Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? Bổ sung như thế nào?

28/04/2023
Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? Bổ sung như thế nào?

Chảy máu chân răng là một triệu chứng điển hình của bệnh nướu răng. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác, điển hình như việc thiếu vitamin. Vậy chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? Bổ sung như thế nào?

Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? Bổ sung như thế nào?
Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì? Bổ sung như thế nào?

I. Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì?

Kỹ thuật đánh răng quá thô bạo hoặc đánh răng sai cách là nguyên nhân gây chảy máu nướu răng. Nhưng chế độ ăn uống thiếu vitamin C và K cũng có thể là nguyên nhân.

1. Vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và miễn dịch, thậm chí nó còn hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin C sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tân tạo các sợi collagen trong hệ thống các mô liên kết và mô xương.

Điều này khiến nướu răng dần mất đi tính đàn hồi và xảy ra hiện tượng viêm loét, dễ chảy máu chân răng. Việc thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài có khả năng gây ra tiêu xương ổ răng, làm răng lung lay, gãy rụng.

Thiếu vitamin C là nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Thiếu vitamin C là nguyên nhân gây chảy máu chân răng

2. Thiếu vitamin K

Vitamin K là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong quá trình đông máu. Điều này có nghĩa là khi cơ thể thiếu hụt thành phần này thì chỉ cần một vết xước nhỏ cũng khiến máu chảy ra liên tục và cần nhiều thời gian cũng như các biện pháp chuyên nghiệp mới có thể cầm máu.

Về bản chất, mô nướu là cơ quan khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi gặp tác động mạnh hoặc vi khuẩn viêm nhiễm. Chẳng hạn như khi đánh răng quá mạnh tay, sử dụng bàn chải lông cứng hoặc dùng tăm nhọn xỉa răng, những thao tác này đều có thể vô tình gây ra vết xước trên nướu và gây chảy máu. Ở người thiếu vitamin K thì tình trạng chảy máu sẽ nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thiếu vitamin K còn có triệu chứng xuất hiện nhiều vết bầm tím trên cơ thể, vết thương lành lâu hơn so với người bình thường.

3. Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò như một chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, tăng cường sự chắc khỏe của xương và răng. Mặt khác, thành phần này còn góp phần điều khiển một vài phản ứng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Vì vậy mà khi thiếu hụt vitamin D sẽ khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn viêm nhiễm và tăng nguy cơ chảy máu chân răng.

Thiếu vitamin D là nguyên nhân gián tiếp gây chảy máu chân răng
Thiếu vitamin D là nguyên nhân gián tiếp gây chảy máu chân răng

4. Vitamin B3

Mặc dù không giữ vai trò chuyển hóa các chất trong cơ thể nhưng vitamin B3 lại có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng hồng cầu trong quá trình đông máu. Do đó mà thiếu vitamin B3 cũng có khả năng gây chảy máu chân răng.

II. Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Bên cạnh vitamin C và vitamin K thì hiện tượng chảy máu chân răng còn là kết quả của một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, nhất là việc cơ thể không bổ sung đầy đủ khoáng chất.

1. Canxi

Canxi không chỉ là thành phần chính giúp xương và răng chắc khỏe mà chúng còn hỗ trợ quá trình đông máu. Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Canxi giữ vai trò hỗ trợ quá trình đông máu
Canxi giữ vai trò hỗ trợ quá trình đông máu

2. Photpho

Theo nghiên cứu, 85% hàm lượng photpho trong cơ thể nằm ở xương và răng. Việc hấp thụ và sử dụng photpho giúp răng được chắc khỏe và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, trong đó có hiện tượng chảy máu chân răng. Ngược lại, nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ photpho sẽ gây ra bệnh lý răng miệng.

3. Kẽm

Kẽm có vai trò như một chất kháng viêm nên việc thiếu kẽm sẽ khiến tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

III. Cách trị chảy máu chân răng đơn giản tại nhà

Tình trạng chảy máu chân răng có thể khắc phục tại nhà bằng những phương pháp đơn giản sau:

1. Dùng gạc cầm máu

Nếu thấy chân răng có hiện tượng chảy máu, ngay lập tức bạn nên dùng một miếng gạc sạch đặt vào vị trí vết thương để cầm máu. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc thiếu hụt các thành phần quan trọng như vitamin K, vitamin C thì quá trình cầm máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.

2. Dùng nước súc miệng

Trong những loại nước súc miệng chuyên dụng thường có đặc tính diệt khuẩn và giảm viêm rất tốt, cải thiện tình trạng viêm nướu và ngăn ngừa chảy máu nướu răng hiệu quả. Kết hợp sử dụng nước súc miệng trong quá trình chải răng hằng ngày sẽ thấy cải thiện đáng kể.

Sử dụng nước súc miệng cải thiện tình trạng chảy máu chân răng
Sử dụng nước súc miệng cải thiện tình trạng chảy máu chân răng

3. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối cũng cho khả năng cầm máu và loại bỏ vi khuẩn tốt. Pha nước muối tại nhà theo hướng dẫn sau: lấy 1 lít nước ấm pha với 9 gram muối để có nồng độ là 0,9%. Không nên pha quá mặn hoặc quá nhạt làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Hoặc để chính xác nhất, bạn có thể lựa chọn mua nước muối sinh lý tại tiệm thuốc.

4. Thực hành vệ sinh răng miệng tốt

Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng răng miệng, hạn chế mảng bám tích tụ gây ra các bệnh về nướu răng. Chú ý thao tác chải răng nhẹ nhàng, và sử dụng bàn chải lông mềm tránh làm tổn thương nướu.

5. Tăng lượng vitamin C cho cơ thể

Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể từ đó chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu. Vitamin C thường được tìm thấy rất nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, cà rốt, ớt chuông đỏ, ổi,… Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại vitamin C bổ sung.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn ăn uống hằng ngày
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn ăn uống hằng ngày

6. Tăng lượng vitamin K

Như đã phân tích ở phần đầu, chảy máu chân răng cũng có thể xuất phát từ việc cơ thể thiếu hụt vitamin K. Do đó mà tăng lượng vitamin K là điều cần thiết để điều trị tình trạng này. Những thực phẩm giàu vitamin K mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày bao gồm rau bina, cải xoăn, thịt gà, gan bò,…

7. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột

Những thực phẩm nhiều đường và tinh bột sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì chúng làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và sự phát triển của vi khuẩn. Do đó nên hạn chế bánh mì, các loại bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…

IV. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng chảy máu chân răng không cải thiện, kéo dài 5 – 7 ngày không khỏi, bạn cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu chảy máu chân răng không xuất phát từ nguyên nhân mảng bám, cao răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm cần thiết kiểm tra sự thiếu hụt các loại vitamin trong cơ thể hoặc những vấn đề tiềm ẩn khác.

Gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài
Gặp bác sĩ nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài

V. Cách ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng

Để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cùng việc vệ sinh răng miệng hợp lý:

1. Ăn uống khoa học

Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, K, D là điều cần thiết để có một sức khỏe răng miệng tốt. Những thành phần này có thể tìm thấy trong các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, việt quất, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,…

Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất có trong sữa chua, cá, nghêu, sò, tôm, trứng, thịt gà, các loại hạt,…

Song song những thực phẩm được khuyến khích bổ sung, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, tinh bột.

Ngưng hút thuốc lá. Vì thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, gây ra các bệnh về tim mạch mà còn liên quan đến bệnh nướu răng.

Ngưng sử dụng thuốc lá
Ngưng sử dụng thuốc lá

2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Thao tác chải răng nhẹ nhàng, tránh chải mạnh tay làm tổn thương nướu. Nên thay bàn chải 3 tháng/lần hoặc bất kỳ thời điểm nào nếu thấy lông bàn chải bị tòe đi.

Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch vụn thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng, đường viền nướu. Tránh dùng tăm tre nhọn gây chảy máu chân răng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ vi khuẩn, tăng cường sức khỏe răng miệng.

Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ

3. Thăm khám nha khoa định kỳ

Định kỳ 3 – 6 tháng bạn cần thăm khám nha khoa và cạo vôi răng 1 lần. Điều này giúp kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa được tình trạng chảy máu chân răng.

Ngoài ra, khi sức khỏe răng miệng gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cũng cần gặp nha sĩ sớm để kịp thời khắc phục, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng qua những thông tin trên bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì và bổ sung bằng cách nào?”. Nếu còn vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook