Đau răng đau đầu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi có triệu chứng?

13/04/2023
Đau răng đau đầu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi có triệu chứng?

Rất nhiều bệnh nhân vô cùng lo lắng trước tình trạng đau răng đau đầu khiến cho cuộc sống và sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng không tốt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau răng đau đầu? Tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm như thế nào? Phương pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả là gì?

Đau răng đau đầu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi có triệu chứng?
Đau răng đau đầu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi có triệu chứng?

I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng đau đầu

Các triệu chứng đau răng và đau đầu có thể xảy ra cùng lúc với nhau. Tình trạng đau răng đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bao gồm:

1. Đau răng hàm dẫn đến đau đầu

Có thể thấy đau răng hàm và đau đầu có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Điều này được lý giải là do vị trí của răng hàm thường có nhiều dây thần kinh cảm giác đi qua. Trong đó liên quan nhiều đến dây thần kinh sinh 3 (cặp dây thần kinh số V trong tổng số 12 cặp dây thần kinh của hộp sọ).

Đây được đánh giá là dây thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chi phối các cảm giác ở phần lớn các cơ quan trên khuôn mặt.

Chính vì vậy, khi bất cứ bộ phận nào thuộc nhánh của dây thần kinh sinh 3 bị tổn thương đều có thể tác động qua lại. Từ đó bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi các cơn đau nhức ở đầu khi bị đau răng hàm.

Mối liên quan giữa đau răng hàm gây đau đầu
Mối liên quan giữa đau răng hàm gây đau đầu

2. Bệnh lý ở răng

Không chỉ răng hàm, nếu bất kỳ vị trí răng nào trên cung hàm gặp phải các vấn đề bệnh lý đều có thể gây đau răng dẫn đến đau đầu.

Các bệnh lý gây đau nhức răng thường gặp đó là: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,…

Khi bệnh nhân mắc bệnh răng miệng và gặp triệu chứng đau nhức ở đầu có nghĩa là tình trạng viêm nhiễm ở răng đã rất nghiêm trọng và cần được điều trị gấp để tránh các hậu quả khó lường có thể xảy ra.

3. Chấn thương ở răng

Khi răng bị tổn thương làm tủy răng bị viêm nhiễm có thể gây tác động đến dây thần kinh cảm giác và dẫn truyền đến não bộ. Từ đó bệnh nhân không chỉ có cảm giác đau nhức ở răng mà còn có thể lan đến cả vùng đầu vô cùng khó chịu.

Một số yếu tố dẫn đến tình trạng này có thể là do: răng bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn do chấn thương, tai nạn, ăn nhai quá cứng, răng bị mài mòn làm lộ tủy do nghiến răng lâu ngày,….

Răng bị chấn thương nặng có thể gây đau nhức răng dẫn đến đau đầu
Răng bị chấn thương nặng có thể gây đau nhức răng dẫn đến đau đầu

4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì đau răng kèm đau đầu còn có thể do nhiều yếu tố khác gây nên như:

  • Ảnh hưởng từ tình trạng răng khôn mọc sai lệch.
  • Viêm xoang, tiểu đường, ung thư,…
  • Rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Căng thẳng, stress quá mức.

II. Đau răng gây đau đầu có nguy hiểm không?

Chỉ riêng những cơn đau nhức ở răng có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi và làm cho cuộc sống sinh hoạt chịu nhiều ảnh hưởng xấu.

Khi đau răng còn kèo theo tình trạng đau đầu thì mức độ khó chịu sẽ gia tăng gấp nhiều lần. Một số tác hại nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải đó là:

Khả năng ăn nhai giảm sút, việc ăn uống không được ngon miệng dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn.

Khó có thể ngủ được ngon giấc, dễ giật mình khi ngủ vì những cơn đau ở răng và đầu. Lâu ngày cơ thể sẽ trở nên suy nhược, tinh thần mệt mỏi, đề kháng kém khiến sức khỏe suy giảm đáng kể.

Tình trạng đau răng đau đầu còn có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như: chóng mặt, buồn nôn, sốt, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi,… Điều này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm cho bệnh nhân không thể tập trung được trong công việc, học tập, dễ bị trầm cảm, lo lắng quá mức.

Trong trường hợp bệnh nhân chủ quan với các triệu chứng đau nhức ở răng kèm đau đầu do bệnh lý ở răng gây ra sẽ rất nguy hại. Bởi càng để lâu thì hàm lượng vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sinh sôi dữ dội khiến cho cấu trúc răng hư hỏng nghiêm trọng và khó tránh khỏi nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Nếu bị mất răng lâu ngày còn dẫn đến hàng loạt các biến chứng khó lường khác như: tiêu xương hàm, xô lệch răng, da mặt nhăn nheo, chảy xệ gây lão hóa sớm,….

Đối với đau răng đau đầu do ảnh hưởng từ những bệnh lý ở cơ thể khi không được điều trị hiệu quả sẽ dễ gây các hậu quả làm sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Đau răng kèm đau đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe
Đau răng kèm đau đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe

III. Nên làm gì khi bị đau răng kèm đau đầu?

Khi bị đau răng kèm đau đầu việc quan trọng cần làm ngay đó chính là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả kịp thời. Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh lý như thế nào mà sẽ có các giải pháp khắc phục bệnh tốt nhất.

Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ thể cần đến bệnh viện chuyên khoa để được khám chữa hiệu quả. Các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh lý. Khi bệnh được kiểm soát tốt thì các triệu chứng đau răng cũng như đau đầu cũng dần khỏi hẳn.

Để điều trị các bệnh lý ở răng miệng gây đau răng kèm đau đầu bệnh nhân nên tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, chụp x-quang chẩn đoán tình trạng răng cụ thể để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Nếu do các bệnh lý sâu răng, mòn men, răng sứt mẻ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng đến tủy có thể trám răng để khắc phục.

Trám răng sâu
Trám răng sâu

Khi răng có dấu hiệu viêm tủy cần phải chữa tủy triệt để. Sau đó phục hình lại bằng bọc sứ giúp khôi phục được thẩm mỹ và ăn nhai bền chắc dài lâu cho răng.

Bọc sứ cho răng bị viêm tủy
Bọc sứ cho răng bị viêm tủy

Trong trường hợp răng bị viêm nướu, viêm nha chu dựa trên từng mức độ bệnh nhẹ hay nặng mà sẽ có các cách điều trị như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, ghép vạt lợi,… Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm (nếu cần).

Cạo vôi răng
Cạo vôi răng

Đối với tình trạng răng khôn mọc sai lệch không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường cho sức khỏe răng miệng. Do đó chiếc răng này cũng được chỉ định nhổ bỏ sớm để tránh gây tác hại nguy hiểm.

Nhổ răng khôn mọc lệch
Nhổ răng khôn mọc lệch

Bệnh lý ở răng khi đã phát triển quá nặng không thể điều trị hiệu quả được bằng các biện pháp thông thường. Khi đó sẽ phải nhổ bỏ răng để ngăn khả năng lây lan vi khuẩn khắp khoang miệng gây hư hỏng thêm nhiều răng khác.

Bệnh nhân sau nhổ răng nên phục hình lại bằng cấy ghép Implant sớm nhất có thể. Không chỉ giúp cải thiện được các vấn đề thẩm mỹ, ăn nhai mà răng Implant còn giúp ngăn chặn tối đa quá trình tiêu xương hàm do mất răng, chăm sóc cẩn thận sẽ duy trì thời gian sử dụng hiệu quả vĩnh viễn.

Phục hình răng mất hiệu quả bằng cấy ghép Implant
Phục hình răng mất hiệu quả bằng cấy ghép Implant

IV. Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau răng gây đau đầu

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở răng miệng nghiêm trọng dẫn đến đau răng và đau đầu, mỗi người cần chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng đúng cách. Hãy duy trì các thói quen lành mạnh sau:

  • Đánh răng với kem có chứa flour 2 – 3 lần/ngày, chọn bàn chải có lông mềm và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc.
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch thức ăn giắt ở kẽ răng.
  • Súc miệng sạch với nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng giúp tăng cường diệt khuẩn cho khoang miệng.
  • Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày, tránh các thực phẩm có nhiều axit.
  • Không nên dùng nhiều bia rượu, cà phê, tránh hút thuốc lá.
  • Hãy tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, răng lợi.
  • Các thực phẩm giàu vitamin D, C, canxi, sắt, kẽm, magie cũng nên bổ sung đầy đủ để tăng cường đề kháng cho cơ thể, duy trì độ chắc khỏe cho răng tốt hơn.
  • Tránh các thói quen có hại như: xỉa răng bằng tăm, nghiến răng, ăn nhai quá dai cứng, nhai đá lạnh,…
  • Vận động, rèn luyện thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh áp lực quá mức để nâng cao sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật hiệu quả.
  • Thăm khám răng miệng và cạo vôi răng định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, kịp thời khắc phục nếu có bệnh lý phát sinh.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa bệnh lý hiệu quả

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được đau răng đau đầu có nguy hiểm không? Nên làm gì khi có triệu chứng? Mọi thắc mắc hãy gọi đến tổng đài 19007141 để được tư vấn cụ thể ngay lập tức.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook