu đổ về khu vực bị đau. Nhờ đó mà tình trạng sưng viêm, đau nhức được cải thiện đáng kể.
Lấy một ít đá viên cho vào túi vải hoặc khăn bông, áp lên má ngoài ngay tại vị trí đau khoảng 10 – 15 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn. Lưu ý, không để đá tiếp xúc trực tiếp và quá lâu lên da vì sẽ gây hiện tượng bỏng lạnh.
2. Súc miệng bằng nước muối ấm
Trong muối có đặc tính sát khuẩn cao do đó mà súc miệng bằng nước muối giúp giảm nhẹ các cơn đau răng hiệu quả. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại tiệm thuốc hoặc tự pha tại nhà.
Lưu ý, nếu pha tại nhà bạn cần pha theo tỷ lệ sau: lấy 1 lít nước sôi để nguội pha với 9 gram muối để có nồng độ là 0,9%. Sau đó ngậm và súc miệng khoảng 30 giây thì nhổ ra rồi súc lại nước sạch. Chú ý pha đúng nồng độ mới mang lại hiệu quả, không nên pha quá mặn hoặc quá nhạt.
3. Sử dụng tỏi
Khả năng kháng khuẩn của tỏi rất cao nhờ có chứa thành phần allicin. Lấy một tép tỏi bóc vỏ rồi giã nhuyễn, trộn với ít muối rồi đắp lên vị trí chiếc răng bị đau. Để khoảng 2 – 3 phút cho tinh chất trong tỏi thẩm thấu vào răng, làm thuyên giảm cơn đau.
4. Sử dụng lá trầu không, lá ổi
Tinh dầu trong lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn đường miệng. Với lá trầu không, bạn có thể đem giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí đau răng. Trong khoảng 30 phút, không nên súc miệng hay uống nước để tinh chất từ lá trầu không ngấm vào.
Ngoài ra, phương pháp này còn có thể thực hiện theo cách khác là giã nát lá trầu không, cho nước vào và đun sôi trong 30 phút. Tiếp theo, gạn lấy nước, bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày đem súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối.
Tương tự, lá ổi bạn cũng chọn lá tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào chiếc răng đau. Hoặc bạn cũng có thể cho lá ổi vào nhai trực tiếp trong miệng.
5. Chữa đau răng bằng khoai tây
Ít ai biết rằng, trong khoai tây có chứa thành phần cho hiệu quả kháng viêm cao, loại bỏ vi khuẩn tốt nên có lợi trong việc giảm đau răng. Chọn một củ khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch và nghiền nát rồi đắp lên chỗ răng đau khoảng 15 phút. Sau đó súc miệng lại với nước. Với phương pháp này, thực hiện 2 – 3 lần/ngày để hiệu quả giảm đau tốt hơn.
6. Sử dụng gừng
Gừng có đặc tính sát khuẩn và đồng thời cũng làm giảm đi các triệu chứng viêm. Chính vì vậy mà gừng thường được dùng trong các bài thuốc dân gian trị đau răng. Gừng đem gọt vỏ, cắt thành lát thật mỏng rồi cho vào miệng nhai. Tinh chất trong gừng ngấm vào chỗ răng đau sẽ cải thiện được tình trạng sưng nhức.
7. Sử dụng tinh dầu xạ hương
Với thành phần chính là thymol, tinh dầu cỏ xạ hương có đặc tính sát trùng và kháng nấm rất cao. Có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm rồi súc miệng. Lưu ý, cố gắng không nuốt tinh dầu vào bụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào miếng bông tiệt trùng rồi đặt lên vùng răng bị đau khoảng 3 – 5 phút, sau đó súc miệng lại với nước.
Ngoài tinh dầu cỏ xạ hương thì tinh dầu bạc hà, đinh hương cũng cho hiệu quả giảm đau răng rất tốt. Cách thực hiện tương tự như tinh dầu xạ hương.
III. Khi nào cần gặp bác sĩ
Những phương pháp trị đau răng tại nhà như trên chỉ đem lại hiệu quả tạm thời, không thể điều trị triệt để bệnh. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia nha khoa là khi cơn đau răng kéo dài quá 24 giờ, đau âm ỉ hoặc đau bất chợt từng cơn, người bệnh cần sớm đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Như đã đề cập ở phần đầu, đau răng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, áp xe răng, mọc răng khôn, viêm nướu, viêm nha chu,… Do đó trường hợp đau răng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như nhiễm trùng lây lan từ miệng đến toàn thân.
IV. Cách phòng ngừa đau răng
Để có hàm răng khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng đau răng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học, hợp lý:
1. Vệ sinh răng miệng
Đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluor ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
Mỗi lần chải răng nên thực hiện ít nhất 2 phút, đảm bảo làm sạch toàn diện khoang miệng, không sót lại chiếc răng nào.
Sau khi chải răng, đừng quên bề mặt lưỡi cũng cần được làm sạch vì đây là nơi tồn đọng nhiều vụn thức ăn và vi khuẩn. Bạn có thể vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.
Dùng chỉ nha khoa thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch mảng bám, vụn thức ăn giữa kẽ răng và dưới nướu.
Kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ vi khuẩn, giữ cho hơi thở thơm tho, ngăn ngừa hôi miệng.
Trung bình 3 tháng nên thay bàn chải đánh răng 1 lần hoặc bất kỳ khi nào thấy lông bàn chải đã tòe đi nhằm đảm bảo việc làm sạch răng được tốt nhất, tránh vi khuẩn lây lan.
2. Ăn uống khoa học
Hạn chế những thực phẩm hoặc thức uống nhiều đường. Thay vào đó nên tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất tốt cho răng.
Tránh hút thuốc lá vì thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám cao răng – nguyên nhân gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Hạn chế uống rượu bia vì đồ uống này gây tình trạng khô miệng – yếu tố hàng đầu dẫn đến sâu răng.
3. Thăm khám nha khoa
Định kỳ 6 tháng bạn nên đến nha khoa cạo vôi răng và kiểm tra răng miệng 1 lần. Điều này giúp phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý có thể xảy ra, hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Ngoài ra, nếu có tật nghiến răng khi ngủ, bạn hãy đề cập đến nha sĩ để làm máng chống nghiến. Bên cạnh đó, với những bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, vận động mạnh, nên mang theo dụng cụ bảo vệ hàm.
Như vậy, cách trị đau răng khẩn cấp tại nhà giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng tuy nhiên chỉ mang tính tạm thời, bạn vẫn cần đến nha khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị triệt để. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.