Chụp X quang là một kỹ thuật rất cần thiết trong các phương pháp phục hình thẩm mỹ răng miệng, điều trị bệnh lý nha khoa. Vậy cụ thể chụp X quang là gì, có mấy loại? Những ai nên chụp X quang răng? Chi phí thực hiện là bao nhiêu?
Mục Lục
I. Chụp X quang răng là gì?
Chụp X quang răng là một kỹ thuật nha khoa phổ biến sử dụng tia X để quan sát cấu trúc bên trong khoang miệng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hình ảnh từ phim chụp X quang sẽ thể hiện rõ nét về chân răng, tủy răng, mô mềm, xương hàm,… Thông qua đó bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện được các vấn đề bất thường xảy ra ở răng miệng hay các tổn thương, khối u nguy hiểm.
II. Chụp X quang răng có những loại nào?
Chụp X quang răng cũng gồm nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng tình trạng cụ thể cần kiểm tra là gì bác sĩ sẽ chỉ định hình thức phù hợp nhất cho bệnh nhân.
1. Chụp X quang cận chóp trong miệng – chụp được từ 3-4 răng
Kỹ thuật này được áp dụng khá phổ biến trong các trường hợp răng bị sâu, cần hàn trám, cần điều trị tủy,… Giúp hạn chế tối đa lượng bức xạ từ tia X nhưng vẫn phát hiện chính xác tình trạng răng bị tổn thương cũng như răng bên cạnh.
Chất lượng hình ảnh từ phim chụp vẫn đảm bảo rõ nét, không gây ảnh hưởng gì đến việc chẩn đoán hay điều trị.
2. Chụp X quang vòng quanh răng
Áp dụng trong trường hợp cần đánh giá tình trạng của các răng ở hàm trên hoặc hàm dưới.
Hình ảnh có được từ phim chụp sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý đang xảy ra ở răng miệng. Phát hiện ra các dấu hiệu bất thường bên trong khoang miệng mà mắt thường không nhận thấy được.
Khi thực hiện kỹ thuật này bệnh nhân chỉ cần ngồi thẳng lưng trên ghế và máy chụp X quang sẽ tự động xoay xung quanh người để ghi lại hình ảnh tổng quát của răng và xương hàm một cách sắc nét nhất.
3. Chụp X quang toàn cảnh răng
Chụp X quang răng toàn cảnh hay còn gọi là chụp X quang Panorama là phương pháp hiện đại đang được áp dụng phổ biến tại nhiều nha khoa hiện nay.
Phương pháp này sẽ cho phép ghi lại hình ảnh toàn bộ khoang miệng với độ phân giải cao. Hình ảnh sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về cấu trúc răng, khung xương hàm, khớp thái dương, xoang mũi.
Đặc biệt, thông qua chụp X quang toàn cảnh sẽ giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của toàn bộ 2 cung hàm trên cùng 1 phim chụp. Nhờ đó dễ dàng phát hiện ra các bệnh lý ở răng cũng như các tổn thương ở xương hàm. Bên cạnh đó có phát hiện các yếu tố nguy cơ như: khối áp xe, u nang, khối u,…
Khi thực hiện chụp X quang toàn cảnh bệnh nhân sẽ được hướng dẫn mặc áo chì bảo vệ. Trong thời gian chụp sẽ đứng yên trong 12 – 15 giây khi máy chụp xoay quanh một vòng toàn bộ vùng răng hàm mặt.
Hạn chế duy nhất của phương pháp này đó là khó nhận biết chính xác được lỗ sâu hay các vấn đề như: nhiễm trùng, gãy xương,…
4. Chụp X quang 3 chiều
Đây là phương pháp chụp tiên tiến nhất có khả năng ghi lại hình ảnh toàn cảnh trong khoang miệng theo không gian 3 chiều. Thông qua đó bác sĩ sẽ quan sát thấy được các cấu trúc mà mắt thường không thể thấy được như: mô mềm, cơ, xương hàm.
Thậm chí kể cả mạch máu hay các dây thần kinh đều được chụp lại với hình ảnh trực quan, rõ nét nhất.
III. Tại sao cần chụp X quang răng?
Chụp X quang là một kỹ thuật rất quan trọng và cần thiết trong các trường hợp điều trị, phục hình thẩm mỹ và chăm sóc răng miệng.
Thông qua các dữ liệu hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng răng và xương hàm mà mắt thường không thể nhận biết được.
Thực hiện chụp phim X quang răng sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
- Có được hình ảnh tổng quát để lập phác đồ điều trị bệnh lý, thẩm mỹ răng miệng hiệu quả, hạn chế biến chứng xảy ra.
- Phát hiện được các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn, các chấn thương ở vùng răng hàm mặt.
- Nhận biết được tình trạng răng mọc ngầm, mọc lệch, viêm lợi trùm,…
- Dựa vào hình ảnh phim chụp bác sĩ có thể quan sát chính xác được vị trí, hướng mọc của răng. Thậm chí thấy được cả ống dây thần kinh nằm sâu phía dưới chân răng. Từ đó giúp hỗ trợ tốt cho quá trình tiểu phẫu nhổ răng, đặc biệt là răng khôn diễn ra được an toàn, hiệu quả nhất.
- Phát hiện ra các u nang, khối u tăng trưởng bất thường ở răng.
- Ở trẻ trong độ tuổi mọc và thay răng việc chụp phim X quang cũng giúp xác định tình trạng răng sữa, răng vĩnh viễn, xu hướng phát triển của răng và xương hàm. Kịp thời nhận biết dấu hiệu sai lệch để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
IV. Khi nào thì nên chụp X quang răng?
Chụp phim X quang răng sẽ được chỉ định thực hiện trong hầu hết các dịch vụ điều trị, thẩm mỹ nha khoa. Cụ thể có các trường hợp như:
- Kiểm tra, phát hiện các tổn thương cụ thể khi răng có tình trạng sâu, gãy mẻ, viêm tủy,…
- Kiểm tra, phát hiện tình trạng mọc của răng khôn.
- Đánh giá tình trạng mọc lệch lạc, sai khớp cắn của răng để hỗ trợ quá trình niềng răng chỉnh nha.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng răng và mật độ xương hàm để phục vụ cho quá trình phục hình răng như: răng giả tháo lắp, bắc cầu sứ, cấy ghép Implant.
- Hỗ trợ theo dõi sau quá trình điều trị nha khoa.
V. Chụp X quang răng giá bao nhiêu?
Chi phí chụp X quang răng không quá tốn kém, thường dao động từ 150.000 – 300.000 VNĐ tùy vào từng dịch vụ ở mỗi nha khoa.
Thậm chí hiện nay, tại nhiều trung tâm nha khoa dịch vụ thăm khám, chụp phim X quang là hoàn toàn miễn phí. Điều này giúp giảm nỗi lo về chi phí cho khách hàng khi thực hiện các dịch vụ điều trị và thẩm mỹ răng miệng với chất lượng tốt nhất.
VI. Các kỹ thuật chụp X quang răng
1. Chụp X-Quang nội nha
X-quang nội nha là kỹ thuật khá phổ biến với phim chụp sẽ nằm bên trong miệng.
Phương pháp này đem lại hình ảnh có độ chi tiết cao giúp các bác sĩ:
- Phát hiện các dấu hiệu sâu răng.
- Quan sát tình trạng chân răng.
- Kiểm tra tình trạng của các khu vực xung quanh răng.
- Quan sát tình trạng phát triển răng.
- Theo dõi sức khỏe của răng.
2. Chụp X-Quang ngoại nha
Khác với X quang nội nha, phim chụp của X quang ngoại nha sẽ ở bên ngoài miệng. Đem lại hình ảnh tổng quát để bác sĩ quan sát rõ hơn cấu trúc của răng cũng như xương hàm, hộp sọ.
Kỹ thuật chụp X-quang ngoại nha thường được sử dụng để:
- Theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của răng.
- Quan sát, nhận biết tình trạng các răng mọc ngầm.
- Kiểm tra mối quan hệ giữa răng và hàm.
- Kiểm tra xương mặt.
X-quang ngoại nha không được rõ nét và chi tiết như nội nha. Do đó, kỹ thuật chụp này sẽ không được ứng dụng để phát hiện tình trạng sâu răng hoặc các tổn thương trên từng răng.
3. Chụp X-Quang kỹ thuật số
Đây là một trong các kỹ thuật chụp tiên tiến hiện nay. Thay vì sử dụng phim X quang tiêu chuẩn thì sẽ được thay thế bằng bộ cảm biến điện tử phẳng.
Hình ảnh phim chụp sẽ được thể hiện rõ nét trên màn hình máy tính, có thể lưu trữ lâu dài trong máy hoặc in ra.
Bác sĩ có thể quan sát, so sánh dễ dàng các phim chụp ở những thời điểm khác nhau thông qua phần mềm chuyên dụng. Từ đó sớm nhận biết được sự thay đổi, bất thường.
Kỹ thuật chụp này được đánh giá có lượng bức xạ ít hơn một nửa so với các phương pháp trước đó, đảm bảo tính an toàn tối ưu.
VII. Quy trình chụp X quang răng
Kỹ thuật chụp X quang răng mặc dù khá đơn giản, nhanh chóng nhưng cũng cần phải đảm bảo đúng quy trình mới an toàn và đạt kết quả chính xác.
Theo đó, quy trình chụp X quang răng sẽ trải qua các bước sau đây:
1. Bước 1: Tư vấn, đeo trang phục, thiết bị bảo vệ
Trước khi chụp X quang bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bệnh nhân quá trình thực hiện như thế nào.
Bệnh nhân sẽ được đeo đồ bảo hộ chuyên dụng thường được gọi là “áo chì” để tránh các ảnh hưởng của tia X đối với cơ thể.
2. Bước 2: Tiến hành chụp X quang
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân đứng vào đúng vị trí để thực hiện chụp phim. Bệnh nhân sẽ được ngậm một miếng bìa cứng hoặc bìa nhựa để giữ phim cố định khi chụp.
Quá trình thực hiện diễn ra rất nhanh, chỉ mất vài chục giây là hoàn tất.
3. Bước 3: Tư vấn điều trị
Sau khi chụp phim xong và có kết quả cụ thể bác sĩ sẽ giải thích chi tiết cho bệnh nhân về tình trạng răng cụ thể đang gặp các vấn đề gì. Đồng thời tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Đối với chụp X quang răng cận chóp quy trình tương đối đơn giản, nhanh chóng hơn và không mất nhiều thời gian chuẩn bị. Bệnh nhân chỉ cần ngồi yên trên ghế nha. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng áp sát bên ngoài vùng má tại vị trí răng cần kiểm tra và nhấn nút chụp là được.
Tùy theo từng tình trạng răng miệng của bệnh nhân như thế nào mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp chụp X quang phù hợp. Đồng thời, giải thích chi tiết các bước thực hiện, những việc cần làm để bệnh nhân có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn, đảm bảo kết quả tốt nhất.
VIII. Lưu ý trước khi chụp X quang răng
Trước khi chụp X quang răng bệnh nhân không cần phải căng thẳng, lo lắng gì nhiều. Không cần phải nhịn ăn uống mà chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ (nếu có thể).
Trường hợp gần đây đã có chụp X quang răng bạn có thể đem phim chụp đến đưa cho bác sĩ xem xét tình trạng và không nhất thiết phải chụp lại.
Cần chủ động thông báo tình trạng sức khỏe của bản thân cho bác sĩ trước khi thực hiện. Nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ em việc chụp phim X quang răng cần phải hết sức cẩn thận để tránh các ảnh hưởng nguy hại có thể xảy ra.
Với phụ nữ mang thai thì tia X từ việc chụp phim có thể gây ra các tác động xấu cho sức khỏe của thai nhi. Do đó, bác sĩ có thể khuyên trì hoãn chụp X quang trong giai đoạn này.
Chỉ trong các trường hợp thực sự cần thiết nếu phải chụp X quang thì thai phụ cũng cần được che chắn, bảo vệ cẩn thận bằng các thiết bị chống bức xạ như áo chì, yếm chì.
Chụp phim X quang ở trẻ em thường nhằm mục đích kiểm tra tình trạng mọc và phát triển của các răng sữa cũng như răng vĩnh viễn, hạn chế nguy cơ mọc sai lệch, phát hiện sớm các bệnh lý.
Chụp X quang cho trẻ cũng cần phải đảm bảo các biện pháp bảo vệ bằng áo chì để tránh các ảnh hưởng có hại từ tia X đối với sức khỏe.
Một vấn đề không kém phần quan trọng khi chụp X quang răng đó chính là chọn lựa đúng địa chỉ nha khoa uy tín. Sử dụng máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề về kỹ thuật, quy trình mới giúp quá trình thực hiện diễn ra an toàn, kết quả chính xác.
Trên đây là các thông tin cơ bản liên quan đến chụp X quang răng hy vọng sẽ hữu ích với mọi người.
Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm dịch vụ miễn phí:
Xem thêm kiến thức tổng hợp: