Dán răng sứ veneer là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn để cải thiện các khiếm khuyết trên răng, mang lại nụ cười tự tin, rạng rỡ. Vậy dán sứ veneer có tốt không? Và những biến chứng nào có thể xảy ra?
Mục Lục
I. Dán sứ veneer là gì?
Mặt dán sứ veneer được xem là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ răng hiện đại nhất. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán sứ có kích thước rất mỏng, với độ dày chỉ khoảng 0,3 – 0,5 mm cố định lên mặt ngoài của răng.
Mặt dán sứ sau khi hoàn tất trên răng, trường hợp bạn muốn tháo ra cần phải có sự can thiệp của bác sĩ bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Ở kỹ thuật làm mặt dán sứ, bác sĩ chỉ mài rất ít mô răng nên giúp bảo tồn răng thật gần như tối đa.
II. Dán răng sứ có tốt không?
Mặt dán sứ veneer có tốt không là băn khoăn của rất nhiều người. Có thể thấy, hiện nay phương pháp này vẫn đang được sử dụng phổ biến tại nhiều nha khoa là nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
- Thẩm mỹ cao: Mặt dán sứ mang lại tính tự nhiên cao nhờ màu sắc trong bóng và thiết kế vân răng tương tự như răng thật. Đồng thời, còn giúp làm thay đổi hình dáng của răng, răng đều và đẹp hơn.
- Ít tác động đến răng thật: Khi thực hiện làm mặt dán sứ, bạn sẽ chỉ phải mài đi rất ít mô răng thật nên không làm tổn hại và ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, bảo tồn răng thật gần như tối đa.
- Độ bền chắc tốt: Với những mặt dán sứ có cấu tạo từ vật liệu sứ cao cấp sẽ cho độ bền chắc tốt, giúp bạn ăn nhai thoải mái, ngon miệng. Đồng thời, tuổi thọ còn kéo dài từ 10 – 15 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng: Thông thường, chỉ mất ít nhất khoảng 2 lần hẹn đến nha khoa là bạn đã có được hàm răng đều đặn, trắng sáng, cải thiện các khiếm khuyết của răng.
III. Trường hợp nên thực hiện dán răng sứ
Mặc dù mặt dán sứ được rất nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả cho một số trường hợp răng nhất định:
- Răng gặp tình trạng ố vàng, xỉn màu hoặc men răng bẩm sinh không sáng, đã tiến hành tẩy trắng chuyên nghiệp tại nha khoa nhưng không cải thiện.
- Răng bị nứt mẻ, vỡ nhỏ do va đập, chấn thương, mặt dán sứ sẽ giúp khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng.
- Người gặp tình trạng răng thưa nhưng khoảng thưa không quá 2mm. Hoặc tình trạng răng lệch rất nhẹ.
- Ngoài ra, tình trạng kích thước giữa các răng không đều nhau tạo tâm lý tự ti cũng có thể khắc phục bằng phương pháp mặt dán sứ veneer.
IV. Trường hợp nào không nên thực hiện dán răng sứ
Có thể thấy, mặt dán sứ thường được áp dụng cho những trường hợp răng gặp khuyết điểm ở dạng nhẹ. Còn với một số tình trạng sau được bác sĩ khuyến cáo không nên dán sứ:
- Răng bẩm sinh đã gặp tình trạng thiểu sản men răng, bề mặt xuất hiện loang lổ nhiều lỗ nhỏ li ti.
- Răng bị nhiễm kháng sinh nặng, việc che đậy bằng một lớp sứ mỏng là điều rất khó.
- Răng bị sâu, mẻ, vỡ lớn, vượt quá 1/3 thân răng sẽ khiến diện tích bề mặt tiếp xúc không đủ để cố định miếng dán.
- Tình trạng răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, chen chúc nhau hoặc lệch khớp cắn, cấu trúc hàm phát triển không đều gây tình trạng hô móm.
Với những tình trạng răng này, bạn có thể lựa chọn khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ hoặc niềng răng chỉnh nha. Để biết chính xác tình trạng răng của mình có thể khắc phục bằng phương pháp mặt dán sứ hay không, hãy đến trực tiếp tại nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp.
V. Các biến chứng có thể xảy ra khi dán sứ
Mặt dán sứ veneer là kỹ thuật phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính chính xác tuyệt đối. Do đó, nếu không được thực hiện bởi một bác sĩ giỏi, quy trình không đảm bảo, vật liệu sứ kém chất lượng có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
1. Tổn thương cấu trúc nha chu
Một chiếc răng khỏe mạnh và vững chắc trên cung hàm là nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng nha chu, mô nướu và xương hàm. Khi thực hiện các thao tác dán răng sứ sẽ có những tác động lên vị trí tiếp giáp giữa mặt dán sứ và nướu. Nếu kỹ thuật không chính xác, mặt dán sứ không khít sát với răng thật sẽ tạo ra khoảng hở gây dính giắt thức ăn.
Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và hình thành các ổ viêm nhiễm, gây hôi miệng và tổn thương mô nha chu, nghiêm trọng hơn còn gây tình trạng tiêu xương.
2. Ảnh hưởng đến khớp cắn
Rất nhiều trường hợp sau khi làm mặt dán sứ không thể cắn đứt thức ăn bằng răng cửa, nguyên nhân là do thiếu sự chính xác trong quá trình lấy dấu, thiết kế mặt dán sứ hoặc cố định mặt dán sứ vào răng thật, gây nên sự xáo trộn khớp cắn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây hiện tượng mỏi hàm, lệch khớp thái dương hàm,…
3. Hỏng răng thật
Một số trường hợp vì sử dụng vật liệu sứ kém an toàn gây nên tình trạng kích ứng đến mô mềm trong khoang miệng. Nghiêm trọng hơn còn xảy ra hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương đến răng thật, tăng nguy cơ mất răng.
VI. Cách ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi dán răng sứ
Để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Lựa chọn nha khoa uy tín
Một nha khoa chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, máy móc công nghệ hiện đại và hệ thống vô trùng đạt chuẩn sẽ đảm bảo quy trình diễn ra an toàn, chính xác và mang lại kết quả phục hình tốt nhất. Không chỉ cải thiện về mặt thẩm mỹ mà còn đảm bảo chức năng ăn nhai sau này.
Mặt khác, nha khoa uy tín còn có chính sách bảo hành rõ ràng và minh bạch, giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
2. Chăm sóc răng miệng
Bên cạnh tay nghề của bác sĩ thì việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng có thể là tác nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm sau khi làm mặt dán sứ, vì vậy mà hãy vệ sinh răng miệng đúng cách và ăn uống khoa học để bảo vệ khoang miệng:
- Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Thao tác chải răng nên nhẹ nhàng và chải theo chiều dọc, tránh chải mạnh tay theo chiều ngang làm tụt nướu, mài mòn men răng.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Không hút thuốc lá và hạn chế đồ ăn thức uống sậm màu. Điều này giúp duy trì độ bền đẹp của mặt dán sứ.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất có trong các loại rau củ quả, thịt, cá biển, trứng, sữa,… để răng nướu được chắc khỏe.
- Hạn chế thức ăn dai cứng, nhiều đường và tinh bột. Tuyệt đối không dùng răng cắn móng tay, cạy mở nắp chai hoặc xé bao bì.
- Chú ý nhai đều ở hai bên hàm, tránh việc ăn nhai nhiều một bên gây rối loạn khớp thái dương hàm.
- Thường xuyên dùng các đầu ngón tay massage nhẹ vùng nướu cho máu lưu thông tốt hơn.
- Nếu có tật nghiến răng khi ngủ hãy đeo máng chống nghiến, ngăn ngừa tình trạng mặt dán sứ bị sứt mẻ.
3. Thăm khám định kỳ
Sau khi đã hoàn tất quá trình làm mặt dán sứ veneer, bạn nên đến gặp bác sĩ định kỳ để kiểm tra khớp cắn, độ bám keo của mặt dán sứ,… Việc này sẽ giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó xử lý sớm.
Dán sứ veneer có tốt không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ. Vì vậy mà hãy thật tỉnh táo trong việc lựa chọn địa chỉ thực hiện. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm dán răng sứ: