Cầu răng là gì? Làm cầu răng có tốt không? Giá bao nhiêu là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân đang gặp tình trạng mất răng khi có nhu cầu phục hình bằng phương pháp này.
Mục Lục
I. Cầu răng là gì?
Cầu răng sứ hay bắc cầu sứ được chỉ định phục hình trong các trường hợp bệnh nhân bị mất một hoặc vài răng liền kề nhau.
Đối với kỹ thuật phục hình này đòi hỏi phải thực hiện mài chỉnh các răng kế bên vùng răng đã mất. Các răng được mài lúc này sẽ đóng vai trò là răng trụ để nâng đỡ chắc chắn cho dãy cầu sứ được lắp phía trên.
Các bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm và chế tác dãy cầu sứ gồm ít nhất 3 răng bên trên và dùng chất keo chuyên dụng để gắn cố định chắc chắn lên các răng trụ đã mài chỉnh trước đó. Giúp khôi phục được thẩm mỹ và cải thiện ăn nhai được hiệu quả hơn.
II. Tại sao phải làm cầu răng cho răng mất?
Khi bị mất răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà khả năng ăn nhai cũng giảm sút trầm trọng.
Thức ăn thừa, mảng bám dễ tích tụ lại ở xung quanh các răng kế bên vị trí răng đã mất khó vệ sinh sạch. Lâu ngày có thể làm vi khuẩn tích tụ nhiều và gây thêm bệnh lý cho các răng khỏe mạnh khác.
Nghiêm trọng hơn, các răng kế bên thường có xu hướng mọc đổ dồn về khoảng trống răng mất. Điều này sẽ làm cho cấu trúc hàm răng bị thay đổi lệch lạc nghiêm trọng.
Một số trường hợp mất các răng cửa còn gây ảnh hưởng không tốt cho vấn đề phát âm khiến bệnh nhân phát âm không được rõ ràng như bình thường. Từ đó hoạt động giao tiếp hằng ngày cũng như việc học ngoại ngữ sẽ gặp nhiều trở ngại.
Do đó, việc sớm phục hình lại răng đã mất là điều rất cần thiết. Nếu chưa đủ điều kiện để cấy ghép Implant thì bệnh nhân nên tiến hành phục hình ngay bằng giải pháp bắc cầu sứ.
Mặc dù vẫn còn nhiều mặt hạn chế hơn so với cấy ghép Implant. Tuy nhiên, đây cũng là một giải pháp cứu cánh tạm thời để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng do biến chứng mất răng gây ra.
III. Phân loại cầu răng
Hiện nay có các loại cầu răng điển hình đó là: cầu răng sứ cơ bản, cầu sứ cánh dán, cầu sứ ngắt lực.
Mỗi loại cầu sứ sẽ phù hợp cho từng trường hợp phục hình riêng biệt. Sau khi thăm khám cẩn thận bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại cầu răng phù hợp, hiệu quả nhất.
1. Cầu răng sứ cơ bản
Đây là loại cầu răng được chỉ định áp dụng phổ biến trong các trường hợp mất răng với quy trình đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.
Cầu răng sứ cơ bản được thực hiện bằng cách mài chỉnh các răng thật kế cận vị trí răng mất để tạo trụ. Sau đó gắn cố định dãy cầu sứ gồm ít nhất 3 răng lên trên.
Loại cầu răng này sẽ được gắn cố định chắc chắn trên cung hàm và không thể tự tháo lắp tại nhà được.
2. Cầu sứ cánh dán
Cầu sứ cánh dán thường áp dụng cho trường hợp mất răng cửa trước. Đòi hỏi những răng trụ phải chắc khỏe.
Thông thường đây sẽ là giải pháp được khuyên dùng tạm thời cho trường hợp mất răng nhưng chưa đủ điều kiện tài chính hoặc chưa đủ tuổi để cấy ghép Implant.
Cấu tạo của cầu sứ cánh dán sẽ gồm có răng sứ và một dãy kim loại ở bên cạnh răng sứ sẽ được gắn cố định vào mặt trong của 2 răng trụ bằng chất liệu chuyên dụng.
Tuy nhiên, do phần cánh dán được làm bằng kim loại nên sẽ không sử dụng an toàn cho những ai mẫn cảm với chất liệu này.
Bên cạnh đó, chất liệu kim loại dễ bị oxi hóa trong môi trường nước bọt nên có xu hướng bị ngả màu khiến cho vùng tiếp xúc với răng trụ cũng bị tối màu theo thời gian.
3. Cầu sứ ngắt lực (cầu răng với/đèo)
So với các loại cầu răng khác thì cầu sứ ngắt lực thường không được sử dụng phổ biến. Bởi nó vẫn còn khá nhiều mặt hạn chế và không thể đảm bảo được độ bền chắc tối ưu.
Không giống với cầu sứ truyền thống, dạng cầu sứ này chỉ dựa trên sự hỗ trợ của 1 răng trụ để nâng đỡ dãy cầu sứ.
Cầu sứ ngắt lực thường không khuyến khích dùng cho vị trí răng hàm. Vì tính ổn định cũng như độ chịu của cầu răng khó có thể đáp ứng được lực nhai cắn mạnh mỗi ngày.
IV. Cấu tạo của cầu răng
Về cấu tạo của cầu răng sứ sẽ gồm có 2 phần chính đó là:
- Mão răng sứ ở giữa có vai trò thay thế cho các răng đã mất.
- 2 mão răng sứ bên cạnh ở 2 đầu khoảng mất răng sẽ là điểm tựa để nâng đỡ cho toàn bộ dãy cầu răng và phân bố đều lực ăn nhai.
Cầu răng sứ hiện nay có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Chẳng hạn như cầu sứ được làm bằng răng sứ kim loại hay cầu sứ được làm bằng răng sứ toàn sứ.
Đối với mỗi loại chất liệu chế tác răng sứ khác nhau thì thẩm mỹ cũng như độ bền chắc của cầu răng cũng sẽ có phần khác biệt.
- Răng sứ kim loại:
Điển hình có các loại răng như: răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan.
Dòng răng này có đặc điểm cấu tạo phần khung sườn phía trong được làm từ hợp kim kim loại. Bên ngoài sẽ được bao phủ bởi một lớp men sứ trắng mỏng sao cho có thẩm mỹ tương đồng với răng thật.
- Răng sứ toàn sứ:
Các loại răng toàn sứ đang được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng và đánh giá cao gồm có: răng sứ Emax, răng sứ Zirconia, răng sứ HI-Zirconia.
Với đặc điểm cấu tạo được làm từ 100% sứ nguyên chất chế tác bằng công nghệ hiện đại, nung đúc ở nhiệt độ cao trong suốt nhiều giờ liền. Từ đó cho ra đời những chiếc răng toàn sứ có tính thẩm mỹ hoàn hảo cũng như độ bền chắc vô cùng cao.
V. Ưu nhược điểm của cầu răng
Để quyết định xem có nên phục hình răng mất bằng biện pháp làm cầu sứ hay không. Bạn có thể đánh giá dựa trên các ưu nhược điểm dưới đây:
1. Ưu điểm của cầu răng
- Thời gian phục hình khá nhanh chóng, chỉ cần bỏ ra khoảng 2 cuộc hẹn đến nha khoa và mất tầm 2 – 4 ngày là bạn đã có thể cải thiện được tình trạng mất răng hiệu quả.
- Cầu răng sứ được chế tác với màu sắc trắng sáng tự nhiên, hình dáng hài hòa với các răng trên cung hàm. Sau phục hình sẽ đem lại thẩm mỹ tốt hơn cho hàm răng của bạn.
- Cầu sứ có độ bền, khả năng chịu lực tốt đáp ứng được nhu cầu ăn nhai hằng ngày một cách hiệu quả.
- Làm cầu sứ còn giúp lấp đầy được khoảng trống răng mất, hạn chế nguy cơ các răng có thể mọc xô lệch về vị trí không có răng.
2. Nhược điểm của cầu răng
Tuy cầu răng có thể đem lại được khả năng khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai tốt. Thế nhưng, xét về mặt lâu dài thì giải pháp này vẫn còn có nhiều nhược điểm khá lớn như:
- Khi làm cầu sứ bắt buộc phải xâm lấn đến cấu trúc của các răng thật liền kề bên cạnh vị trí răng mất. Việc mài chỉnh răng sẽ không thể bảo tồn được răng thật tối ưu.
- Nếu mài răng sai kỹ thuật còn có thể gây tác động xấu cho sức khỏe của các răng thật, tăng nguy cơ mất thêm răng thật.
- Cầu răng sứ không thể khôi phục được cả phần chân răng đã mất bên dưới xương hàm. Do đó quá trình tiêu xương hàm vẫn xảy ra sau một thời gian làm cầu sứ dẫn đến tình trạng tụt nướu, lão hóa sớm, cầu sứ xuất hiện khoảng hở gây nhồi nhét thức ăn thừa làm phát sinh nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm.
- Thời gian sử dụng cầu sứ khá ngắn, chỉ sau khoảng 5 – 7 năm hoặc sớm hơn nếu xảy ra tình trạng tiêu xương hàm là phải thay mới dẫn đến tốn kém thêm nhiều thời gian và chi phí.
VI. Những trường hợp nên làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị mất 1 hoặc vài răng liên tiếp nhưng sức khỏe không đảm bảo hoặc điều kiện tài chính chưa đủ để phục hình bằng cấy ghép Implant.
Đồng thời cần đảm bảo được một số vấn đề như:
- Tại vị trí răng mất chưa xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm quá nhiều.
- Sức khỏe răng miệng tốt, đối với các răng làm trụ cần phải thực sự chắc khỏe, không mắc các bệnh lý nghiêm trọng nào.
- Đối với trường hợp bị mất răng số 7 cũng không thể phù hợp để phục hình bằng giải pháp này.
Bệnh nhân nếu đang gặp tình trạng mất răng nhưng chưa biết bản thân có phù hợp để làm cầu sứ phục hình hiệu quả hay không. Tốt hơn hết cần đến các trung tâm nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và có sự tư vấn điều trị hiệu quả nhất.
VII. Chi phí làm cầu răng là bao nhiêu?
Chi phí làm cầu răng sứ sẽ được tính toán dựa theo nhiều yếu tố như: số lượng răng trên cầu sứ, loại răng sứ sử dụng, tình trạng sức khỏe răng miệng, dịch vụ tại nha khoa thực hiện.
Bạn có thể tính toán chi phí làm cầu răng sứ theo công thức:
Tổng chi phí = Số lượng răng sứ trên cầu sứ x Giá thành loại răng sứ lựa chọn.
Tại Nha Khoa Đông Nam đang sử dụng nhiều dòng răng sứ chất lượng với chi phí được niêm yết phải chăng, phù hợp với điều kiện của nhiều đối tượng bệnh nhân.
Dưới đây là bảng giá răng sứ chi tiết để bệnh nhân tham khảo quả:
VIII. Quy trình làm cầu răng
Quy trình làm cầu răng sứ về cơ bản cũng tương tự như bọc răng sứ thẩm mỹ. Bao gồm đầy đủ các bước theo tiêu chuẩn sau đây:
- Bước 1: Thăm khám, chụp Xquang kiểm tra răng miệng tổng quát.
- Bước 2: Lập phác đồ điều trị , tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn loại răng phù hợp.
- Bước 3: Vệ sinh răng miệng và gây tê tại vị trí răng cần mài để làm trụ đỡ dãy cầu sứ.
- Bước 4: Mài cùi, lấy dấu răng để thiết kế và chế tác dãy cầu sứ.
- Bước 5: Gắn răng tạm để giữ thẩm mỹ, ăn nhai cơ bản trong quá trình chờ đợi cầu răng hoàn tất.
- Bước 6: Gắn cầu răng sứ hoàn chỉnh và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc phù hợp, hẹn lịch tái khám định kỳ.
IX. Tuổi thọ của cầu răng
Như đã đề cập ở phần trên, do không thể khôi phục được chân răng nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra sau khi làm cầu sứ.
Khi đó vùng nướu tại vị trí mất răng sẽ dần co lại khiến cho cầu răng trở nên lỏng lẻo, xuất hiện khoảng hở ở viền nướu. Bệnh nhân bắt buộc phải thay cầu răng mới để sử dụng được hiệu quả như ban đầu.
Trên thực tế, cầu răng sứ có khả năng sử dụng được khoảng 5 – 7 năm. Khoảng thời gian sử dụng này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo từng chế độ chăm sóc cũng như quá trình tiêu xương hàm ở mỗi người.
Đối với cầu sứ phục hình cho vị trí răng hàm sẽ có tuổi thọ không cao bằng so với vị trí răng cửa. Do răng hàm mỗi ngày phải chịu nhiều lực ăn nhai hơn.
Không chỉ vậy, những bệnh nhân sử dụng mão răng kim loại thường gặp phải hạn chế rất lớn đó là bị đen viền nướu, đổi màu răng sau một thời gian do đặc tính oxi hóa của chất liệu kim loại. Nên tuổi thọ của cầu răng kim loại cũng sẽ không được tốt bằng cầu răng toàn sứ với thẩm mỹ và độ bền vượt trội.
Có thể thấy, cầu sứ chỉ là một giải pháp khắc phục tình trạng mất răng tạm thời. Nếu điều kiện tài chính cho phép, tốt hơn hết bệnh nhân nên cân nhắc chọn cấy ghép Implant để sử dụng tốt hơn. Mất răng nào phục hình tại vị trí đó, chỉ mất thời gian và chi phí phục hình một lần là có thể sử dụng bền đẹp vĩnh viễn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Cầu răng là gì? Làm cầu răng có tốt không? Giá bao nhiêu?
Nếu đang có nhu cầu phục hình răng mất đảm bảo an toàn, hiệu quả bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141. Hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ: