Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ phần lợi thừa hoặc viêm nhiễm gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vấn đề khiến cho nhiều bệnh nhân lo lắng hàng đầu trước khi thực hiện phương pháp này đó là cắt lợi có ảnh hưởng gì không? Việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin về cắt lợi sẽ thực sự cần thiết nhằm giúp bệnh nhân có thể an tâm và chuẩn bị tâm lý thoải mái, phối hợp tốt với bác sĩ để điều trị đạt kết quả cao nhất.
Mục Lục
I. Phẫu thuật cắt lợi là gì?
Phẫu thuật cắt lợi là kỹ thuật được thực hiện bằng cách loại bỏ bớt một phần mô lợi bám trên thân răng. Từ đó có thể giúp cho thân răng trông dài và cân đối hơn hoặc loại bỏ đi phần lợi bị viêm nhiễm, phì đại,….
Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt lợi như:
- Cắt lợi thủ công bằng dao.
- Cắt lợi bằng tia Laser.
- Cắt lợi bằng điện.
Tùy theo từng tình trạng cũng như các nhu cầu, khả năng tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp cắt lợi phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.
II. Trường hợp nào nên phẫu thuật cắt lợi?
Phẫu thuật cắt lợi thường được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp sau đây:
1. Điều trị hở lợi
Đây là trường hợp hàng đầu cần phải thực hiện cắt lợi để cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng.
Theo đó bác sĩ sẽ tính toán một cách kỹ lưỡng tỷ lệ lợi cần phải cắt sao cho phần chân răng lộ ra bên ngoài nhiều hơn và đạt được thẩm mỹ tối ưu.
Sau phẫu thuật sẽ không còn tình trạng cười hở lợi nữa, bệnh nhân sẽ tự tin hơn khi nói cười với diện mạo mới hài hòa, cân đối.
2. Lợi bị viêm
Trong trường hợp viêm lợi phát triển quá nghiêm trọng, không thể điều trị được hiệu quả bằng các biện pháp thông thường. Lúc này bác sĩ sẽ cắt bỏ phần lợi bị viêm.
Điều này nhằm giúp cho quá trình điều trị bệnh lý và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bám xung quanh chân răng diễn ra được thuận lợi, hiệu quả hơn.
3. Lợi bị phì đại do u
Khi khối u phì đại ở lợi tiến triển nặng thì việc sử dụng thuốc chỉ đem lại hiệu quả giảm sưng đau tạm thời. Chỉ có tiến hành phẫu thuật cắt lợi mới có thể khắc phục dứt điểm được bệnh lý này.
4. Lợi trùm răng khôn
Răng khôn mọc lợi trùm thường gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp khi thăm khám nhận thấy răng khôn mọc thẳng, không có bệnh lý, không tiềm ẩn rủi ro gây hại cho sức khỏe răng miệng bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách một phần lợi để răng khôn có thể thuận lợi mọc lên hoàn thiện.
III. Phẫu thuật cắt lợi có ảnh hưởng gì không?
Cắt lợi là một tiểu phẫu được đánh giá khá đơn giản, nhanh chóng, không xâm lấn đến cấu trúc của răng. Do đó, phương pháp này sẽ đảm bảo an toàn, không xảy ra biến chứng nguy hại gì khi thực hiện tại những địa chỉ uy tín, chất lượng.
Bên cạnh đó, trước khi cắt lợi bệnh nhân sẽ được gây tê nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn hay khó chịu gì trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện tiểu phẫu.
Sau khi cắt lợi xong lúc thuốc tê đã hết tác dụng một số bệnh nhân có thể thấy ê nhức nhẹ nhưng không đáng kể. Chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ và chú ý chăm sóc đúng cách sẽ giúp hồi phục nhanh chóng hơn.
Bệnh nhân nên lưu ý lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ cắt lợi uy tín. Bởi hiện nay có rất nhiều cơ sở quảng cáo rầm rộ cắt lợi giá rẻ nhưng không đáp ứng được các điều kiện chuẩn về tay nghề bác sĩ, máy móc, thiết bị, công nghệ. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Bác sĩ tay nghề kém, tính toán tỷ lệ cắt lợi quá mức khiến cho bề mặt chân răng hở nhiều, tụt lợi, mất nhú lợi. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm cho răng dễ bị ê buốt, nhạy cảm hơn ban đầu.
- Nếu thực hiện trong môi trường không đảo bảo vô trùng, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu có nguy cơ gây chảy máu kéo dài, sưng đau, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
- Một số trường hợp bác sĩ chẩn đoán, kiểm tra tình trạng răng miệng không chuẩn xác, bỏ sót một phần mô lợi bị viêm nhiễm. Điều này sẽ khiến cho mầm bệnh vẫn còn tồn đọng, tiếp tục tái phát và lây lan.
IV. Phẫu thuật cười hở lợi được thực hiện thế nào?
Phẫu thuật cười hở lợi được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bệnh nhân cũng sẽ được thăm khám, kiểm tra răng miệng và sức khỏe tổng quát.
Nếu bệnh nhân có các bệnh lý ở răng miệng, bệnh mãn tính ở cơ thể thì bác sĩ sẽ có biện pháp kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý này giúp đảm bảo tiểu phẫu cắt lợi được an toàn, hiệu quả nhất.
Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ cắt lợi chi tiết để bệnh nhân nắm rõ và phối hợp tốt hơn trong suốt quá trình điều trị.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và tiến hành gây tê
Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng làm sạch mảng bám, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ nhằm tránh tối đa tình trạng viêm nhiễm. Tiếp theo là bước gây tê tại những vị trí cần điều trị.
Bước 3: Phẫu thuật cắt lợi
Dựa trên phác đồ đã lập ra bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác cắt lợi một cách chuẩn xác. Do đã được gây tê trước đó nên bệnh nhân sẽ không có bất cứ cảm giác đau nhức gì.
Bước 4: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám
Sau khi cắt lợi hoàn tất, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng một lần nữa. Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân các vấn đề về chăm sóc, kiêng khem sau tiểu phẫu và hẹn lịch tái khám.
V. Cắt lợi xong bao lâu thì hồi phục?
Tùy thuộc vào từng cơ địa sức khỏe, chế độ chăm sóc mà thời gian hồi phục sau khi cắt lợi ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau.
Qua các thống kê thực tế cho thấy, sau khoảng 5 – 7 ngày cắt lợi vết thương sẽ không còn đau hay sưng tấy. Sau 7 – 10 ngày vết thương dần hồi phục và bệnh nhân có thể ăn uống được thoải mái hơn. Sau khoảng 3 – 6 tháng vết thương sẽ hoàn toàn bình phục.
Cụ thể nếu như cắt lợi thẩm mỹ chữa cười hở lợi thì thời gian hồi phục diễn ra khá nhanh. Chỉ sau 1 tuần bệnh nhân đã có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Trường hợp cắt lợi để khắc phục bệnh lý răng miệng, cần can thiệp đến ổ xương thì phải mất tầm 10 – 14 ngày để hồi phục hoặc lâu hơn tùy vào từng mức độ phức tạp của bệnh.
Đối với bệnh nhân có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống không phù hợp có thể khiến cho lợi bị sưng viêm, chảy máu kéo dài và dẫn đến thời gian hồi phục cũng lâu hơn rất nhiều.
VI. Chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật cắt lợi
Sau phẫu thuật cắt lợi bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh, chườm ấm để cảm thấy dễ chịu, giảm sưng đau tốt hơn.
- Những ngày đầu sau cắt lợi chỉ nên ăn các món mềm, loãng. Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi giàu chất xơ. Nên cắt nhỏ, xay sinh tố, ép lấy nước để dùng sẽ tốt nhất.
- Tránh các đồ ăn dai cứng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Tránh các món ngọt nhiều đường, các món có tính axit cao.
- Chải răng nhẹ nhàng, cẩn thận, nên dùng nước ấm để súc miệng.
- Tái khám và kiểm tra răng miệng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ cắt lợi có ảnh hưởng gì không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, miễn phí.