Gãy răng nên ăn gì và kiêng gì?

Gãy răng nên ăn gì và kiêng gì là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những trường hợp răng bị chấn thương nặng, mất nhiều mô cứng và đã có triệu chứng đau nhức, ê buốt.

Gãy răng nên ăn gì và kiêng gì?

1. Gãy răng nên kiêng ăn gì?

Răng của chúng ta rất cứng chắc, thế nhưng, chúng vẫn có thể bị gãy vì nhiều nguyên nhân khác nhau như va đập, té ngã, nhai cắn với lực mạnh…

Việc mất mô răng có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng đáng lo ngại như suy giảm chức năng ăn nhai, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng, ê buốt răng, tổn thương môi lưỡi…

răng bị gãy
Răng bị gãy

Chính vì thế, nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, tư vấn và phục hình răng.

Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm sau đây để tránh làm răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.

– Thực phẩm ngọt

Đường có trong thức ăn nhanh, bánh ngọt, kẹo, chocolate… rất dễ bám dính lại trên răng, tạo thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.

gãy răng kiêng gì
Khi bị gãy răng, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm ngọt

Vì thế, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm này ở một mức độ hạn chế, đánh răng sau khi ăn…

– Thực phẩm giàu axit

Răng bị gãy thường nhạy cảm với các thực phẩm có tính axit như nước ngọt có gas, cam, chanh… khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau nhức.

kiêng ăn gì khi gãy răng

Do đó, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này là hết sức cần thiết. Sau khi ăn, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên răng.

– Thực phẩm lạnh

Thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng gãy bị ê buốt. Chính vì thế, để tránh gặp phải các triệu chứng này, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm lạnh như kem, nước đá…

kiêng ăn đồ lạnh khi gãy răng
Nên hạn chế ăn thực phẩm lạnh

– Thực phẩm dai, cứng

Việc sử dụng lực nhai, cắn mạnh có thể làm răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm quá cứng. Tuyệt đối không dùng răng để mở nắp chai, nút thắt dây thừng, bao bì thực phẩm…

kiêng ăn thực phẩm cứng khi gãy răng

– Bia rượu

Việc uống nhiều bia rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Các chất có trong bia, rượu có thể làm ức chế quá trình sản xuất nước bọt, ăn mòn men răng, làm răng xỉn màu, ố vàng…

không uống rượu bia
Nên hạn chế uống bia rượu

2. Gãy răng nên ăn gì?

Nếu không may bị gãy, vỡ, răng, bạn nên lựa chọn các thực phẩm sau:

✅ Thức ăn mềm, lỏng: Lựa chọn phổ biến thường là các loại cháo, soup, vì chúng dễ ăn, không cần sử dụng nhiều lực nhai, nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

thực phẩm có lợi cho răng
Một số thực phẩm có lợi cho răng

✅ Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau như sinh tố, nước ép hoặc nấu thành canh, soup.

✅ Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa có hàm lượng dinh dưỡng tốt, lượng canxi cao, rất tốt cho răng và xương. Uống sữa hoặc ăn các thực phẩm được chế biến từ sữa vừa có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể vừa tốt cho xương răng.

3. Chăm sóc răng bị gãy

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên lưu ý hơn đến chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản:

Đánh răng đúng kỹ thuật: Bạn chỉ nên đánh răng với một lực vừa phải, với bàn chải có lông mềm.

hướng dẫn đánh răng đúng cách

Dùng chỉ nha khoa: Bên cạnh việc đánh răng vào buổi sáng, tối và sau khi ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn bám dính lại trên răng.

Không dùng tăm tre để làm sạch răng: Việc này có thể làm tổn thương nướu và men răng. Nếu bạn muốn làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trên răng, giải pháp tốt nhất là dùng chỉ nha khoa.

không xỉa răng bằng tăm
Không dùng tăm xỉa răng

Sử dụng máng chống nghiến: Áp lực khi nghiến răng có thể làm cho răng bị mài mòn và tổn thương nghiêm trọng hơn. Nếu có tật này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến.

máng chống nghiến
Sử dụng máng chống nghiến nếu có tật nghiến răng

Không hút thuốc lá: Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng gấp 3 – 6 lần người bình thường.

không hút thuốc
Tuyệt đối không hút thuốc lá

4. Các phương pháp phục hình răng tại nha khoa

Khi bị gãy răng, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu chân và các mô xung quanh răng không bị tổn thương quá nghiêm trọng, vẫn còn khả năng bảo tồn, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô bị ảnh hưởng, kể cả tủy nếu chúng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, không thể phục hồi. Sau đó, khôi phục lại hình dáng răng bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

phương pháp phục hình răng gãy mẻ
Các phương pháp phục hình răng

Trong đó, kỹ thuật trám răng thường được chỉ định cho các răng bị gãy không quá một phần ba thân răng. Bác sĩ sẽ đắp từng lớp vật liệu Composite lên trên bề mặt răng để thay thế cho các mô răng bị mất.

trám răng bể mẻ
Trước và sau khi trám răng

Trong đa số các trường hợp còn lại, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để có được hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.

bọc sứ cho răng hư tổn
Trước và sau khi bọc răng sứ

Với các răng bị gãy quá nghiêm trọng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ buộc phải loại bỏ chúng. Sau đó, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp trồng lại phù hợp, thường là cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.

phương pháp trồng răng
Các phương pháp trồng lại răng sau khi nhổ

Trên thực tế, việc xác định phương pháp phục hình răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Do đó, để có được thông tin cụ thể, chính xác nhất, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang và tư vấn trực tiếp.

Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm gãy răng:

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:,

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook