Trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần đảm bảo một cách tốt nhất để tránh tình trạng thức ăn tồn đọng gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng đến thời gian và kết quả niềng răng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các cách vệ sinh răng niềng và chế độ chăm sóc tốt nhất.
Mục Lục
I. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách
Với những trường hợp niềng răng mắc cài thì thức ăn rất dễ tồn đọng và bám xung quanh khu vực dưới dây cung, mắc cài. Nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn này hấp thụ đường từ thức ăn và chuyển hóa thành axit gây sâu răng, viêm nướu, hơi thở có mùi hôi khó chịu,…
Chính vì vậy mà việc vệ sinh răng miệng kỹ càng, sạch sẽ là điều rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn và chịu khó.
1. Chải răng đúng cách
Thông thường, việc chải răng cần đảm bảo thực hiện ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên, với những người niềng răng nên chải ít nhất 3 lần/ngày. Đặt bàn chải có độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng chải dọc theo bề mặt của răng. Chải kỹ càng từng mặt răng và đầy đủ vùng răng cửa phía trước và răng hàm bên trong.
Do có hệ thống mắc cài nên bàn chải sẽ nhanh chóng bị tua. Lúc này, bạn nên thay bàn chải mới để đảm bảo việc làm sạch răng được tốt nhất.
Lưu ý, tuyệt đối không đánh răng quá mạnh tay theo chiều ngang, như vậy rất dễ mòn men răng, tụt nướu, khiến răng nhạy cảm.
2. Sử dụng bàn chải kẽ răng
Bàn chải thông thường rất khó làm sạch hoàn toàn mảng bám, trong khi đó bàn chải kẽ lại rất hiệu quả trong trường hợp này. Đưa bàn chải dưới cung môi rồi hướng về phía lợi chải chậm rãi, đưa từ mắc cài này sang mắc cài khác để loại bỏ vụn thức ăn tồn đọng.
Sau khi đã dùng bàn chải kẽ, bạn tiếp tục dùng lại bàn chải thường để làm sạch mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng như hướng dẫn ở trên.
3. Dùng chỉ nha khoa
Khi niềng răng, việc dùng chỉ nha khoa sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn bình thường. Tuy nhiên, đây lại là dụng cụ vệ sinh không thể thiếu của những bạn niềng răng, chúng giúp loại bỏ tốt nhất những mảng bám trong kẽ răng mà không tổn thương đến nướu.
Sử dụng chỉ tơ cuộn, lấy một đoạn dài khoảng 30 – 45cm luồn vào kẽ răng. Tiếp theo, cuộn đầu chỉ vào ngón giữa của cả hai tay, căng đoạn chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ sau đó thực hiện thao tác kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Ở mỗi kẽ răng, tiếp tục lặp lại những thao tác như trên.
4. Dùng nước súc miệng diệt khuẩn
Dùng nước súc miệng diệt khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, từ đó ngăn ngừa những bệnh lý về răng nướu. Đồng thời, nước súc miệng còn có khả năng giảm thiểu tình trạng hôi miệng, mang lại hơi thở tươi mát. Kết hợp dùng nước súc miệng sau khi chải răng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh nước súc miệng, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày. Nước muối sinh lý và nước súc miệng diệt khuẩn có thể dễ dàng tìm mua tại cửa hàng hoặc tiệm thuốc tây.
5. Vệ sinh răng miệng bằng tăm nước
Máy tăm nước được đánh giá là thiết bị hỗ trợ việc làm sạch răng miệng cực kỳ hiện đại và hiệu quả. Các tia nước có thể len lỏi vào từng kẽ răng để loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn thừa. Chúng có khả năng tiếp cận vào vùng răng hàm ở sâu bên trong mà chỉ nha khoa không thể chạm tới.
Đặc biệt, máy tăm nước còn điều chỉnh được nhiều chế độ sao cho áp lực tia nước phù hợp với răng miệng mỗi người. Với những bạn niềng răng thì máy tăm nước hỗ trợ việc làm sạch răng hằng ngày trở nên dễ dàng và tiết kiệm nhiều thời gian.
II. Chế độ ăn uống và chăm sóc răng sau khi niềng
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thì một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng và mang lại kết quả tốt nhất.
1. Ăn những thức ăn mềm
Thức ăn mềm sẽ không cần quá nhiều lực nhai, điều này giúp hạn chế được tình trạng mắc cài làm tổn thương đến khu vực mô mềm. Đặc biệt, với những bạn vừa gắn mắc cài hoặc siết răng thì thức ăn mềm giúp kiểm soát cơn đau được tốt hơn.
2. Hạn chế cắn trực tiếp bằng răng phía trước
Việc cắn trực tiếp bằng nhóm răng cửa phía trước rất dễ khiến chúng bị tổn thương. Thay vào đó, hãy dùng dao, kéo hoặc tay xé nhỏ thực phẩm trước rồi mới đưa chúng vào vùng răng hàm để nhai. Lưu ý, nên nhai chậm và nhai đều ở hai bên hàm để tránh tình trạng dồn quá nhiều lực nhai cùng lúc vào 1 bên gây lệch hàm.
3. Không ăn đồ dính
Kẹo dẻo, xôi,… là những thực phẩm có độ bám dính rất cao. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn mất nhiều thời gian trong việc làm sạch.
Thậm chí, nhiều trường hợp không thể làm sạch hoàn toàn phần bám dính trong mắc cài, tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ gây viêm nướu, sâu răng.
4. Không ăn đồ cứng
Đồ cứng được xem là thứ nguy hiểm nhất đối với những người đang niềng răng. Thường xuyên ăn nhai thực phẩm cứng có khả năng bung mắc cài, tuột dây cung, nghiêm trọng hơn còn gây ra sang chấn mạnh ở vùng mô nha chu quanh răng.
Trong trường hợp muốn ăn những thực phẩm có tính dai, cứng bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ. Tuy nhiên, việc này cũng nên hạn chế để không làm ảnh hưởng đến thời gian niềng răng.
5. Vệ sinh răng thật sạch sau khi ăn đồ ngọt
Sau mỗi lần ăn thực phẩm ngọt, nhiều đường, bạn nên súc miệng lại với nước hoặc chải răng thật sạch. Vì đường là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sâu răng. Và với những bạn niềng răng thì nguy cơ sâu sẽ cao hơn so với người bình thường.
6. Uống nhiều nước
Khí cụ niềng răng khiến khoang miệng thường xuyên bị khô. Khoang miệng khô rất dễ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do đó, để giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt hãy uống đủ nước mỗi ngày.
Lưu ý, đừng để đợi khát rồi mới uống mà thay vào đó nên hình thành thói quen uống nước đều đặn kể cả khi không thấy khát.
Cách vệ sinh răng niềng rất quan trọng, đây được xem là yếu tố tiên quyết để có được hàm răng khỏe mạnh sau khi tháo niềng, tránh trường hợp kéo dài thời gian điều trị.
Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm niềng răng: