Chảy máu chân răng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

07/03/2023
Chảy máu chân răng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Chảy máu chân răng có thể là do phần mô nướu bị tổn thương khi chải răng sai cách hoặc cũng có thể là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vậy chảy máu chân răng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Chảy máu chân răng là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

I. Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Thông thường, tình trạng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm sau:

1. Viêm nướu răng

Là tình trạng viêm nhiễm ở phần nướu răng do sự tích tụ của vôi răng. Bên cạnh chảy máu chân răng thì viêm nướu còn có những biểu hiện khác như sưng nước, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Bệnh viêm nướu thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám hình thành làm nướu bị kích ứng gây viêm. Vì những dấu hiệu ban đầu của viêm nướu không quá nghiêm trọng nên nhiều người chủ quan bỏ qua không điều trị. Tuy nhiên trên thực tế đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hàng triệu người bị mất răng.

Viêm nướu là một trong những nguyên nhân làm chảy máu chân răng
Viêm nướu là một trong những nguyên nhân làm chảy máu chân răng

2. Bệnh viêm nha chu

Viêm nướu không can thiệp điều trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Bệnh lý này sẽ gây ra các tổn thương ở dây chằng nha chu và mô xương nâng đỡ răng, dẫn đến hệ quả là mất răng hàng loạt. Khi mắc bệnh viêm nha chu, người bệnh thường có những triệu chứng như chảy máu chân răng, nướu sưng đỏ, hôi miệng và răng lung lay.

3. Áp xe chân răng

Là kết quả của viêm nhiễm hốc răng không được điều trị hoặc răng bị sâu, sứt mẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong. Áp xe chân răng với những ổ mủ lớn gây đau nhói liên tục, chân răng chảy máu, hôi miệng. Và khi các túi áp xe trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có khả năng sẽ lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt.

Chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nguyên nhân áp xe răng
Chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nguyên nhân áp xe răng

4. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm suy giảm sức đề kháng trong cơ thể khiến khoang miệng không có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh vì vậy mà nướu răng rất dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao khiến tình trạng chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Bệnh bạch cầu

Trong một số ít trường hợp, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu, một loại ung thư. Các tiểu cầu trong máu có nhiệm vụ giúp cơ thể cầm máu. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu thấp dẫn đến tình trạng chảy máu ở một số bộ phận, trong đó có nướu và chân răng.

6. Suy giảm tiểu cầu

Như đã đề cập ở trên, tiểu cầu có nhiệm vụ giúp cơ thể cầm máu. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh suy giảm tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu thấp, có thể sẽ gặp khó khăn khi đông máu. Điều này dẫn đến hiện tượng chảy máu nhiều cấp độ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả nướu răng.

Bệnh cạnh đó, khi mắc bệnh suy giảm tiểu cầu, bệnh nhân còn gặp nhiều dấu hiệu khác như: chảy máu mũi, có máu trong nước tiểu hoặc phân, đau đầu, mệt mỏi, da vàng, kinh nguyệt nhiều,…

Hiện tượng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giảm tiểu cầu
Hiện tượng chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh suy giảm tiểu cầu

II. Một số nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, sử dụng bàn chải lông cứng, chải răng mạnh tay theo chiều ngang làm tổn thương nướu.
  • Dùng tăm nhọn xỉa răng không chỉ tăng nguy cơ chảy máu nướu răng mà còn làm thưa kẽ răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai hoặc tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân có thể gây chảy máu chân răng.
  • Ngoài ra, sự thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là thành phần vitamin C và vitamin K cũng khiến chân răng bị chảy máu.

III. Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Như đã phân tích ở trên, chảy máu chân răng có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm như ung thư máu, máu khó đông, bệnh tiểu đường,… Vì vậy mà để tránh các rủi ro không mong muốn cũng như kịp thời điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán.

Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Mặt khác, chảy máu chân răng còn là biểu hiện của bệnh viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng. Những bệnh lý này nếu không can thiệp điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mất răng.

Nghiêm trọng hơn còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị chảy máu chân răng còn có khả năng sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Có thể thấy, chảy máu chân răng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan, hãy sắp xếp thời gian đến nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

IV. Cần làm gì khi bị chảy máu chân răng?

Thăm khám nha khoa là việc quan trọng cần làm đầu tiên khi phát hiện bị chảy máu chân răng. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trường hợp mô nướu có mủ (áp xe), bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để giảm tình trạng sưng viêm rồi mới tiến hành những bước điều trị tiếp theo.
  • Thực hiện cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng với những trường hợp bệnh nhân chảy máu chân răng do viêm nướu.
  • Còn ở hiện tượng chảy máu chân răng do viêm nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ túi nha chu và tiến hành ghép mô nướu (nếu viêm nha chu gây tụt nướu nghiêm trọng).

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp xử lý khác để hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn.

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn nên duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ fluor phù hợp. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh trường hợp chải mạnh tay theo chiều ngang làm mòn men răng, tụt nướu.

Chải răng sạch sẽ, đúng cách
Chải răng sạch sẽ, đúng cách

Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch vụn thức ăn thừa, mảng bám ở chân răng và đường viền nướu. Tránh sử dụng tăm tre nhọn làm tổn thương nướu.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và tăng cường sức khỏe cho nướu.

Định kỳ 3 tháng nên thay bàn chải 1 lần hoặc bất kỳ lúc nào thấy lông bàn chải bị tòe đi nhằm đảm bảo hiệu quả làm sạch được tốt nhất.

2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Những thực phẩm giàu vitamin C không chỉ tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C thường được tìm thấy rất nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, cà rốt, ớt chuông đỏ,… Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại vitamin C bổ sung.

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C

Tăng cường bổ sung vitamin K giúp hỗ trợ quá trình đông máu, giảm tình trạng chảy máu chân răng. Những thực phẩm giàu vitamin K mà bạn có thể tham khảo là: cải xoăn, rau bina, thịt gà, gan bò, kiwi,…

Cùng với đó, nếu bạn đang có thói quen hút thuốc lá thì cần ngừng ngay. Vì thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng, bao gồm chảy máu chân răng. Đặc biệt, chúng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, tim mạch, đột quỵ.

Chảy máu chân răng là bệnh gì đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook