Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn nhanh và hiệu quả

04/03/2023
Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn nhanh và hiệu quả

Cơn đau do mọc răng khôn gây ra đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy tại sao răng khôn mọc lại gây đau nhức? Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn nhanh và hiệu quả?

Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn nhanh và hiệu quả
Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn nhanh và hiệu quả

I. Nguyên nhân mọc răng khôn lại bị đau

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành (17 – 25 tuổi). Trên lý thuyết mỗi người sẽ mọc 4 răng khôn ở 4 góc hàm. Tuy nhiên không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn, có người chỉ mọc 1, 2, 3 răng hoặc cũng có thể là không mọc chiếc nào.

Khi mọc răng khôn, người bệnh thường có cảm giác đau nhức khó chịu, không thể ăn uống bình thường, thậm chí những cơn đau nhức còn hành hạ trong lúc ngủ, làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.

Sở dĩ răng khôn mọc lên gây đau nhức là do:

  • Khi răng khôn trồi lên khỏi nướu, đồng nghĩa với các niêm mạc lợi bị bóc tách, mở đường cho răng khôn mọc, lợi bị kích thích gây hiện tượng sưng phồng, tấy đỏ, từ đó gây ra những cơn đau nhức.
  • Răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành, khi các răng vĩnh viễn khác và xương hàm đã phát triển ổn định, răng khôn không còn đủ chỗ để trồi lên dẫn đến hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt vào trong xương hàm và gây đau nhức.
Răng khôn mọc ngầm mọc lệch là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức
Răng khôn mọc ngầm mọc lệch là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức

II. Đau do mọc răng khôn có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Thông thường, thời gian để 1 chiếc răng khôn mọc hoàn thiện sẽ mất vài tháng, thậm chí là vài năm. Thời điểm mỗi lần răng khôn nhú lên, nướu bị kích thích sẽ gây đau và thời gian đau răng khôn có thể diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày, 1 tuần hoặc lâu hơn.

Với chiếc răng khôn mọc ở vị trí thuận lợi, mọc thẳng, không bị kẹt trong mô xương và nướu thì cơn đau sẽ chấm dứt khi chiếc răng khôn mọc lên hoàn thiện.

Tuy nhiên, với chiếc răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm bên trong xương hàm, cơn đau sẽ tái diễn nhiều lần và chỉ chấm dứt khi chiếc răng khôn này được nhổ bỏ.

Cơn đau do răng khôn mọc lệch tương đối nghiêm trọng, chúng không thể tự khỏi và còn thường kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt, đau đầu, cứng hàm. Đặc biệt, nếu không được loại bỏ sớm răng khôn mọc lệch còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sâu răng, tổn thương răng kế cận, u nang thân răng, rối loạn cảm giác và phản xạ,…

Cơn đau do răng khôn mọc lệch chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chúng được nhổ bỏ
Cơn đau do răng khôn mọc lệch chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chúng được nhổ bỏ

III. Các mẹo giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau do răng khôn mọc nhưng chưa sắp xếp được thời gian đến nha khoa kiểm tra thì có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà sau:

1. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách giảm đau khi mọc răng khôn an toàn và hiệu quả. Đặc tính sát khuẩn của muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, giữ cho nướu răng khỏe mạnh.

Bạn lấy khoảng 2 muỗng cà phê muối hòa tan với 1 ly nước ấm rồi đem súc miệng. Hoặc để thuận tiện và cho hiệu quả tốt hơn, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại tiệm thuốc tây.

2. Giảm đau mọc răng khôn bằng bạc hà

Tinh dầu trong lá bạc hà đã được chứng minh về hiệu quả kháng viêm, làm dịu cơn đau. Đồng thời còn mang lại hơi thở thơm mát.

Dùng bông gòn thấm một ít tinh dầu bạc hà chấm lên vị trí răng khôn đang mọc. Hoặc có thể giã nhuyễn lá bạc hà rồi đắp trực tiếp lên răng.

Tinh dầu bạc hà giúp giảm đau do mọc răng khôn hiệu quả
Tinh dầu bạc hà giúp giảm đau do mọc răng khôn hiệu quả

3. Chườm đá lạnh

Đá lạnh có tác dụng làm co mạch máu, làm chậm lưu lượng máu đến vùng răng tổn thương và giảm hoạt động của dây thần kinh, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

Liệu pháp lạnh phổ biến nhất là dùng đá vụn cho vào chiếc khăn sạch và chườm ở bên ngoài má, ngay tại vị trí răng khôn mọc. Thời gian trong mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 phút và thực hiện di chuyển qua lại, tránh để im một chỗ hoặc thời gian chườm quá lâu gây hiện tượng bỏng lạnh.

4. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể pha loãng 1 muỗng tinh dầu tràm trà cùng với 2 muỗng dầu dừa, sau đó dùng bông gòn thấm vào hỗn hợp rồi bôi vào vị trí răng khôn bị sưng viêm. Để khoảng 5 – 7 phút rồi súc miệng sạch với nước.

Tràm trà có đặc tính kháng khuẩn rất tốt
Tràm trà có đặc tính kháng khuẩn rất tốt

5. Giảm đau mọc răng khôn bằng nha đam

Bên cạnh công dụng dưỡng da, trị mụn, nha đam còn được chứng minh là mang lại hiệu quả trong việc giảm đau răng khôn nhờ đặc tính làm mát và giảm viêm. Hơn hết, với những trường hợp nướu bị trầy xước, chảy máu, nha đam còn hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Chọn một nhánh nha đam tươi, loại bỏ vỏ, sau đó lấy phần thịt nha đam bên trong cắt thành từng miếng mỏng và đắp trực tiếp vào vị trí đang bị sưng đau. Cách này giúp làm dịu cơn đau tạm thời.

Nha đam có đặc tính làm mát và giảm sưng viêm
Nha đam có đặc tính làm mát và giảm sưng viêm

6. Tỏi và gừng giảm đau khi mọc răng khôn

Đây là những nguyên liệu cực kỳ phổ biến trong bếp ăn gia đình. Tỏi và gừng đều có khả năng kháng khuẩn hiệu quả, từ đó làm giảm cơn đau nhức khó chịu khi mọc răng khôn.

Tỏi và gừng đem bỏ vỏ rồi nghiền nhỏ thành hỗn hợp. Tiếp theo, lấy bông gòn thấm vào hỗn hợp này và bôi lên vị trí nướu sưng viêm do răng khôn.

7. Tinh dầu hoa oải hương giảm đau răng khôn

Một nghiên cứu vào năm 2015 đã chứng minh hiệu quả giảm đau, kháng khuẩn của tinh dầu hoa oải hương. Để áp dụng phương pháp giảm đau này, bạn có thể pha 2 – 3 giọt dầu oải hương vào cốc nước ấm và súc miệng hằng ngày. Hoặc bôi trực tiếp dầu oải hương lên chỗ đau và sau đó súc miệng lại với nước.

Tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh về hiệu quả kháng khuẩn giảm đau
Tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh về hiệu quả kháng khuẩn giảm đau

8. Giảm đau răng khôn bằng tinh dầu cỏ xạ hương

Không chỉ được sử dụng như một loại rau gia vị làm tăng hương vị món ăn mà cỏ xạ hương còn được sử dụng như một loại thuốc để giảm đau và sưng viêm.

Pha loãng vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào dầu nền (loại dầu dẫn dùng để pha loãng các tinh dầu cô đặc khác), dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa vào răng, nướu. Thực hiện phương pháp này 3 – 5 lần/ngày để nhanh chóng mang lại tác dụng. Hoặc cũng có thể nhỏ vài giọt dầu cỏ xạ hương vào cốc nước ấm và súc miệng.

Súc miệng với tinh dầu cỏ xạ hương giúp giảm đau răng khôn
Súc miệng với tinh dầu cỏ xạ hương giúp giảm đau răng khôn

IV. Các loại thuốc giảm đau khi mọc răng khôn

Một số loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng thường được sử dụng mà bạn có thể tham khảo là:

1. Gel gây tê

Được dùng để bôi trực tiếp vào nướu hoặc răng. Thành phần chính của những loại gel gây tê giảm đau răng là benzocain, 1 hoạt chất gây tê hoạt động theo cơ chế ngăn chặn tín hiệu của các dây thần kinh, từ đó giảm đau cục bộ.

Gel gây tê có thể sử dụng được cả ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, với những người có tiền sử dị ứng với thành phần benzocain cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid gồm ibuprofen, naproxen hoặc gel diclofenac. Trong đó, ibuprofen là loại thuốc chống viêm, giảm đau không steroid có tác dụng rất lớn đối với trường hợp đau răng khôn. Loại thuốc này được bào chế ở dạng viên nén hoặc viên nang gel lỏng.

Lưu ý, với những người đang sử dụng aspirin, thuốc ức chế men chuyển, thuốc làm loãng máu, methotrexate, corticosteroid, lasix hoặc lithium,… thì không nên dùng ibuprofen. Mặt khác, dùng ibuprofen trong thời gian dài còn có thể làm tổn thương dạ dày, gan, thận,… nên cần uống đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn.

Thuốc giảm đau ibuprofen hỗ trợ giảm đau răng khôn hiệu quả
Thuốc giảm đau ibuprofen hỗ trợ giảm đau răng khôn hiệu quả

Thuốc giảm đau acetaminophen được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với ibuprofen. Acetaminophen được bào chế ở dạng viên nén, viên nang gel lỏng hoặc hỗn dịch uống. Acetaminophen là thuốc giúp kiểm soát cơn đau, không có đặc tính chống viêm.

Lưu ý, trong quá trình sử dụng acetaminophen, bệnh nhân không nên uống rượu vì có thể gây tổn thương gan. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên trao đổi rõ với bác sĩ về tiền sử dùng thuốc của mình trước khi uống acetaminophen.

3. Thuốc giảm đau kê đơn

Corticosteroid, loại thuốc được bào chế ở dạng viên nén hoặc thuốc tiêm giúp làm dịu khu vực bị viêm, giảm sưng. Tuy nhiên, loại thuốc này thường gây một số tác dụng phụ như tăng cân, khó ngủ, thay đổi tâm trạng, lượng đường trong máu cao,…

Opioid, loại thuốc giảm đau được dùng ngắn hạn để điều trị cơn đau răng khôn dữ dội hoặc cơn đau sau khi vừa nhổ răng khôn. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, buồn ngủ, ngứa da,…

Opioid được dùng để điều trị cơn đau cấp tính
Opioid được dùng để điều trị cơn đau cấp tính

V. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Như đã đề cập ở trên, thuốc giảm đau răng khôn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, để dùng thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Đồng thời cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, nếu thấy quá hạn tuyệt đối không nên uống.
  • Không tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc giảm đau.
  • Trường hợp sử dụng thuốc xuất hiện những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nổi mẩn đỏ, ngứa da,… thì ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau

Các cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà chỉ là phương pháp tạm thời, chúng vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy tốt nhất bạn vẫn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để được kiểm tra, thăm khám. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm mọc răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook