khuyến mãi 30/4 - 1/5

Ê buốt răng uống thuốc gì an toàn hiệu quả nhất hiện nay

Ê buốt răng là bệnh lý thường gặp ở mọi người, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể khiến bạn khó chịu, không tập trung vào công việc. Nên chọn loại thuốc nào để trị ê buốt răng?

ê buốt răng uống thuốc gì

1. Nguyên nhân nên tình trạng ê buốt răng

Ê buốt răng hay răng nhạy cảm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây nên. Cụ thể gồm có:

a. Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sai cách

Khi không chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận đúng cách rất dễ gây các tổn thương không đáng có cho răng nướu, nguy cơ xói mòn men răng. Điều này là tác nhân hàng đầu khiến cho răng ngày càng suy yếu, nhạy cảm, ê buốt nhiều hơn.

Những thói quen vệ sinh răng miệng có thể tăng nguy cơ gây ê buốt răng đó là:

  • Đánh răng quá mạnh theo chiều ngang, đánh răng nhiều lần trong ngày.
  • Dùng bàn chải không đảm bảo chất lượng, đầu lông bàn chải quá cứng.
  • Lạm dụng các loại kem đánh răng có chất tẩy trắng cao, nước súc miệng chứa nhiều cồn.
Ê buốt răng có thể do vệ sinh răng miệng sai cách
Ê buốt răng có thể do vệ sinh răng miệng sai cách

b. Mắc các bệnh lý ở răng miệng

Các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt răng dai dẳng.

Khi bệnh lý ở răng miệng không sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, lan sâu vào bên trong cấu trúc răng gây hư hỏng nặng nề, nguy cơ hoại tử vùng tủy răng. Càng để lâu răng sẽ yếu dần, dễ bị lung lay và mất răng vĩnh viễn.

c. Ăn uống không lành mạnh

Một chế độ ăn uống tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit cao, đồ ăn nhiều đường, uống nhiều bia rượu, nước có ga,… và không chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng sẽ khiến cho men răng bị mài mòn theo thời gian và gây nhức buốt rất khó chịu.

Không chỉ vậy, nếu ăn uống thiếu hụt canxi, vitamin D cũng gây các ảnh hưởng xấu đến răng nướu. Khi đó men răng sẽ không còn được chắc khỏe, rất dễ bị mẻ vỡ khi gặp lực tác động từ bên ngoài và khó tránh tình trạng răng đau nhức, nhạy cảm.

d. Tai nạn, chấn thương gây sứt mẻ, gãy vỡ răng

Các trường hợp chẳng may gặp gặp phải tai nạn, chấn thương, va đập ngoài ý muốn có nguy cơ cao gây sứt mẻ, gãy vỡ răng dẫn đến lộ ngà răng, tủy răng bên trong.

Lúc này vi khuẩn rất dễ tấn công và gây triệu chứng sưng viêm, đau nhức, ê buốt dai dẳng.

Răng sứt mẻ, gãy vỡ dễ gây đau nhức, ê buốt kéo dài
Răng sứt mẻ, gãy vỡ dễ gây đau nhức, ê buốt kéo dài

e. Một số thói quen xấu

Ở những người có thói quen dùng răng như công cụ để mở đồ vật cứng, thường xuyên nhai nước đá lạnh, ăn nhai đồ quá dai cứng, nghiến răng khi ngủ,… cũng là tác nhân khiến răng dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ và gây nhức buốt khó chịu.

2. Nên dùng thuốc gì trị ê buốt răng?

Ê buốt răng hay còn được gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng dễ bị kích thích nóng, lạnh, chua cay, khi chải răng mạnh hoặc thậm chí khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng có thể khiến răng bị ê buốt.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng ê buốt là do mòn men răng, lộ ngà răng, tụt nướu, răng bị sâu, gãy mẻ khiến khi cho cấu trúc răng bên trong có phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân nóng lạnh gây ê buốt.

hiện tượng ê buốt răng
Mòn men răng, tụt nướu gây ra ê buốt răng

Theo các bác sĩ nha khoa, hiện nay không có loại thuốc chữa ê buốt răng theo đường uống hiệu quả mà chỉ có thể dùng gel bôi để chống ê buốt. Đây là một liệu pháp được nhiều người sử dụng rất hiệu quả, thuốc có bán ở rất nhiều hiệu thuốc nên mọi người cũng dễ tìm kiếm.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc chữa ê buốt răng dạng kem bôi tại chỗ này mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một lưu ý nữa là gel chống ê buốt chỉ sử dụng tại các vị trí răng bị ê buốt nhẹ, nếu nặng thì ngay cả gel này cũng không có tác dụng.

e buot rang uong thuoc gi
Không có loại thuốc chữa ê buốt răng theo đường uống

3. Làm thế nào để chữa ê buốt răng hiệu quả?

Đối với các trường hợp răng bị ê buốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cách tốt nhất lúc này là nên đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để được thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý thích hợp. Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị ê buốt răng tối ưu:

thuốc chữa ê buốt răng
Thăm khám và điều trị ê buốt răng tại nha khoa
  • Trong trường hợp răng bị mòn men: Nếu bị mòn men răng và ê buốt quá mức thì nha sĩ có thể chỉ định tái khoáng. Đây thực chất là phương pháp làm hết ê buốt răng bằng cách bù men răng nhân tạo vào phần răng ê buốt.
thuoc chua e buot rang
Tái khám trong trường hợp răng bị mòn men và ê buốt quá mức
  • Một số trường hợp răng bị sâu, mòn răng: Răng bị sâu hoặc khi phần răng bên ngoài bị mòn và lộ ngà thì nha sĩ sẽ tiến hành trám răng cho bệnh nhân để che đi vùng răng bị lộ ra ngoài, bảo vệ cấu trúc răng phía trong.

Việc trám răng sâu không chỉ là đắp một phần vật liệu trám lên trên mà còn cần làm sạch sâu loại bỏ hết các vi khuẩn sâu răng đang bám dính trên răng, biểu hiện là các vệt có màu nâu đen, hoặc tình huống mới chớm sâu thì răng sẽ xuất hiện các vết trắng ngà khó phát hiện.

uống thuốc gì chữa ê buốt răng
Trám răng khi phần răng bên ngoài bị mòn và lộ ngà
trám răng bị sâu
Trám răng sâu
  • Trường hợp răng bị mòn chân răng: Với trường hợp mòn chân răng và trám răng thông thường không hiệu quả thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bọc răng sứ thẩm mỹ bảo vệ răng không còn bị ê buốt và tạo hình lại hàm răng với hình dáng thẩm mỹ bên ngoài.
bọc răng sứ ngăn ê buốt răng
Bọc sứ cho răng bị khuyết cổ chân răng
  • Trường hợp sâu rặng gây viêm tủy: Tình huống ê buốt răng nặng nhất thuộc về trường hợp răng bị sâu nặng đã ăn vào tủy, gây ra viêm tủy khiến ê nhức kéo dài dù không ăn uống đồ cay nóng thì vẫn xuất hiện.

Để điều trị chỉ còn cách chữa tủy, loại bỏ sạch vùng tủy viêm nhiễm sau đó là hàn trám lại bằng vật liệu chuyên dụng. Sau khi chữa tủy, răng rất giòn và dễ gãy khi có tác động nhẹ và bọc răng sứ sau khi chữa tủy là cực kỳ cần thiết.

chữa tủy bọc răng sứ
Bọc răng sứ cho răng bị viêm tủy

icon chọn nha khoa đông nam Để tránh ê buốt răng “ghé thăm” các bạn cũng nên có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà:

  • Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách, không chải răng quá nhiều lần trong ngày.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm có kích thước nhỏ, phù hợp với bản thân.
  • Dùng nước súc miệng để ngăn tình trạng răng ê buốt.
  • Chú ý ăn uống thực phẩm dinh dưỡng, tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các món ăn chua cay.
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lý sâu răng sớm tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
nha khoa trị ê buốt răng
Nha khoa Đông Nam

4. Một số cách chữa răng ê buốt tại nhà

Nếu chưa có thời gian đến Nha Khoa điều trị, các bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa ê buốt răng tại nhà như sau:

  • Chữa răng ê buốt tại nhà bằng nước muối: Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để xử lý răng nhạy cảm. Súc miệng bằng nước muối ngay lập tức làm giảm những cơn đau buốt. Tốt hơn hết là mua nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc hoặc tự pha muối với nước ấm theo tỷ lệ 0,9%.
chữa ê buốt răng tại nhà
Pha nước muối đúng cách giảm ê buốt tại nhà
  • Chữa răng ê buốt tại nhà bằng Lá ổi: Bài thuốc dân gian này đặc biệt hiệu quả trong việc chữa các cơn đau buốt do răng nhạy cảm gây ra. Bạn có thể nhai vài lá ổi hoặc nấu nước lá ổi rồi ngậm mỗi khi bị những cơn đau hành hạ.
  • Chữa răng ê buốt tại nhà bằng Tinh dầu đinh hương: Đinh hương có tác dụng tốt khi chữa răng nhạy cảm, tinh dầu đinh hương có thể mang lại điều kỳ diệu. Dùng tăm bông chấm dung dịch vào vùng răng ê buốt, giữ trong 2-3 phút sau đó súc miệng lại nước sạch, cơn ê buốt sẽ dừng hẳn.
chữa răng ê buốt bằng dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương
  • Giảm ê buốt răng tại nhà bằng Tỏi hoặc hành tây: Đều có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt trong trị bệnh nhiễm trùng và đau nhức răng. Thành phần của nó cũng chứa một chất gây mê tự nhiên. Kết hợp 2 đặc tính này sẽ tạo ra một sự kỳ diệu trong việc điều trị răng nhạy cảm.

Thực hiện như sau: Lấy tỏi đập dập hoặc giã nát đắp lên vùng răng ê buốt hoặc cắt hành tây thành lát mỏng rồi đắp lên đều có công dụng giảm ê buốt răng nhanh chóng.

trị ê buốt răng với tỏi và hành tây
Chữa răng ê buốt tại nhà bằng Tỏi và hành tây
  • Chữa răng ê buốt tại nhà bằng Cây nha đam: Chức năng hàn gắn vết thương của cây nha đam cũng rất công hiệu với những chiếc răng ê buốt. Dùng một lát nha đam mỏng đắp lên vùng răng bị ê buốt trong 5 phút, thực hiện ngày 2 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
mẹo chữa ê buốt răng bằng nha đam
Giảm ê buốt răng bằng nha đam

Có thể khẳng định hiện nay chưa có loại thuốc uống nào có thể sử dụng để chữa trị tình trạng ê buốt răng. Biện pháp duy nhất hiện nay là thăm khám và điều trị nha khoa cụ thể cũng như hướng dẫn về một số sản phẩm bôi tại chỗ hỗ trợ giảm ê buốt răng.

Bên cạnh các biện pháp nha khoa bạn có thể dùng các biện pháp vệ sinh răng hàng ngày như chăm sóc răng miệng thật tốt, chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ canxi…

5. Cách phòng ngừa tình trạng ê buốt răng

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa tối đa tình trạng ê buốt răng có thể xảy ra.

  • Theo đó mỗi ngày cần đảm bảo chải răng sạch sẽ kỹ lưỡng 2 – 3 lần với bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour hoặc kem chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
  • Chỉ chải răng theo chiều dọc hoặc chiều tròn với lực vừa phải. Tuyệt đối không chải răng quá mạnh theo chiều ngang, không chải răng quá lâu, quá nhiều lần trong ngày.
  • Sau 2 – 3 tháng sử dụng nên thay bàn chải mới hoặc thay khi đầu lông đã bị mòn để việc làm sạch răng được hiệu quả, tránh vi khuẩn tích tụ nhiều gây hại cho răng lợi.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối sinh lý giúp diệt khuẩn tối ưu.
  • Thực đơn ăn uống mỗi ngày nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất xơ giúp duy trì răng nướu được khỏe mạnh hơn.
  • Tránh ăn nhai các món quá dai cứng, không dùng răng để mở nắp chai, nhai nước đá lạnh,…
  • Không nên tiêu thụ thường xuyên các món nhiều đường, nhiều axit, tránh dùng các món quá nóng, quá lạnh liên tục. Hạn chế dùng chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ nếu có bệnh nghiến răng khi ngủ.
  • Thăm khám răng miệng tổng quát, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần là việc làm rất quan trọng và cần thiết để duy trì được hàm răng luôn sạch khỏe dài lâu. Đồng thời giúp tầm soát tốt các bệnh lý để khắc phục nhanh chóng, tránh xảy ra biến chứng.
Các thói quen có hại dễ gây ê buốt răng cần tránh
Các thói quen có hại dễ gây ê buốt răng cần tránh

Nếu có nhu cầu chữa ê buốt răng nhanh chóng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm răng ê buốt:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close