Cách trị nhiệt miệng cho bé tại nhà thường dùng các nguyên liệu thiên nhiên vừa an toàn, lành tính lại thực hiện đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Phụ huynh có thể tham khảo các biện pháp chữa nhiệt miệng dân gian từ mật ong, sữa chua, cà chua, cam, chanh,… Kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ quá trình hồi phục vết loét nhiệt miệng ở trẻ diễn ra được nhanh chóng hơn.
Mục Lục
I. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em
Không chỉ người lớn mà kể cả trẻ em cũng thường hay gặp phải tình trạng nhiệt miệng.
Biểu hiện thường thấy của bệnh đó là xuất hiện các vết loét có màu trắng, màu vàng dạng tròn hoặc oval ở môi, lưỡi, má trong, trên nướu.
Nếu không sớm khắc phục và có biện pháp chăm sóc đúng cách, tình trạng nhiệt miệng có thể chuyển sang viêm cấp với các dấu hiệu sưng đỏ, nóng sốt, sưng hạch bạch huyết.
Nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị nhiệt miệng là do nhiều yếu tố như:
- Trẻ không uống đủ nước mỗi ngày khiến cho cơ thể bị thiếu nước, khô miệng. Cùng với chế độ ăn uống nhiều món chiên rán dầu mỡ, đồ ăn cay nóng sẽ gây tình trạng nóng nhiệt trong người và hình thành các vết viêm loét ở niêm mạc miệng.
- Việc trẻ vô tình cắn vào môi, má, lưỡi sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây viêm đau.
- Một số trường hợp thường xuyên bị nhiệt miệng còn có thể do cơ thể của trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như: sắt, kẽm, vitamin C, axit folic, vitamin B6, B2.
- Trẻ có các bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,… cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng hơn bình thường.
- Dùng các loại kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp hay chải răng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
- Ở những trẻ thường xuyên bị mất ngủ, tinh thần căng thẳng, gặp các vấn đề ở gan, mắc các bệnh tay chân miệng,… thì hệ miễn dịch cơ thể cũng yếu hơn. Từ đó sẽ dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây nhiều vấn đề sức khỏe trong đó có nhiệt miệng.
Mặc dù vết loét được xem là lành tính, không gây nguy hại gì đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, nó sẽ làm cho trẻ cảm thấy rất đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Trẻ có thể gặp tình trạng chán ăn, ăn uống cảm thấy không ngon miệng, thường xuyên bị quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Điều này dễ dẫn đến cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng.
Do đó, dù chỉ là tình trạng nhiệt miệng bình thường nhưng phụ huynh cũng không nên lơ là trong việc khắc phục sớm để trẻ không phải chịu đựng những cơn đau rát, khó chịu kéo dài do các vết viêm loét gây ra.
II. Chữa nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian tại nhà
1. Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm được đánh giá khá tốt. Nhờ đó có thể làm thuyên giảm được tình trạng viêm loét ở miệng, tránh vết loét lan rộng và hỗ trợ làm lành vết thương được nhanh hơn. Cùng với vị ngọt thơm nên rất dễ dùng cho trẻ em.
Mật ong được khuyến cáo dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Các mẹ có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết nhiệt miệng mỗi ngày vài lần. Thực hiện liên tục cho đến khi vết loét khỏi hẳn. Có thể kết hợp trộn mật ong với tinh bột nghệ để đạt kết quả cao hơn.
2. Củ cải
Củ cải có chứa nhiều vitamin A, C đem lại công dụng thanh nhiệt, tăng cường đề kháng, thúc đẩy lành thương nhanh chóng. Nhờ đó sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra và làm lành vết lở loét hiệu quả.
Chỉ cần ép lấy nước củ cải cho trẻ uống mỗi ngày sẽ rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể pha nước củ cải với một ít nước ấm để trẻ súc miệng 2 – 3 lần/ngày nếu như trẻ không thích uống nước từ loại củ này.
3. Cà chua
Nên bổ sung cà chua vào trong các bữa ăn hoặc ép lấy nước cho trẻ uống 1 – 2 ly mỗi ngày.
Cà chua không chỉ cung cấp nhiều vitamin C, canxi mà nó còn chứa nhiều vi chất có lợi giúp tăng cường đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh sôi, giúp bé sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
4. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm được đánh giá có lợi cho sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt. Vừa thơm ngon lại bổ dưỡng nên cả trẻ em và người lớn đều có thể dùng được.
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp giảm được cảm giác khó chịu ở khoang miệng. Cùng với thành phần lợi khuẩn dồi dào sữa chua sẽ có khả năng chống lại được các vi khuẩn gây hại, đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết viêm loét.
5. Nước chanh, cam
Chanh, cam có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng thúc đẩy tăng cường đề kháng cơ thể. Từ đó có thể giúp ngăn chặn được tình trạng nhiệt miệng phát triển nặng.
Một lưu ý nhỏ đó là bạn không nên cho trẻ dùng nước chanh, cam khi bụng đang đói để tránh các ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
6. Bột sắn dây
Bột sắn dây có tính bình, vị ngọt thanh đem lại công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Nhiều người thường sử dụng bột sắn dây để chữa nhức đầu, giải cảm, hỗ trợ điều trị mụn nhọt hay chữa nhiệt miệng đều đem lại các hiệu quả tích cực.
Các mẹ có thể pha bột sắn dây với nước sôi sau đó để nguội rồi cho trẻ uống. Hoặc có thể nấu chín bột sắn dây để trẻ dùng cũng khá tốt. Không nên cho đường hay mật ong để đảm bảo bột sắn dây phát huy được công dụng tốt nhất.
Đều đặn cho trẻ dùng 2 lần/ngày sẽ nhanh chóng thuyên giảm tình trạng viêm loét, đau rát.
7. Lô hội
Lô hội (nha đam) có tính mát, đem lại hiệu quả giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả.
Bạn có thể dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng. Hoặc chế biến các món ăn, thức uống từ nha đam để cho trẻ dùng cũng giúp nhiệt miệng sớm thuyên giảm đáng kể.
III. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Khi trẻ bị nhiệt miệng rất dễ bị chán ăn, bỏ bữa do đó các mẹ cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp bé nhanh khỏe, không còn chịu đựng cảm giác khó chịu nữa.
Theo đó, các thực phẩm được khuyên dùng khi trẻ bị nhiệt miệng gồm có:
- Rau củ quả, trái cây tươi giúp cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho cơ thể. Chúng sẽ giúp ngăn ngừa được các tổn thương ở niêm mạc miệng và ngăn không cho tình trạng viêm loét phát triển nặng hơn.
- Các thực phẩm giàu axit folic như: rau bina, bông cảnh xanh, cần tây, lòng đỏ trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa,… cũng rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ lành thương nhanh chóng.
- Bổ sung thêm vào trong bữa ăn hằng ngày các thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, hải sản, các loại thịt gia cầm, các loại hạt,… Giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, bổ máu, hỗ trợ lành thương hiệu quả.
- Nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể thanh lọc độc tố và thực hiện quá trình trao đổi chất hiệu quả. Từ đó góp phần thuyên giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
IV. Trẻ bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh nên chú ý tránh cho trẻ dùng các thực phẩm như:
- Tránh các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ vì rất dễ gây tình trạng nóng nhiệt trong người khiến vết loét thêm nghiêm trọng và lâu hồi phục.
- Trong quá trình chế biến món ăn nên hạn chế các gia vị có tính nóng như: gừng, tiêu, ớt, tỏi, tránh cho quá nhiều muối. Chúng rất dễ gây ra các kích ứng làm vết loét nhiệt miệng trở nặng hơn.
- Các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas không chỉ dễ làm phát sinh bệnh lý ở răng miệng. Mà nó còn có thể gây tình trạng nóng nhiệt trong cơ thể khiến vết loét khó lành lại nên cũng cần tránh cho trẻ dùng nhiều.
V. Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện
Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám khi nhận thấy vết loét nhiệt miệng ngày càng nặng. Xuất hiện nhiều vết loét có kích thước lớn bất thường, chảy dịch vàng hoặc chảy mủ kéo dài hơn 2 tuần mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trong trường hợp trẻ bị nhiệt miệng kèm theo triệu chứng nóng sốt cao, đau nhức đầu dữ dội, tiêu chảy liên tục, phát ban ở da. Lúc này cũng phải đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có giải pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.
Không nên chủ quan lơ là trong việc khám chữa để tránh các hậu quả khó lường có thể xảy ra.
Nếu còn có thắc mắc gì về cách trị nhiệt miệng cho bé tại nhà và chế độ dinh dưỡng hợp lý bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm nhiệt miệng:
- Bị lở miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Trẻ bị nhiệt miệng điều trị như thế nào?
- Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp: