Cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào?

03/06/2023
Cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào?

Sự hình thành của mảng bám cao răng không chỉ khiến hàm răng dần mất đi thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy việc hiểu rõ cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào sẽ rất cần thiết cho mỗi người để có thể chăm sóc và bảo vệ răng miệng toàn diện, ngăn chặn tối đa các tác hại nguy hiểm.

Cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào?
Cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào?

I. Cao răng là gì?

Cao răng (vôi răng) là những mảng bám cứng chắc ở bề mặt răng, cổ răng hoặc bên dưới viền nướu.

Xét về thành phần, cao răng gồm có: canxi phosphate, canxi cacbonat, cặn mềm, vụn thức ăn, vi khuẩn, khoáng chất trong miệng, xác tế bào biểu mô,… kết hợp cùng sự lắng đọng của huyết thanh trong máu.

Cao răng thường có màu trắng đục, sẫm màu cho đến ngả vàng, ngả nâu hơn so với màu men răng bình thường. Ở những người dùng nhiều cà phê, hút thuốc lá thường xuyên thì cao răng sẽ có màu sậm đen che kín cả răng trông mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong trường hợp cao răng hình thành lâu ngày, lan sâu bên dưới viền nướu gây viêm nhiễm ở nướu. Lúc này dịch viêm tiết ra kèm theo tình trạng chảy máu sẽ dần ngấm vào cao răng khiến cho cao răng có màu đỏ, nâu hoặc đen sạm. Tình trạng này được gọi là cao răng huyết thanh với mức độ nguy hiểm cao hơn.

Cao răng gây mất thẩm mỹ
Cao răng gây mất thẩm mỹ

II. Cao răng hình thành như thế nào?

Sau khi ăn uống được khoảng 15 phút trên bề mặt răng sẽ dần xuất hiện một mảng bám mỏng bao bọc xung quanh thân răng, chân răng và kẽ răng.

Khi không chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng 2 – 3 lần/ngày nhất là sau khi ăn, không thường xuyên làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, không diệt khuẩn ở khoang miệng với nước súc miệng.

Tất cả những điều này kéo dài lâu ngày đều tạo cơ hội để mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều, dần bị vôi hóa dưới sự tác động của nước bọt và hình thành nên mảng bám cao răng cứng chắc trên bề mặt răng.

Với đặc tính bám cứng trên bề mặt răng và tại các vị trí khó làm sạch nên chúng ta không thể tự loại bỏ được cao răng chỉ bằng chải răng với bàn chải, kem đánh răng thông thường.

Điều cần làm đó là đến các phòng khám nha khoa uy tín có các máy móc, trang thiết bị chuyên dụng cùng với bác sĩ có tay nghề cao sẽ giúp làm sạch cao răng an toàn, triệt để.

III. Vì sao phải lấy cao răng?

Lấy cao răng là việc làm rất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích đáng kể như:

  • Loại bỏ hoàn toàn mảng bám cứng chắc, xỉn màu trả lại hàm răng sạch sẽ, sáng bóng với tính thẩm mỹ cao hơn.
  • Phòng ngừa tối đa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe chân răng, sâu răng,…
  • Cải thiện được tình trạng hôi miệng, hơi thở thơm mát giúp giao tiếp tự tin hơn.
  • Cạo vôi răng kịp thời còn hạn chế được những bệnh lý cơ thể do vi khuẩn cao răng phát triển nặng gây ra như: tim mạch, viêm họng, viêm amidan, viêm loét niêm mạc miệng,…
Cạo vôi răng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng
Cạo vôi răng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng

IV. Quy trình lấy cao răng

Thông thường, quy trình lấy cao răng tiêu chuẩn sẽ trải qua các bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát và tư vấn chi tiết về phương pháp thực hiện.

Bước 2: Thực hiện cạo vôi răng bằng máy siêu âm

Bác sĩ tiến hành làm sạch toàn bộ cao răng trên bề mặt răng, cổ răng và bên dưới nướu bằng máy siêu âm hiện đại. Quá trình cạo vôi chỉ mất khoảng 15 – 20 phút là hoàn tất tùy theo từng tình trạng cao răng ít hay nhiều.

Bước 3: Đánh bóng răng

Trong bước này bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng và sáp/bột để đánh bóng lên bề mặt ngoài cũng như trong của răng. Từ đó làm sạch hoàn toàn các vụn vôi răng, mảng bám còn sót lại giúp răng sạch sẽ, nhẵn mịn, sáng bóng hơn, hạn chế cao răng tái bám trong thời gian dài.

Bước 4: Kiểm tra kết quả

Bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng của bệnh nhân thêm một lần nữa. Nếu không còn vấn đề gì bác sĩ sẽ dặn dò các cách chăm sóc răng miệng hiệu quả để duy trì hàm răng sạch khỏe lâu dài và kết thúc quá trình cạo vôi.

Hàm răng sạch sẽ, sáng bóng hơn sau khi cạo vôi răng
Hàm răng sạch sẽ, sáng bóng hơn sau khi cạo vôi răng

V. Lấy cao răng có đau không?

Trên thực tế, kỹ thuật lấy cao răng không gây bất cứ cảm giác đau nhức hay tổn hại gì đến mô mềm, men răng.

Thế nhưng, việc lấy cao răng có đau hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tình trạng cao răng: Trong các trường hợp cao răng lâu ngày, mảng bám tích tụ dày đặc sâu bên dưới nướu làm cho nướu bị sưng viêm, tụt nướu. Lúc này các thao tác lấy cao răng ít nhiều sẽ tác động đến nướu gây chảy máu nhẹ, ê đau, khó chịu đôi chút cho bệnh nhân.
  • Công nghệ áp dụng: Lấy cao răng bằng các phương pháp truyền thống có thể gây cảm giác ê đau, dễ chảy máu nhiều hơn so với áp dụng công nghệ sóng siêu âm tiên tiến.
  • Kỹ thuật của bác sĩ: Tình trạng tổn thương răng, nướu, mô mềm trong khoang miệng cũng rất dễ xảy ra nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề non kém, thao tác không chuẩn xác.

VI. Bao lâu lấy cao răng 1 lần?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, mỗi người nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Không nên lấy cao răng quá thường xuyên để tránh các nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nướu, chân răng dẫn đến tình trạng chảy máu, ê buốt ở răng.

Vẫn còn một số trường hợp bệnh nhân có tình trạng cao răng hình thành nhanh và nhiều hơn bình thường. Hay ở những bệnh nhân có các bệnh về nướu, nha chu, bệnh nhân nghiện hút thuốc lá thì thời gian lấy cao răng có thể diễn ra sớm hơn.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về thời gian lấy cao răng phù hợp. Như vậy mới đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả tối ưu mà không gặp bất cứ tổn hại nào cho răng nướu.

VII. Cách phòng ngừa cao răng

Để phòng ngừa sự tích tụ của mảng bám cao răng cũng như hạn chế các nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm ở răng miệng. Mỗi người nên chủ động xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng 2 – 3 lần/ngày với bàn chải lông mềm theo chiều dọc. Chọn kem đánh răng có chứa flour giúp duy trì độ chắc khỏe cho răng tốt hơn.
  • Ít nhất 1 lần/ngày dùng chỉ nha khoa lấy sạch vụn thức ăn thừa, mảng bám giắt ở kẽ răng.
  • Tăng cường khả năng diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám còn sót lại bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý.
  • Vùng lưỡi cũng rất dễ tích tụ mảng bám, vi khuẩn nên cũng phải chú ý làm sạch kỹ lưỡng mỗi ngày.
  • Thay bàn chải mới khi đã dùng được 2 – 3 tháng để việc làm sạch răng diễn ra hiệu quả, hạn chế sự tồn đọng nhiều của vi khuẩn.
  • Chế độ ăn cần giảm thiểu các món nhiều đường, nhiều tinh bột, món có tính axit cao.
  • Hạn chế hoặc loại bỏ thói quen hút thuốc lá, không dùng nhiều bia rượu, cà phê, nước có ga.
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng lợi như: rau củ, trái cây tươi, các loại hải sản, thịt cá, trứng, sữa,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không để khoang miệng bị khô sẽ dễ tạo môi trường để vi khuẩn sinh trưởng gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
  • Đặc biệt cần chú ý duy trì thời gian thăm khám sức khỏe răng miệng, lấy cao răng định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần nhằm giữ cho răng luôn được sạch khỏe, tầm soát tốt các vấn đề bệnh lý có thể xảy ra.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp ngăn ngừa cao răng tái bám trong thời gian dài
Giữ gìn vệ sinh răng miệng giúp ngăn ngừa cao răng tái bám trong thời gian dài

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề cao răng là gì? Cao răng hình thành như thế nào? Hãy gọi ngay đến hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, nhanh chóng.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook