Phụ huynh cần quan tâm theo dõi và không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra ở răng miệng của trẻ. Đặc biệt là tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý gây nhiều biến chứng khó lường. Vậy nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ là do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?
Mục Lục
I. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ
Trẻ em rất dễ gặp phải nhiều vấn đề phát sinh ở răng miệng, điển hình có chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân gây nên như:
1. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Bàn chải đánh răng quá cứng, cùng với việc trẻ chưa biết cách chải răng phù hợp, thường xuyên chải răng với lực mạnh theo chiều ngang rất dễ gây tổn thương đến vùng nướu răng dẫn đến chảy máu, đau rát.
Bên cạnh đó, ý thức vệ sinh răng miệng kém, chải răng không đảm bảo sạch sẽ khiến mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều trên răng gây tình trạng viêm nhiễm, chảy máu ở chân răng.
2. Cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng
Các vitamin và khoáng chất như: vitamin C, D, K, E, canxi, kẽm, photpho,… đóng góp một vai trò rất quan trọng để duy trì được hàm răng khỏe mạnh nhất.
Nếu như cơ thể của trẻ bị thiếu hụt các chất này sẽ khiến cho sức khỏe răng miệng chịu nhiều ảnh hưởng, tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề viêm lợi, răng nhạy cảm, chảy máu nướu răng.
3. Mắc các bệnh lý răng miệng
Chảy máu chân răng ở trẻ còn có nguy cơ cao là do các bệnh lý ở răng miệng gây ra như: viêm nướu, sâu răng, viêm tủy,….
Khi mắc các bệnh lý ở răng miệng không chỉ gây chảy máu ở chân răng mà trẻ còn chịu nhiều cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu ở răng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt cũng như ăn nhai hằng ngày.
4. Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ
Ở những trẻ có sức khỏe kém, cần phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng một số loại thuốc khi dùng lâu có thể dẫn đến một số tác dụng phụ đó là làm khô miệng, giảm khả năng đông máu.
Từ đó rất dễ làm phát sinh nhiều vấn đề ở răng nướu gây chảy máu chân răng dai dẳng hơn.
5. Một số nguyên nhân khác
Ở những trẻ thường xuyên bị mất ngủ, hay bị căng thẳng, sức đề kháng kém cũng rất dễ tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại tấn công và gây sưng viêm, chảy máu nướu răng.
Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình có ông bà, cha mẹ có sức khỏe răng miệng kém, hay bị chảy máu chân răng thì khả năng cao con cháu sau này cũng gặp tình trạng di truyền tương tự.
II. Tác hại khi trẻ bị chảy máu chân răng
Trẻ bị chảy máu chân răng là tình trạng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khó lường nên cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan xem nhẹ việc khám chữa.
Chảy máu chân răng kèm theo các triệu chứng sưng viêm, tấy đỏ, đau nhức ở nướu sẽ khiến cho trẻ ăn uống khó khăn hơn. Nhiều trẻ còn bị chán ăn, bỏ ăn.
Trẻ cũng thường xuyên quấy khóc, ngủ không được ngon giấc.
Nếu để lâu ngày sẽ khiến cho sức khỏe của trẻ giảm sút, ăn uống thiếu dinh dưỡng, đề kháng kém dễ mắc thêm nhiều bệnh vặt hơn.
Khi các bệnh lý răng miệng gây chảy máu chân răng không sớm được khắc phục kịp thời sẽ phát triển nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nữa.
Lúc này vi khuẩn có thể phát triển mạnh và tàn phá cấu trúc răng nghiêm trọng khiến trẻ có nguy cơ cao bị mất răng.
Răng sữa mất sớm không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ, ăn nhai mà nó còn gây tác động rất xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.
Thường khi mất răng sữa sớm nếu không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp răng vĩnh viễn mọc lên rất dễ gặp tình trạng mọc lệch lạc, chen chúc với các răng khác trên cung hàm, thậm chí sai lệch khớp cắn khiến gương mặt mất cân đối.
Tình trạng chảy máu chân răng còn phản ánh đến việc cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết. Nên càng để lâu sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ sau này.
III. Cách điều trị chảy máu chân răng ở trẻ em
Khi trẻ có các dấu hiệu sưng viêm, chảy máu ở vùng chân răng cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về để chữa trị cho trẻ tại nhà để tránh tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.
Việc quan trọng cần làm đó là đưa trẻ đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả. Dựa trên từng nguyên nhân, mức độ chảy máu chân răng nặng hay nhẹ mà sẽ có các phương pháp khắc phục như:
- Cạo vôi răng làm sạch mảng bám chứa ổ vi khuẩn gây viêm nướu.
- Hàn trám răng sâu nhẹ, kết hợp với tái khoáng, bổ sung fluor để hạn chế khả năng vi khuẩn sâu răng có thể phát triển trở lại.
- Trường hợp viêm tủy cần phải ưu tiên điều trị tủy sau đó sẽ trám bít lại để bảo tồn răng được tốt hơn.
Bên cạnh đó, cần phải chú ý cải thiện về chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng ở trẻ để ngăn ngừa cũng như hỗ trợ chữa chảy máu nướu răng ở trẻ một cách hiệu quả nhất.
- Nhắc nhở trẻ chải răng sạch sẽ mỗi ngày vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn.
- Cho trẻ sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa flour. Hướng dẫn trẻ chải răng theo chiều dọc với lực nhẹ nhàng vừa phải.
- Kết hợp cho trẻ dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn tối ưu, ngừa mảng bám hiệu quả.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn uống các loại bánh kẹo ngọt, nước có ga, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin C, D, E,… có từ rau củ quả, thịt cá, hải sản, trứng, sữa.
- Mỗi ngày cần cho trẻ uống đủ nước để tránh làm cho khoang miệng bị khô, ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
Hy vọng qua những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được chảy máu chân răng ở trẻ em là do đâu và điều trị như thế nào hiệu quả. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia giải đáp tận tình hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm viêm nha chu:
- Viêm nha chu
- Viêm quanh implant nguyên nhân và cách điều trị
- Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
- Điều trị chảy máu chân răng tại nhà
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp: