Các phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả

Nhiệt miệng ở trẻ em mặc dù không gây nguy hiểm nhưng những cơn đau nhức do vết nhiệt miệng sẽ làm trẻ khó chịu, quấy khóc, ăn uống không ngon miệng. Dưới đây là những phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo.

Các phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả
Các phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả

I. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

Trẻ bị nhiệt miệng có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như:

  • Niêm mạc bị tổn thương do vật cứng nhọn đâm vào gây trầy xước hoặc chải răng quá mạnh tay.
  • Cơ thể bị thiếu hụt lượng dinh dưỡng thiết yếu, nhất là vitamin B12 và sắt.
  • Mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra tình trạng nhiệt miệng.
  • Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm chân răng,… nếu không sớm điều trị sẽ làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
  • Trường hợp chức năng gan của trẻ bị suy giảm khiến việc đào thải độc tố không được đảm bảo, tích tụ lâu trong cơ thể và dẫn đến hiện tượng viêm loét miệng.

II. Biểu hiện của bé khi bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng thường có những vết loét ở nướu, má, lưỡi hoặc môi. Vết loét thường có hình tròn, hình oval hoặc những tổn thương nông hình lòng chảo khác nhau. Đáy vết loét thường có màu trắng hoặc vàng nhạt và xung quanh có viền đỏ.

Vết loét nhiệt miệng ở trẻ
Vết loét nhiệt miệng ở trẻ

Vết loét miệng ở trẻ cũng phát triển như người lớn. Ban đầu là những nốt nhiệt miệng nhỏ chừng 1 – 2mm, hơi gồ lên mặt niêm mạc. Sau vài ngày, vết nhiệt miệng lớn lên, hình thành ổ hoại tử với kích thước 2 – 3mm có màu vàng nhạt. Mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn với nước bọt và bắt đầu giai đoạn lành thương.

Bên cạnh đó, trẻ còn có biểu hiện quấy khóc do đau, biếng ăn, chảy nhiều nước dãi. Một số trường hợp viêm loét nặng hơn có thể sốt kèm nổi hạch ở cổ.

III. Cách chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả

Nếu trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh có thể tham khảo những biện pháp đơn giản tại nhà sau để trẻ thoải mái, dễ chịu hơn:

1. Sử dụng mật ong

Mật ong được biết đến là nguyên liệu chứa những thành phần cho khả năng ức chế, tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm có hại trong khoang miệng. Vì vậy mà trường hợp trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh có thể sử dụng mật ong để điều trị.

Bôi trực tiếp mật ong vào vết nhiệt miệng bằng cách dùng tăm bông tẩm mật ong nguyên chất. Hoặc bố mẹ có thể khuấy mật ong với nước ấm và hướng dẫn con súc miệng hằng ngày.

Mật ong có tác dụng điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Mật ong có tác dụng điều trị nhiệt miệng hiệu quả

2. Sử dụng nước củ cải

Trong Đông y, củ cải trắng có tính thanh nhiệt, nhờ đó mà hỗ trợ những vết nhiệt miệng mau lành hơn. Đặc biệt, củ cải trắng có chứa rất nhiều vitamin A và C. Bổ sung củ cải trắng vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cải thiện nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể xay nhuyễn củ cải trắng vắt lấy nước cốt rồi hòa thêm ít nước lọc để con súc miệng hằng ngày. Thực hiện ba lần vào sáng, trưa và tối, sau 3 – 4 ngày sẽ thấy vết nhiệt miệng lành đáng kể.

3. Sử dụng bột sắn dây

Thông thường vào ngày hè, bột sắn dây luôn được rất ưa chuộng nhờ có tính mát, thanh nhiệt. Vì vậy mà khi trẻ bị nhiệt miệng, bố mẹ pha bột sắn dây cho con uống mỗi ngày từ 1 – 2 ly và duy trì liên tục trong 3 – 4 ngày. Nước sắn dây vừa giúp thanh nhiệt cơ thể vừa làm dịu vết rát nhiệt miệng hiệu quả.

Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt cơ thể
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt cơ thể

4. Sử dụng nước cam, chanh

Như đã đề cập ban đầu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ là do thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, việc bổ sung những loại trái cây giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, bưởi, kiwi, việt quất,… là cách chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.

5. Sử dụng nước cà chua

Cà chua không chỉ có tác dụng trong việc điều trị chứng chán ăn mà loại quả này còn giàu riboflavin, axit ascorbic, vitamin A , vitamin K,… rất tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị chảy máu nướu răng, viêm loét miệng.

Phụ huynh có thể cho con uống nước ép cà chua từ 1 – 2 ly mỗi ngày. Hoặc có thể bổ sung cà chua vào thực đơn hằng ngày bằng cách nấu canh, chế biến salad,…

Uống nước ép cà chua giúp vết nhiệt miệng nhanh lành
Uống nước ép cà chua giúp vết nhiệt miệng nhanh lành

6. Sử dụng nước muối

Dùng nước muối vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn cao.

Bố mẹ pha 9 gram muối với 1 lít nước lọc, tương ứng với nồng độ 0,9% rồi cho con súc miệng ít nhất 2 lần/ngày. 0,9% là nồng độ mà các chuyên gia nha khoa khuyến khích sử dụng, vì nếu quá nhạt nước muối sẽ không mang lại hiệu quả, ngược lại quá mặn sẽ làm tổn hại đến men răng. Hoặc để tốt nhất, bố mẹ nên mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc.

7. Sử dụng nước cốt nghệ

Trong Đông y, nghệ vàng có tính bình, tác dụng hoạt huyết, làm tan máu, giảm đau, sưng viêm. Nghệ tươi đem cạo vỏ, giã nhuyễn, dùng tăm bông tẩm lấy nước cốt nghệ rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.

Hoặc sử dụng bột nghệ vàng trộn với mật ong thành hỗn hợp sệt, bôi hỗn hợp này lên vết nhiệt miệng. Mỗi ngày bôi khoảng 2 – 3 lần và duy trì liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Điều trị nhiệt miệng bằng củ nghệ
Điều trị nhiệt miệng bằng củ nghệ

IV. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Thông thường, nhiệt miệng có thể tự khỏi trong 7 – 10 ngày và không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Thế nhưng cũng có những trường hợp vết nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.

Sau 10 ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm còn kèm theo các biểu hiện như trẻ sụt cân, sốt cao bất thường, đau ở vùng bụng, ngủ li bì,… thì bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám tại bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Cho trẻ khám bác sĩ nếu tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm
Cho trẻ khám bác sĩ nếu tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm

V. Cách chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng

Trong thời gian bị nhiệt miệng, trẻ sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu. Vậy nên ngoài những phương pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng trên, phụ huynh cần lưu ý một vài vấn đề sau để con cảm thấy thoải mái và vượt qua cơn đau nhiệt miệng nhanh chóng hơn:

  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ. Khẩu phần ăn của 3 bữa chính trong ngày, bố mẹ có thể chia thành 6 – 8 lần ăn.
  • Tránh ăn thức ăn quá nóng. Và khi nêm nếm nên cho ít gia vị, đặc biệt cần hạn chế vị chua cay.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây có tính mát và hàm lượng vitamin C cao.
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.

VI. Cách phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Mặc dù bệnh nhiệt miệng tương đối phổ biến nhưng có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chế độ răng miệng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển, tăng nguy cơ nhiệt miệng. Vì vậy, chải răng ít nhất 2 lần/ngày là việc làm cần thiết để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Đồng thời, phụ huynh hãy hướng dẫn con sử dụng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng và duy trì hơi thở thơm tho.
  • Hạn chế dùng bàn chải lông cứng và kích thước quá lớn. Định kỳ 3 tháng nên thay bàn chải đánh răng 1 lần hoặc bất kỳ khi nào thấy lông bàn chải bị tòe, mòn đi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung protein có trong thịt, cá, trứng, đậu nành nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của con thông qua rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
  • Cho con thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề có thể xảy ra.

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng những phương pháp đơn giản tại nhà giúp con dễ chịu và vượt qua cơn đau nhanh chóng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp thêm.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook