Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người mắc bệnh lý răng miệng, trong đó trẻ em chiếm đến 85%. Vậy trong trường hợp mắc bệnh sâu răng hay răng sứt mẻ thì có nên bọc răng sứ cho trẻ em không và khi nào thì có thể bọc răng sứ được?
Mục Lục
I. Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không?
Bọc răng sứ là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để làm cùi và tạo khoảng trống vừa đủ để lắp mão răng sứ lên trên. Phương pháp này có tác dụng bảo vệ răng thật khỏi những tác động xấu từ bên ngoài, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Phương pháp bọc răng sứ thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề như răng sâu, sứt mẻ lớn, răng viêm tủy, răng thưa khấp khểnh nhẹ hoặc nhiễm màu kháng sinh,…
Vậy có nên bọc răng sứ cho trẻ em không? Theo các chuyên gia nha khoa, phương pháp bọc răng sứ không được áp dụng cho trẻ em, nhất là những trẻ em vẫn còn trong giai đoạn thay răng. Vì:
- Đây là giai đoạn mà răng của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện, việc bọc sứ sẽ gây cản trở đến sự phát triển của răng. Mặt khác, mão sứ còn gây chèn ép đến sự phát triển khỏe mạnh của các răng bên cạnh.
- Mão sứ được thiết kế cố định dựa trên dấu hàm ngay tại thời điểm bọc sứ. Vì vậy mà trường hợp răng và xương hàm vẫn còn đang phát triển dễ dẫn đến tình trạng cộm cấn và sai khớp cắn.
- Trường hợp chiếc răng muốn bọc sứ là răng sữa thì điều này không cần thiết. Vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn sau đó.
- Ngoài ra, khi bọc răng sứ cần phải mài răng, với những trẻ tâm lý chưa thực sự vững và ổn định dễ hình thành nỗi ám ảnh của trẻ mỗi khi nhắc đến nha khoa.
II. Độ tuổi nào thích hợp để bọc răng sứ cho trẻ?
Độ tuổi được xem là thích hợp nhất để bọc răng sứ là khi đủ 18 tuổi. Lúc này, răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện và tương đối ổn định nên việc bọc sứ có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, nếu chưa đủ 18 tuổi, song răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ và răng đang gặp các vấn đề nghiêm trọng sau thì vẫn có thể tiến hành bọc sứ:
- Răng bị sứt mẻ lớn, sâu nặng, lỗ sâu lớn không thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám thông thường.
- Mặt nhai của răng bị mài mòn nghiêm trọng, vượt quá 1/2 thân răng, nếu thực hiện trám răng, miếng trám sẽ rất dễ rơi rớt, do đó việc bọc sứ là cần thiết.
III. Nên chọn loại răng sứ nào để bọc răng sứ cho trẻ?
Hiện nay, về cơ bản có 2 dòng răng sứ cơ bản có thể lựa chọn là răng sứ kim loại và răng toàn sứ:
1. Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại là loại răng có khung sườn làm từ hợp kim, bên ngoài đắp từng lớp sứ mỏng cho màu sắc gần giống với răng thật. Ưu điểm của loại răng sứ này là độ bền chắc cao và chi phí thấp, dao động trung bình khoảng 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ/răng.
Tuy nhiên, màu sắc của răng sứ kim loại hơi đục và xuất hiện ánh đen khi có ánh sáng mạnh chiếu vào. Sau một thời gian sử dụng còn xảy ra tình trạng đen viền nướu làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy mà răng sứ kim loại chỉ thích hợp phục hình ở vị trí răng hàm nhai. Tuổi thọ của răng sứ kim loại trung bình 5 – 7 năm.
2. Răng toàn sứ
Loại răng này có cấu tạo hoàn toàn từ sứ nguyên chất, không lẫn bất kỳ kim loại nào. Nhờ đó mà màu sắc trắng sáng và có độ trong bóng như răng thật, không gây đen viền nướu trong suốt quá trình sử dụng.
Đặc biệt, răng toàn sứ còn cho độ bền chắc tốt, ăn nhai thoải mái, thích hợp phục hình ở mọi vị trí trên cung hàm. Tuổi thọ của răng toàn sứ duy trì trung bình từ 10 – 15 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. Chi phí cho 1 chiếc răng toàn sứ dao động từ 4.000.000 – 7.000.000 VNĐ/răng.
Chính vì những ưu điểm vượt trội này mà bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên lựa chọn răng toàn sứ ngay từ ban đầu. Vì khi dùng răng sứ kim loại, một thời gian sẽ bị đen viền nướu, lúc này cần thay răng sứ mới để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ, vừa mất thời gian lại tốn thêm chi phí.
IV. Quy trình bọc răng sứ cho trẻ diễn ra như thế nào?
Một quy trình bọc răng sứ đúng chuẩn, tuân theo nguyên tắc an toàn của Bộ Y tế sẽ đảm bảo mang lại kết quả phục hình tối ưu nhất. Thông thường, quy trình bọc răng sứ trải qua các bước cơ bản sau:
1. Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân, chỉ định chụp X – Quang (nếu cần) để xác định chính xác tình trạng răng cũng như cấu trúc xương hàm để lên kế hoạch điều trị chính xác và tư vấn loại răng sứ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
2. Vệ sinh răng miệng và gây tê
Việc làm sạch răng miệng là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo. Trường hợp bệnh nhân có vôi răng, bác sĩ sẽ cạo vôi nhằm đảm bảo quá trình mài răng và lấy dấu hàm được chính xác.
Sau đó, thực hiện gây tê cục bộ ngay tại vị trí cần điều trị để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
3. Mài cùi lấy dấu răng
Bằng dụng cụ mài chuyên dụng trong nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi theo kế hoạch trước đó. Khi mài cùi hoàn tất, bác sĩ lấy dấu hàm và gửi toàn bộ dữ liệu sang labo. Kỹ thuật viên tiếp nhận thông tin và chế tác răng sứ theo yêu cầu.
Ở bước này, bệnh nhân cũng được gắn răng tạm để ngăn ngừa tình trạng cùi răng bị viêm nhiễm và đảm bảo thẩm mỹ tạm thời.
4. Tiến hành gắn răng sứ
Bệnh nhân quay lại nha khoa theo lịch hẹn để gắn răng sứ cố định, kết thúc quá trình điều trị. Những vấn đề về khớp cắn, độ khít sát, thẩm mỹ được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng. Chỉ khi bệnh nhân hài lòng mới dùng keo chuyên dụng để gắn cố định mão sứ với cùi răng.
Khi hoàn tất, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách nhằm duy trì độ bền chắc của răng sứ được lâu dài.
V. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để hạn chế bọc răng sứ
Để không cần phải băn khoăn, lo lắng về việc có nên bọc răng sứ cho trẻ hay không, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con:
1. Đảm bảo trẻ chải răng sạch sẽ, đúng cách
Con trẻ thường chải răng rất vội vàng, vì vậy mà thức ăn rất dễ còn tồn đọng trên răng, tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, bố mẹ nên tập cho con thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa nồng độ Fluor phù hợp.
Trong mỗi lần chải, nên dành ra ít nhất 2 phút để đảm bảo các mặt răng đều được làm sạch. Hướng dẫn con cách sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trong kẽ răng.
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Việc này không chỉ giúp loại bỏ được vi khuẩn mà còn ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
2. Cho trẻ đeo dụng cụ bảo vệ
Nếu con hiếu động, thường xuyên tham gia các môn thể dục thể thao như đá bóng, đá cầu, nhảy dây, bóng chuyền,… bố mẹ nên trang bị cho con hàm bảo vệ răng.
Ngoài ra, trường hợp con nghiến răng khi ngủ, cần đeo máng chống nghiến để tránh tình trạng răng bị mài mòn, sứt mẻ.
3. Thăm khám nha khoa
Định kỳ 3 – 6 tháng/lần nên cho con cạo vôi răng và thăm khám tại nha khoa. Điều này giúp sức khỏe răng miệng của con luôn được kiểm soát, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Có nên bọc răng sứ cho trẻ không còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng răng miệng cụ thể. Để chính xác nhất nên đưa con thăm khám tại Nha khoa Đông Nam, tại đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc bạn có thể gọi vào số hotline 0972 411 411 để được giải đáp thêm.
Xem thêm bọc răng sứ:
Xem thêm răng miệng trẻ em: