Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Cần bổ sung thêm vitamin nào?

09/05/2023
Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Cần bổ sung thêm vitamin nào?

Việc ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ làm sức khỏe giảm sút mà còn gây nhiều vấn đề phát sinh ở răng miệng trong đó có tình trạng chảy máu chân răng. Vậy bạn có biết chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Cần bổ sung thêm vitamin nào để cải thiện sức khỏe răng miệng được tốt hơn hay không?

Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Cần bổ sung thêm vitamin nào?
Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Cần bổ sung thêm vitamin nào?

I. Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Chảy máu chân răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ đơn thuần do chế độ vệ sinh răng miệng kém, mắc các bệnh lý ở răng miệng.

Mà phần lớn các trường hợp bị chảy máu ở chân răng còn do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn uống không khoa học dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt các khoáng chất cần thiết.

Theo các nghiên cứu cho thấy chảy máu chân răng có thể là do thiếu các chất quan trọng như:

1. Chảy máu răng do thiếu canxi

Canxi có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hệ xương và răng của cơ thể.

Không chỉ vậy, canxi còn giúp hỗ trợ vào quá trình đông máu, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra hiện tượng băng huyết khi chẳng may mạch máu gặp phải các tổn thương.

Khi cơ thể thiếu canxi thì răng nướu cũng không thể đảm bảo chắc khỏe được, khó tránh khỏi nguy cơ bị chảy máu chân răng.

Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: trứng, sữa, tôm, cá, hải sản, thịt gà, cải bó xôi, cà rốt, đậu tương…

Thiếu canxi sẽ có nguy cơ gây chảy máu chân răng khá cao
Thiếu canxi sẽ có nguy cơ gây chảy máu chân răng khá cao

2. Chảy máu răng vì thiếu photpho

Việc thiếu hụt photpho sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng. Hậu quả thường thấy nhất đó là răng có dấu hiệu yếu dần, dễ bị lung lay hơn so với bình thường.

Lúc này các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và sinh sôi mạnh trong khoang miệng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, chảy máu nướu răng.

Photpho không thể hấp thụ trực tiếp mà cần thông qua các dưỡng chất cần thiết như canxi, protein. Do đó bạn cần đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, canxi để cơ thể được cung cấp một lượng photpho cần thiết.

3. Cơ thể thiếu kẽm gây chảy máu răng

Kẽm có vai trò quan trọng đối với việc chống lại sự hình thành của mảng bám ở răng, hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở mô mềm trong khoang miệng nhanh chóng.

Nếu cơ thể không được bổ sung đủ kẽm thì tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng cũng rất dễ xảy ra.

Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng bạn có thể thêm vào thực đơn hằng ngày các thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, hải sản, sữa, nấm, các loại hạt,…

Cần bổ sung để kẽm để tránh nguy cơ viêm lợi, chảy máu chân răng
Cần bổ sung để kẽm để tránh nguy cơ viêm lợi, chảy máu chân răng

II. Chảy máu chân răng là thiếu vitamin gì?

Các vitamin đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, duy trì hàm răng chắc khỏe. Nếu hàm lượng các nhóm vitamin này trong cơ thể quá thấp sẽ khiến cho chân răng dễ bị chảy máu, cụ thể:

1. Chảy máu răng do thiếu vitamin C

Vitamin C có vai trò chủ đạo đối với việc hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể để chống lại được các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Thiếu vitamin C sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh collagen trong các mao mạch, mô xương, mô liên kết. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có nguy cơ cao gây bệnh scorbut khiến cho răng nướu trở nên lỏng lẻo, dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nướu, chảy máu.

Bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C có trong: cam, quýt, ổi, ớt chuông, bông cải xanh,…

Thiếu vitamin C có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng lợi
Thiếu vitamin C có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng lợi

2. Chảy máu chân răng do thiếu vitamin K

Vitamin K có nhiệm vụ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình đông máu của cơ thể, giúp cầm máu vết thương hở tốt hơn.

Do đó, nếu cơ thể không được dung nạp đầy đủ loại vitamin này sẽ rất dễ gặp tình trạng máu khó đông, vết thương khó cầm máu, tăng nguy cơ chảy máu chân răng liên tục khi chỉ gặp phải các tác động nhẹ.

Vitamin K có nhiều trong các thực phẩm như: cải bó xôi, cần tây, cải xoăn,…

3. Thiếu vitamin D gây chảy máu răng

Người bị thiếu vitamin D thì răng và xương cũng yếu hơn so với bình thường. Do đó cũng dễ gặp các tình trạng răng sứt mẻ, gãy vỡ, chảy máu chân răng.

Thậm chí nếu hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá ít còn có nguy cơ gặp các vấn đề bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, gãy rụng răng khá cao.

Có 2 nguồn cung cấp vitamin D đó là từ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm và các thực phẩm như: cá, trứng, sữa, các loại hạt, dầu oliu,…. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại vitamin D tổng hợp để bổ sung đủ dưỡng chất hiệu quả.

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ răng và xương
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ răng và xương

4. Thiếu vitamin B3 khiến chân răng bị chảy máu

Để đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể được kiểm soát tốt. Đồng thời duy trì được sự ổn định của hồng cầu thì nhất định không thể thiếu sự đóng góp của vitamin B3.

Một khi cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này thì cũng khó tránh nguy cơ chân răng bị chảy máu kéo dài khi gặp các tổn thương.

Khẩu phần ăn hằng ngày bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 như: đậu phộng, cá hồi, thịt gà, nấm,…

Thiếu vitamin B3 có thể làm tình trạng chảy máu nướu răng kéo dài
Thiếu vitamin B3 có thể làm tình trạng chảy máu nướu răng kéo dài

5. Chảy máu chân răng do thiếu vitamin E

Vitamin E là một dưỡng chất đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong việc chống lại các gốc tự do, kìm hãm quá trình lão hóa, chống viêm hiệu quả.

Nếu thiếu vitamin E các bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu sẽ ngày càng phát triển nghiêm trọng và gây chảy máu chân răng dai dẳng.

Để bổ sung đủ loại vitamin này bạn nên ăn nhiều: bông cải xanh, tôm, cá hồi, măng tây, bơ, bí đỏ, cải bó xôi, các loại hạt,…

III. Các nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng?

  • Các bệnh lý ở răng miệng như: viêm nướu, sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… cũng gây tình trạng chảy máu chân răng. Bệnh lý ngày càng phát triển nặng thì chân răng càng chảy nhiều máu và điều trị khó khăn hơn.
  • Đánh răng quá mạnh, thói quen đánh răng theo chiều ngang, dùng bàn chải có lông cứng, sử dụng chỉ nha khoa sai cách sẽ rất dễ gây ra các tổn thương cho răng lợi, gây chảy máu nướu răng.
  • Thói quen hút thuốc lá không chỉ làm tổn hại sức khỏe. Mà nó còn dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm ở răng miệng như: viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…
  • Những bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị bệnh mãn tính như: tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư, thuốc chống động kinh, thuốc hóa trị liệu,… có khả năng cao bị chảy máu răng cao hơn so với bình thường.
  • Phụ nữ đang mang thai hay trong giai đoạn dậy thì, mãn kinh với nhiều sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gặp nhiều vấn đề xảy ra ở răng miệng, điển hình có tình trạng sưng viêm, chảy máu chân răng.
  • Ngoài ra, chảy máu chân răng còn có thể là do bệnh nhân thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng quá mức, mắc các bệnh lý về gan, thận, bệnh bạch cầu, đa u tủy,….
Chảy máu chân răng còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên
Chảy máu chân răng còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên

IV. Không nên ăn gì khi bị chảy máu chân răng?

Nhằm phòng tránh tối đa nguy cơ khiến tình trạng chảy máu chân răng diễn ra nặng nề hơn. Bạn cũng cần chú ý hạn chế ăn các thực phẩm không lành mạnh dưới đây:

1. Thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột

Thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột rất dễ làm hình thành mảng bám trên răng, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi mạnh. Khi không được làm sạch kỹ lưỡng nó sẽ gián tiếp gây ra các bệnh lý ở răng miệng và làm cho nướu răng dễ bị chảy máu.

Do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoa quả sấy khô,…

Không nên dùng đồ ăn ngọt nhiều đường khi bị chảy máu chân răng
Không nên dùng đồ ăn ngọt nhiều đường khi bị chảy máu chân răng

2. Thực phẩm làm khô miệng

Khi bị khô miệng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn dễ dàng tăng trưởng mạnh và gây hại cho sức khỏe răng miệng. Từ đó có thể làm cho tình trạng sưng viêm, chảy máu nướu răng thêm nghiêm trọng hơn.

Vậy nên, hãy hạn chế tối đa cà phê, bia rượu, nước có gas,… để tránh nguy cơ bị khô miệng.

Tránh dùng các chất kích thích có hại dễ gây khô miệng
Tránh dùng các chất kích thích có hại dễ gây khô miệng

3. Những loại thịt có sợi dai, dài

Khi ăn các loại thịt có sợi sai, dài rất dễ bị kẹt ở kẽ răng. Nếu không được làm sạch hiệu quả sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công và gây viêm nhiễm, sưng tấy ở nướu, chảy máu chân răng vô cùng khó chịu.

V. Cần làm gì để khắc phục chảy máu chân răng?

Ngay khi nhận thấy răng nướu có các dấu hiệu bất thường như sưng viêm, chảy máu bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám chữa hiệu quả kịp thời.

Nếu mắc các bệnh lý mãn tính gây chảy máu chân răng bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và có phác đồ khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả. Khi sức khỏe đã được cải thiện sẽ không còn bị chảy máu chân răng dai dẳng nữa.

Trường hợp các bệnh lý ở răng miệng dẫn đến chảy máu chân răng cần phải đến nha khoa. Sau khi thăm khám, xác định được nguyên nhân, mức độ viêm nhiễm cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

  • Đối với sâu răng, viêm tủy tùy theo từng tình trạng mà sẽ có thể điều trị bằng các biện pháp hàn trám Composite hay điều trị tủy và phục hình lại bằng bọc sứ thẩm mỹ.
  • Khi bị viêm nướu bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng để làm sạch triệt để ổ chứa vi khuẩn.
  • Đối với viêm nha chu cần nạo túi mủ, làm sạch gốc răng. Nếu bị tụt nướu nhiều thì cần thực hiện ghép vạt lợi để nướu răng hồi phục được chắc khỏe, bảo tồn tối đa răng thật.
  • Trong trường hợp các bệnh lý phát triển quá nghiêm trọng, răng có dấu hiệu lung lay, không thể điều trị bảo tồn hiệu quả được. Lúc này, bắt buộc phải nhổ răng và tiến hành phục hình lại bằng cấy ghép Implant. Có như vậy mới đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn gây tổn hại đến cấu trúc các răng khỏe mạnh khác.
Đến nha khoa uy tín để được khám chữa chảy máu chân răng hiệu quả
Đến nha khoa uy tín để được khám chữa chảy máu chân răng hiệu quả

VI. Một số lưu ý khi bị chảy máu chân răng

Như đã đề cập ở các phần trên, chảy máu chân răng không chỉ do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Mà nó còn do ý thức chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Chính vì vậy, khi bị chảy máu ở vùng chân răng ngoài ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Bạn cũng cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày để phòng tránh các vi khuẩn gây hại sinh sôi.

Hãy chọn các bàn chải đánh răng có đầu lông mềm, thực hiện chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày đặc biệt là sau khi ăn.

Chú ý điều chỉnh lực chải nhẹ nhàng, thao thác theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc để không gây các tác động xấu cho răng lợi.

Nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch sẽ mảng bám, vụn thức ăn kẹt lại ở các kẽ răng mà bàn chải chưa làm sạch hiệu quả được.

Đồng thời dùng dung dịch súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để súc sạch lại để tăng khả năng làm sạch vi khuẩn tốt hơn.

Bạn cũng có thể dùng thêm máy xịt tăm nước để quá trình làm sạch răng miệng đạt kết quả hoàn hảo nhất.

Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách
Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách

Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Luyện tập thể dục, thể thao để tăng đề kháng, nâng cao sức khỏe giúp phòng chống bệnh tật tốt hơn.

Thói quen hút thuốc lá cũng cần phải được loại bỏ để không làm cho tình trạng chảy máu nướu răng thêm nặng nề.

Lấy cao răng, thăm khám răng miệng định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần để đảm bảo duy trì hàm răng luôn được sạch khỏe nhất. Kịp thời có giải pháp khắc phục nhanh chóng khi có các dấu hiệu bệnh lý xảy ra ở răng lợi.

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ bạn đã biết được Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Cần bổ sung thêm vitamin nào?

Nếu còn thắc mắc gì đừng ngần ngại hãy liên hệ với Nha Khoa Đông Nam theo số hotline 19007141 để được tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm viêm nha chu:

Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook