Top 10+ cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

15/04/2023
Top 10+ cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

Hiện nay, nhiều người thường ưa chuộng áp dụng các cách trị nhiệt miệng tại nhà vừa đơn giản lại không tốn nhiều chi phí. Bên cạnh đó các phương pháp này chủ yếu dùng các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc nên khá lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em lẫn phụ nữ đang mang thai. Cùng bỏ túi ngay Top 10+ cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất trong nội dung được tổng hợp chia sẻ bên dưới đây nhé!

Top 10+ cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất
Top 10+ cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

I. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng, lở miệng) là những vết loét nông nhỏ xuất hiện ở mô mềm trong khoang miệng. Vị trí thường thấy đó là ở mặt trong của má và môi, lưỡi, môi trong, trên nướu.

Các vết lở loét do nhiệt miệng gây ra thường có màu trắng, vàng với dạng hình tròn hoặc oval, viền xung quanh màu đỏ.

Nếu nhiệt miệng không được chú ý chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dần phát triển nặng hơn và gây viêm cấp, sưng phồng, tấy đỏ, đau rát dữ dội, sốt cao, nổi hạch. Điều này làm cho bệnh nhân vô cùng khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

Hình ảnh nhiệt miệng
Hình ảnh nhiệt miệng

II. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Các nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng có thể kể đến bao gồm:

  • Uống ít nước, ăn quá nhiều đồ cay nóng, chiên rán dầu mỡ có thể gây tình trạng nóng nhiệt trong người, khô miệng khiến vi khuẩn dễ tấn công và hình thành vết lở loét ở miệng.
  • Việc thường xuyên dùng các thực phẩm có tính axit cao, chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước có gas, hút thuốc lá,… Hoặc cơ thể không được cung cấp đủ sắt, kẽm, vitamin C, axit folic, vitamin B6, B2,… cũng dễ dẫn đến mắc bệnh nhiệt miệng.
  • Đánh răng sai cách, sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần Sodium lauryl sulfate không phù hợp cũng dễ gây kích ứng trong khoang miệng và hình thành vết lở loét.
  • Có các vấn đề bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu,… Hay bệnh nhân đang đeo niềng răng cũng dễ bị nhiệt miệng hơn so với bình thường.
  • Trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt chẳng may cắn phải môi, má trong, lưỡi cũng dễ gây trầy xước, chảy máu và viêm loét.
  • Nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng. Tình trạng này thường hay gặp phải ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, đến kỳ kinh nguyệt hay mãn kinh.
  • Áp lực, căng thẳng, mất ngủ kéo dài, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh lý tay chân miệng, viêm nhiễm ở đường ruột,… có thể khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Điều này là cơ hội để vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng.
Ăn nhiều đồ cay nóng dễ bị nóng nhiệt trong người dẫn đến nhiệt miệng
Ăn nhiều đồ cay nóng dễ bị nóng nhiệt trong người dẫn đến nhiệt miệng

III. Nhiệt miệng thường kéo dài trong bao lâu?

Mỗi người có thể bị nhiệt miệng nhiều lần trong cùng một năm. Đây là bệnh lý tự phát, lành tính và có thể tự khỏi chỉ sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo hay ảnh hưởng nguy hại gì khi chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Mặc dù không đe dọa quá nhiều đến sức khỏe hay nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng nhiệt miệng lại gây ra các ảnh hưởng nhất định với việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh nhân cũng không nên chủ quan với căn bệnh này, hãy thường xuyên theo dõi các vấn đề bất thường đang xảy ra ở vết nhiệt miệng để tránh các tác hại không mong muốn.

Trong trường hợp đã bị nhiệt miệng hơn 2 tuần nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hay thậm chí tình trạng viêm loét diễn ra nặng nề hơn. Lúc này cần phải đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

IV. Các cách trị nhiệt miệng đơn giản ai cũng làm được

1. Dùng nước muối sinh lý

Nhờ vào khả năng kháng khuẩn, chống viêm hữu hiệu nên việc súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể làm dịu đi các triệu chứng đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

Mỗi ngày bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng 2 – 3 lần không chỉ giúp làm sạch được vi khuẩn, mảng bám tồn đọng trong khoang miệng mà còn hỗ trợ giảm nhiệt miệng đáng kể.

Không chỉ khi bị nhiệt miệng, mà bạn cũng nên duy trì thói quen súc miệng với nước muối mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh răng miệng tối ưu, ngừa hôi miệng và bệnh lý ở răng hiệu quả.

Súc miệng với nước muối sinh lý để giảm cảm giác khó chịu
Súc miệng với nước muối sinh lý để giảm cảm giác khó chịu

2. Sử dụng mật ong

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên quen thuộc có công dụng kháng viêm, chống khuẩn cao, ngăn ngừa nhiễm trùng nên sẽ giúp giảm tình trạng sưng đau do nhiệt miệng hiệu quả.

Bạn chỉ cần dùng mật ong thoa trực tiếp lên vùng niêm mạc bị viêm loét sẽ giúp nhanh lành thương hơn. Hoặc cũng có thể pha mật ong với nước ấm để súc miệng hằng ngày cũng giúp bệnh dần thuyên giảm.

Cần chú ý chọn mật ong thiên nhiên nguyên chất, không lẫn tạp chất, không qua xử lý để sử dụng đạt được kết quả tốt nhất.

Chọn dùng mật ong nguyên chất để đảm bảo hiệu quả cao
Chọn dùng mật ong nguyên chất để đảm bảo hiệu quả cao

3. Sử dụng dầu dừa

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy dầu dừa đem lại được khả năng kháng khuẩn khá tốt. Do đó có thể dùng để hỗ trợ giảm sưng đau và khó chịu do tổn thương niêm mạc ở miệng gây ra.

Bạn có thể dùng dầu dừa thoa lên vết nhiệt miệng mỗi ngày từ 3 – 5 lần cho đến khi vết thương hồi phục.

Hoặc có thể ngậm và súc miệng với dầu dừa 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần duy trì khoảng 10 – 15 phút để tình trạng sưng viêm, đau rát nhanh khỏi hơn. Sau khi súc miệng với dầu dừa nên súc sạch nhiều lần với nước ấm để không còn cảm giác nhờn rít của dầu dừa.

Dầu dừa giúp kháng khuẩn, giảm sưng đau do nhiệt miệng
Dầu dừa giúp kháng khuẩn, giảm sưng đau do nhiệt miệng

4. Sử dụng trà hoa cúc

Trong thành phần của trà hoa cúc có chứa hàm lượng dồi dào các azulene và levomenol với công dụng chống viêm, sát trùng hữu hiệu.

Đều đặn 3 – 4 lần/ngày có thể dùng nước trà hoa cúc ấm để súc miệng giúp hỗ trợ giảm viêm loét đáng kể.

Trà hoa cúc cũng có thể dùng để chữa nhiệt miệng
Trà hoa cúc cũng có thể dùng để chữa nhiệt miệng

5. Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng

Một số dung dịch súc miệng chuyên dụng có chứa thành phần chlorohexidine hoặc hydrogen peroxide có thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng, giảm nhiệt miệng khá tốt.

Mỗi ngày có thể dùng để súc miệng 1 – 2 lần, mỗi lần súc khoảng 30 giây để loại bỏ được các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Tốt nhất hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chọn dùng nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân.

Dung dịch súc miệng chuyên dụng giúp kháng khuẩn hiệu quả
Dung dịch súc miệng chuyên dụng giúp kháng khuẩn hiệu quả

6. Sử dụng bã chè khô

Trong thành phần của chè có chứa một hàm lượng lớn chất tanin được đánh giá cao với khả năng kháng khuẩn, chống virus, khá lành tính khi sử dụng cho tổn thương ở mô mềm trong khoang miệng.

Do vậy, dùng bã chè khô sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng phồng, đau rát, chống viêm đáng kể.

Sau khi pha trà xong bạn có thể giữ lại phần bã trà hoặc túi lọc trà và đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng từ 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả giảm bệnh rõ rệt.

Giữ lại túi lọc trà để đắp lên vết nhiệt miệng
Giữ lại túi lọc trà để đắp lên vết nhiệt miệng

7. Sử dụng oxy già

Oxy già (hydrogen peroxide) là một dung dịch sát khuẩn có tác dụng khử trùng, làm sạch vết thương, giảm đau rát nhanh chóng.

Để dùng oxy già chữa nhiệt miệng bạn có thể pha loãng dung dịch này với nước ấm theo tỷ lệ 1:1. Sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc sạch lại thêm vài lần với nước ấm để tránh oxy già còn tồn đọng ở miệng.

Lưu ý chỉ áp dụng cách làm này 1 lần/tuần, tuyệt đối không được nuốt nước oxy già và không nên ăn uống gì sau khoảng 1 – 2 tiếng súc miệng với oxy già.

Chỉ nên dùng oxy già chữa nhiệt miệng 1 lần/tuần
Chỉ nên dùng oxy già chữa nhiệt miệng 1 lần/tuần

8. Bổ sung vitamin

Thiếu hụt vitamin là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu cũng là biện pháp giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc miệng hiệu quả, nhanh chóng.

Trong đó cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin nhóm B (B2, B3, B12,…), sắt, kẽm, axit folic,…

Có thể linh hoạt bổ sung thông qua các thực phẩm ăn uống hằng ngày hoặc dùng vitamin dạng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh đạt hiệu quả như mong đợi.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể

9. Sử dụng baking soda

Thành phần của Baking soda có chứa natri bicarbonat đem lại khả năng cân bằng PH trong khoang miệng hiệu quả, hỗ trợ giảm triệu chứng đau rát và giúp lành thương nhanh hơn.

Với cách này bạn có thể dùng 5g Baking soda pha với 250 – 300ml nước. Khuấy đều để hòa tan dung dịch này và dùng để súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra. Sau đó súc sạch lại với nước ấm.

Do Baking soda có đặc tính tẩy rửa cao nên bạn tuyệt đối không được lạm dụng quá nhiều. Chỉ áp dụng phương pháp này khoảng 2 lần/tuần để tránh các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra cho răng nướu.

Baking soda cũng là nguyên liệu có thể dùng chữa nhiệt miệng
Baking soda cũng là nguyên liệu có thể dùng chữa nhiệt miệng

10. Ăn sữa chua

Sữa chua không chỉ chứa nhiều dưỡng chất mà còn có hàm lượng lợi khuẩn dồi dào giúp thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.

Mỗi ngày nên ăn một hũ sữa chua không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp chống lại vi khuẩn, cảm giác sưng viêm, đau rát ở miệng sẽ dần thuyên giảm rõ rệt.

Ăn sữa chua sẽ giảm cảm giác đau rát ở niêm mạc miệng
Ăn sữa chua sẽ giảm cảm giác đau rát ở niêm mạc miệng

11. Sử dụng giấm táo

Với thành phần có chứa hàm lượng cao axit acetic, giấm táo được đánh giá có khả năng diệt khuẩn, tăng lợi khuẩn trong khoang miệng vô cùng tốt.

Bạn có thể pha giấm táo cùng với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và dùng dung dịch này để súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để giảm nhanh tình trạng viêm loét ở miệng.

Giấm táo có khả năng diệt khuẩn hiệu quả
Giấm táo có khả năng diệt khuẩn hiệu quả

12. Sử dụng phèn chua

Phèn chua có đặc tính kháng khuẩn cao sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình lành thương đáng kể nên cũng có thể dùng để chữa nhiệt miệng.

Dùng một ít bột phèn chua trộn thêm với một ít nước để tạo ra một hỗn hợp dạng sệt. Sau đó lấy bông tăm thấm hỗn hợp này và chấm lên vết nhiệt miệng. Giữ yên trong vòng 1 phút rồi súc sạch lại với nước ấm nhiều lần.

Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi vết loét thuyên giảm.

Phèn chua có đặc tính kháng khuẩn khá tốt
Phèn chua có đặc tính kháng khuẩn khá tốt

13. Tinh dầu đinh hương

Qua các nghiên cứu cho thấy những hợp chất của tinh dầu đinh hương có thể mang lại tác dụng gây tê, giảm sưng đau và kháng khuẩn khá tốt.

Khi bị nhiệt miệng bạn có thể dùng bông tăm hoặc một miếng gạc sạch thấm một ít tinh dầu đinh hương và bôi nhẹ nhàng lên vị trí bị tổn thương. Để trong khoảng 10 phút rồi súc sạch lại với nước ấm nhiều lần.

Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tinh dầu đinh hương sẽ giúp kháng khuẩn, giảm sưng đau
Tinh dầu đinh hương sẽ giúp kháng khuẩn, giảm sưng đau

14. Nước cam

Nước cam rất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tăng đề kháng nhờ có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Do đó việc uống nước cam mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn phòng tránh tình trạng viêm loét diễn ra nặng hơn.

Bạn nên lưu ý không nên uống nước cam lúc đang đói để hạn chế những ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.

Uống nước cam giúp thanh nhiệt cơ thể, nhanh khỏi nhiệt miệng
Uống nước cam giúp thanh nhiệt cơ thể, nhanh khỏi nhiệt miệng

15. Sử dụng bột nghệ

Nghệ có chứa nhiều curcumin với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao giúp giảm nhanh các cơn đau rát, khó chịu.

Cách trị nhiệt miệng bằng bột nghệ rất đơn giản, chỉ cần bôi tinh bột nghệ trực tiếp lên vị trí viêm loét. Để trong khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước ấm.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp tinh bột nghệ với mật ong cũng có thể gia tăng được hiệu quả chữa viêm loét nhanh hơn.

Tinh bột nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cao
Tinh bột nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cao

16. Sử dụng thuốc ngậm

Sử dụng thuốc ngậm kẽm cũng là cách hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Khi dùng thuốc này cần tuân thủ đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian để đạt hiệu quả cao mà không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nào.

17. Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng

Thuốc bôi cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để làm dịu nhanh tình trạng viêm loét. Thuốc bôi nhiệt miệng hiện nay có thể được điều chế ở nhiều dạng như: gel, kem, thuốc mỡ hoặc dạng bột.

Tương tự như việc dùng thuốc ngậm, bệnh nhân cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc bôi chữa nhiệt miệng phù hợp, đảm bảo an toàn và nhanh đạt hiệu quả như mong muốn.

Dùng thuốc chữa nhiệt miệng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ
Dùng thuốc chữa nhiệt miệng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ

IV. Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Để phòng ngừa nhiệt miệng cũng như tránh các nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần bạn nên chú ý các điều sau đây:

  • Vệ sinh răng sạch sẽ mỗi ngày 2 – 3 lần nhất là sau khi ăn uống xong khoảng 30 phút. Cần kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để quá trình làm sạch mảng bám, vi khuẩn đạt kết quả tốt nhất.
  • Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp, khi chải răng cần dùng lực nhẹ vừa phải, tuyệt đối không chải quá mạnh, không chải theo chiều ngang để tránh làm tổn thương răng nướu.
  • Chế độ ăn uống nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc giúp giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
  • Tránh xa các chất kích thích có hại như bia rượu, cà phê, thuốc lá, không nên dùng nhiều đồ cay nóng, chiên rán dầu mỡ,….
  • Đảm bảo cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya, tránh căng thẳng quá mức, rèn luyện thể thao nâng cao đề kháng cơ thể.
  • Khám nha khoa, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần giúp tầm soát tốt hơn mọi vấn đề bất thường diễn ra ở răng miệng.
Chải răng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày
Chải răng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày

Trên đây là tổng hợp Top 10+ cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được tư vấn chi tiết hơn.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook