Điều trị ê buốt răng và cách phòng chống ê buốt răng hiệu quả

Khi xuất hiện cảm giác răng ê buốt, nhói ở thân răng, đặc biệt là thời điểm ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua chứng tỏ sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân răng ê buốt là gì? Cách điều trị như thế nào?

ê buốt răng

Vì sao răng bị ê buốt?

Răng bị ê buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Tổn thương cấu trúc răng: Trường hợp mòn men răng, mòn cổ chân răng, răng bị sứt mẻ lớn làm lộ ngà răng,… thì rất nhạy cảm và dễ dàng bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc những thực phẩm có tính ngọt, chua.

cách chữa ê buốt răng
Răng bị mẻ lớn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt

Quá trình chăm sóc răng miệng không đúng: Chọn bàn chải quá cứng, đánh mạnh tay và chải quá 3 lần trong ngày khiến men răng bị mài mòn, lớp bảo vệ răng bị suy yếu dễ gây nên tình trạng ê buốt.

Ngoài ra, trường hợp dùng nước súc miệng và kem đánh răng có nồng độ mài mòn cao cũng là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.

Chế độ ăn uống nhiều axit: Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nếu bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa axit như: các loại dưa chua (cải chua, giá hẹ chua, kim chi), trái cây chua (cóc, xoài,…), hoặc nước ngọt có gas, soda khiến men răng bị mài mòn, lâu ngày làm lộ ngà răng và gây ra hiện tượng ê buốt.

Thói quen xấu: Nhai đá lạnh, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm làm cấu trúc răng bị tổn thương, từ đó răng trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị kích thích bởi các tác động bên ngoài.

ê buốt chân răng
Thói quen ăn đá lạnh cũng là nguyên nhân gây ê buốt răng

Tẩy trắng răng: Nhiều bệnh nhân sau khi tẩy trắng răng về sẽ gặp tình trạng ê buốt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày thực hiện.

Song một vài trường hợp vì răng bị kích ứng với thuốc tẩy khiến thời gian ê buốt lâu hơn. Do đó, khi thực hiện tẩy trắng răng tại nha khoa, bạn cần trình bày rõ với bác sĩ về tình trạng răng của mình.

Hậu quả của ê buốt răng

Ê buốt răng mặc dù không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến chất lượng cuộc sống của bạn suy giảm rất nhiều. Trước tiên, đó là việc phải hạn chế chế thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích.

Một số người gặp tình trạng ê buốt răng nặng còn có nguy cơ biếng ăn, lâu dần khiến cơ thể suy nhược và ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc.

ê răng
Ê buốt răng ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn uống hằng ngày

Bên cạnh đó, hiện tượng ê buốt răng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến sức khỏe răng miệng khác:

Mòn men răng: Ê buốt là biểu hiện đầu tiên khi bị mài mòn men răng. Vì các ống ngà bị lộ ra ngoài, chịu tác động của áp suất không khí, ngoại lực và axit trong thức ăn, nước uống hằng ngày.

Sự mài mòn men răng thường gặp ở vị trí cổ răng, kẽ răng nên cảm giác ê buốt cũng bắt đầu từ những vị trí này.

Sâu răng: Sâu răng gây phá hủy mô răng lành, tạo thành những lỗ sâu trên thân răng. Lúc này răng sẽ dễ dàng bị kích thích bởi những tác động bên ngoài như ăn uống, vệ sinh răng,…

Bệnh viêm nha chu: Viêm nha chu nếu không điều trị sớm sẽ khiến răng nhanh chóng bị ăn mòn, yếu đi và biểu hiện ban đầu là tình trạng ê buốt. Trường hợp không điều trị sớm còn gây mất răng.

Cách chăm sóc và điều trị khi bị ê buốt răng

1. Mẹo giảm ê buốt răng tại nhà

  • Súc miệng bằng nước muối: Muối là loại gia vị tương đối phổ biến trong nhà bếp, do đó bạn có thể tận dụng chúng để pha nước súc miệng hằng ngày. Lấy một thìa cà phê muối khuấy đều trong 1 cốc nước ấm, sau đó đem súc miệng hằng ngày. Lưu ý, chỉ nên lấy lượng muối vừa phải, tránh dùng quá nhiều sẽ khiến tình trạng ê buốt trở nên nặng hơn.
  • Nha đam giảm ê buốt: Lấy những bẹ nha đam tươi, cắt lấy phần thịt bên trong, sau đó đặt chúng vào vị trí những chiếc răng bị ê buốt. Nha đam ngoài chữa ê buốt còn giúp loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
cách trị ê buốt răng
Dùng thịt nha đam đắp vào vị trí răng ê buốt
  • Súc miệng với nước lá ổi: Chọn những lá ổi non, rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng với nước lọc. Sau đó dùng nước này súc miệng hằng ngày sẽ giảm cảm giác ê buốt đáng kể.
  • Dầu đinh hương: Cách trị ê buốt răng bằng dầu đinh hương tương đối đơn giản, bạn chỉ cần dùng tăm bông hoặc bông gòn, thấm một ít dầu đinh hương và thoa đều lên vị trí răng ê buốt. Ngậm khoảng từ 2 – 3 phút, sau đó súc miệng lại với nước sạch.
  • Mẹo giảm ê buốt bằng tỏi: Trong tỏi chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau tốt. Lấy 1 tép tỏi đập dập rồi đặt vào vị trí răng bị ê nhức. Phương pháp này có hiệu quả giảm đau đáng kể, tuy nhiên sẽ không thích hợp với những người không chịu được mùi hăng của tỏi.
chữa ê buốt răng
Trong tỏi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ê buốt hiệu quả
  • Giảm ê răng bằng hành tây: Tương tự như tỏi, hành tây cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Bạn chỉ cần loại bỏ vỏ hành tây, cắt một lát mỏng rồi chà xát nhẹ vào vị trí răng bị ê buốt.
  • Súc miệng với trà bạc hà: Sử dụng trà bạc hà là một bài thuốc chữa ê buốt răng tại gia cực kỳ hiệu nghiệm. Lá bạc hà khô đem hãm với nước sôi, sau đó để bớt nóng rồi súc miệng. Mỗi lần súc nên ngậm khoảng 1 – 2 phút để làm dịu cơn ê buốt.
  • Dùng nghệ: Thoa tinh bột nghệ lên vùng răng ê buốt và để trong 5 – 10 phút rồi súc sạch lại với nước ấm. Hoặc dùng mật ong pha với tinh bột nghệ thoa lên răng bị tổn thương sẽ đem lại kết quả giảm ê buốt nhanh chóng hơn.
  • Trà xanh: Đun sôi lá trà xanh và để ấm rồi dùng để súc miệng trong 2 – 3 phút. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy giảm ê buốt răng đáng kể, hơi thở cũng thơm mát hơn.
  • Lá bàng non: Rửa sạch lá bàng non, giã nát và trộn chung với một ít muối. Sau đó pha thêm 1 ít nước ấm và lọc lấy phần nước dùng để súc miệng từ 1 – 2 phút cũng giúp răng nướu dễ chịu hơn, cơn đau thuyên giảm hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, thay đổi những thực phẩm gây kích ứng răng. Trường hợp có thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ nên đến nha khoa để mua máng chống nghiến.

2. Đến nha sĩ nếu răng ê buốt do các bệnh lý răng miệng

Biện pháp lâu dài và hiệu quả trong điều trị ê buốt răng chính xác nhất là thăm khám tại nha khoa. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định tái khoáng, hướng dẫn dùng gel chống ê buốt hoặc điều trị bằng những kỹ thuật nha khoa trong trường hợp ê buốt xuất phát từ bệnh lý răng miệng.

Tái khoáng: Đây là kỹ thuật mà nha sĩ sẽ tiến hành sử dụng các chất calcium hoặc fluorine cùng dụng cụ chuyên dụng để trám bít vào vị trí răng bị hư tổn, bảo vệ vùng răng ê buốt khỏi những tấn công từ bên ngoài.

Trường hợp sử dụng gel chống ê buốt, bạn cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng dùng quá nhiều hoặc không đúng cách làm ảnh hưởng đến răng nướu.

Trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành sẽ làm sạch vùng răng bị ê buốt vì thường thì chỗ đó là nơi có nhiều vi khuẩn sâu răng gây bệnh sót lại. Sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám lên răng, thay thế men răng bị mất, bảo vệ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong.

làm thế nào để hết ê buốt răng
Trám răng giúp điều trị được tình trạng răng ê buốt

Bọc răng sứ: Phương pháp này chỉ áp dụng khi tình trạng men răng bị mài mòn quá nặng, lỗ sâu to. Lúc này sẽ sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng bên ngoài tạo sự đồng đều sau đó là chụp mão răng sứ bên trên bảo vệ toàn bộ răng thật bên trong, răng sẽ không còn khả năng xảy ra ê buốt nữa.

ê buốt răng phải làm sao
Bọc răng sứ cho trường hợp răng hư hỏng và nhiễm kháng sinh

Cách phòng tránh răng ê buốt

Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên giữ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải thật đều đặn và nhẹ nhàng theo chiều dọc. Tránh đánh theo chiều ngang làm mài mòn men răng.

Đặc biệt nên chải răng kỹ ở những nơi dễ hình thành mảng bám như viền nướu, kẽ răng, vị trí răng hàm nhai. Điều quan trọng nhất là việc chải răng ê buốt phải nhẹ nhàng hơn so với răng thường để hạn chế thấp nhất tình trạng mòn răng.

cách giảm ê buốt răng
Thực hiện chải răng nhẹ nhàng ở những vị trí bị ê buốt

Ưu tiên chọn những loại kem đánh răng chuyên dụng có chứa thành phần Strotium Acetalate hoặc Postassium Nitrate dành cho răng nhạy cảm, ê buốt để tránh tình trạng kích ứng.

Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho hơi thở luôn thơm mát.

nguyên nhân răng bị ê buốt
Dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn

Trường hợp bàn chải đã bị mòn, bạn nên mua bàn chải đánh răng mới để hiệu quả làm sạch được tốt hơn. Lời khuyên của các nha sĩ là 3 – 4 tháng cần thay bàn chải một lần.

Chế độ ăn hợp lý: Chọn lựa thực phẩm ít axit, thức ăn tránh quá nóng hoặc quá lạnh, không nên ăn đồ cứng là điều bạn có thể làm để hạn chế cảm giác nhói buốt răng trong sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm giàu canxi để xương răng chắc khỏe. Những thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể bổ sung là các loại đậu, rau xanh, bột váng sữa, hải sản,…

răng bị ê buốt phải làm sao
Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi tốt cho răng

Khám răng định kỳ tại nha khoa: Thường xuyên thăm khám răng định kỳ tại nha khoa 3 – 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.

Răng ê buốt tưởng chừng chỉ là hiện tượng bình thường nhưng thật chất lại là biểu hiện của tình trạng sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề. Do đó, phương pháp điều trị tốt nhất là bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám.

Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Xem thêm răng ê buốt:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *