Các cách chữa sâu răng cho bé 2 tuổi và cách phòng ngừa hiệu quả

13/06/2023
Các cách chữa sâu răng cho bé 2 tuổi và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Trẻ em 2 tuổi là đối tượng rất dễ bị sâu răng do thường xuyên ăn bánh kẹo ngọt. Tình trạng sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Vậy chữa sâu răng cho bé 2 tuổi như thế nào và đâu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả?

Các cách chữa sâu răng cho bé 2 tuổi và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Các cách chữa sâu răng cho bé 2 tuổi và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

I. Nguyên nhân gây nên sâu răng

Sâu răng ở trẻ xảy ra do thường xuyên ăn thực phẩm nhiều đường và tinh bột bao gồm soda, kẹo, bánh, trái cây sấy,… vi khuẩn sống trong miệng phân hủy những thực phẩm này và tạo ra axit. Sự kết hợp của vi khuẩn, thức ăn, axit và nước bọt tạo thành một chất gọi là mảng bám dính vào răng. Theo thời gian, axit do vi khuẩn tạo ra sẽ ăn mòn men răng, gây sâu răng.

Hay ăn đồ ngọt là nguyên nhân sâu răng ở trẻ
Hay ăn đồ ngọt là nguyên nhân sâu răng ở trẻ

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ mắc các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, nguy cơ sinh non tăng gấp 2 lần. Điều này khiến trẻ phải đối mặt với tình trạng khiếm khuyết men răng, dễ bị vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ sâu răng.

Giai đoạn đầu, ở những vùng răng bị ảnh hưởng, đốm trắng bắt đầu hình thành, những đốm trắng này có nghĩa là men răng đang dần bị phá vỡ. Lâu dần, khoang sâu sẽ lớn hơn và chuyển sang màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc đen.

Sâu răng gây phá hủy mô răng
Sâu răng gây phá hủy mô răng

Các triệu chứng sâu răng sẽ khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Có trẻ cảm nhận thấy sự ê buốt, đau ở vùng xung quanh răng nhưng đôi khi có trẻ lại không biết chúng có một chiếc răng bị hỏng cho đến khi nha sĩ tìm thấy nó.

II. Điều gì xảy ra khi sâu răng sữa không điều trị kịp thời?

Răng sữa giữ vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và học nói của con. Bộ răng sữa sẽ đồng hành cùng con cho đến thời điểm thay răng (5 – 6 tuổi). Do đó, nếu bé bị sâu răng vào lúc 2 tuổi nhưng không điều trị làm mất răng sớm, cách thời điểm thay răng còn khá xa sẽ gây ra những hậu quả sau:

  • Thức ăn không được nghiền kỹ trước khi đưa xuống dạ dày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là đau dạ dày.
  • Mất răng khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của bé.
  • Phát âm không tròn vành rõ tiếng, thiếu chính xác, tăng nguy cơ nói ngọng. Điều này có thể kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, cản trở quá trình giao tiếp.
  • Răng sữa có nhiệm vụ định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa bị sâu phải nhổ bỏ sớm, răng vĩnh viễn sẽ có hiện tượng chen chúc, xô lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Sâu răng mất răng sữa sớm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch
Sâu răng mất răng sữa sớm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch

III. Các phương pháp chữa sâu răng cho bé 2 tuổi hiệu quả

1. Điều trị tại nhà

Trong trường hợp răng con đau nhức, khó chịu do sâu răng nhưng chưa sắp xếp được thời gian đến nha khoa, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà sau:

Dùng nước muối ấm: Súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn và giảm đau do sâu răng gây ra vì nước muối có chứa các thành phần sát trùng tự nhiên.

Gel lô hội: Có đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm do sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học. Sử dụng gel lô hội trị sâu răng bằng cách thoa gel trực tiếp lên vị trí sâu răng hoặc có thể dùng như kem đánh răng.

Gel lô hội cải thiện tình trạng đau nhức do sâu răng
Gel lô hội cải thiện tình trạng đau nhức do sâu răng

Lá hẹ: Ngoài công dụng chữa cảm sốt, lá hẹ còn có công dụng giảm đau răng, cải thiện sưng lợi ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể giã nhuyễn lá hẹ và đắp vào vị trí chiếc răng bị sâu.

Trà xanh: Đặc tính kháng khuẩn của trà xanh giúp giảm số lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng. Đồng thời trà xanh cũng chứa lượng florua cao giúp răng lấy lại khoáng chất. Bố mẹ có thể cho trẻ súc miệng hằng ngày bằng nước trà xanh để cải thiện tình trạng đau răng.

Trà xanh giúp giảm số lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng
Trà xanh giúp giảm số lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng

Lưu ý, những phương pháp này chỉ giúp giảm triệu chứng đau nhức răng tạm thời, không thể điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Vì vậy phụ huynh cần sớm đưa con đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục.

2. Điều trị tại nha khoa

Tùy thuộc vào mức độ chiếc răng bị sâu mà nha sĩ sẽ có những phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Trám răng: Trường hợp chiếc răng bị sâu nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng bên trong, bác sĩ sẽ làm sạch hoàn toàn vết sâu. Sau đó sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng bù đắp lại phần mô răng đã mất, tái cấu trúc lại hình dáng cho hàm răng, ngăn ngừa sâu răng lan rộng.

Trám răng sữa cho trẻ
Trám răng sữa cho trẻ

Điều trị tủy: Kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp răng trẻ bị sâu đã tổn thương vào tủy răng. Khi đó, bác sĩ sẽ loại bỏ hết phần mô tủy bị viêm nhiễm, thực hiện trám răng để khôi phục lại thân răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và đảm bảo ăn nhai cho bé.

Nhổ răng: Nếu mô răng bị tổn thương nặng, vi khuẩn sâu răng ăn sát đến lợi, việc nhổ bỏ sẽ được chỉ định nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan sang chiếc răng bên cạnh. Vì còn cách thời điểm thay răng khá xa nên phụ huynh hãy cân nhắc làm hàm giữ khoảng cho trẻ để giữ chỗ giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

IV. Cách phòng ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ

Bố mẹ có thể giúp ngăn ngừa sâu răng ở con nhỏ bằng cách xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và vệ sinh răng miệng tốt từ sớm.

1. Làm sạch răng giúp ngăn ngừa sâu răng

Bắt đầu làm sạch răng cho bé ngay cả khi chưa mọc chiếc răng nào. Sử dụng một miếng vải sạch hoặc gạc mềm thấm nước, lau nướu và bề mặt lưỡi của trẻ.

Khi con được 2 tuổi, bắt đầu tập cho trẻ đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng. Thời điểm này, bố mẹ vừa hướng dẫn vừa giúp con chải răng đến khi nào con có thể tự làm tốt.

Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách
Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách

Thời điểm trẻ 5 – 6 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng chứa lượng florua tiêu chuẩn. Nếu bạn đang sống ở khu vực không có lượng florua trong nước uống hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ về một loại kem đánh răng phù hợp cho con.

Bắt đầu từ 2 tuổi, bạn cũng nên hướng dẫn và để con tập làm quen dần với việc dùng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn, mảng bám.

2. Ăn uống lành mạnh

Hãy chắc chắn rằng con bạn có một chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là canxi, vitamin D, C, sắt, magie, florua.

Hạn chế đồ ăn vặt và những thực phẩm nhiều đường, tinh bột như khoai tây chiên, kẹo, bánh quy, các loại bánh ngọt,…

Hạn chế ăn vặt, thức ăn nhanh và bánh kẹo ngọt
Hạn chế ăn vặt, thức ăn nhanh và bánh kẹo ngọt

Ngăn chặn việc truyền vi khuẩn từ miệng của bạn sang con bạn bằng cách không dùng chung dụng cụ ăn uống, hạn chế hôn môi và tuyệt đối không mớm thức ăn.

Nếu con bạn bú bình khi đi ngủ, chỉ cho nước vào bình. Nước trái cây hoặc sữa công thức có chứa đường có thể dẫn đến sâu răng.

3. Thăm khám nha sĩ

Cho con thăm khám nha khoa định kỳ ngay khi vừa tròn 1 tuổi để nha sĩ kiểm tra tiến trình mọc răng của trẻ. Đồng thời khắc phục nỗi sợ nha sĩ và hình thành ở con thói quen thăm khám răng miệng định kỳ khi bước vào tuổi trưởng thành.

Việc thăm khám thường xuyên còn ý nghĩa quan trọng trong việc giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời khắc phục.

Cho con thăm khám nha khoa định kỳ
Cho con thăm khám nha khoa định kỳ

Chữa sâu răng cho bé 2 tuổi nếu kịp thời và đúng cách sẽ giúp bảo tồn răng sữa đến thời điểm thay răng, bảo đảm ăn nhai và phát âm tốt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook