Hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Khắc phục như thế nào?

17/06/2023
Hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Khắc phục như thế nào?

Hôi miệng từ cổ họng không chỉ gây nhiều phiền toái trong giao tiếp hằng ngày mà còn cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Có cách nào để khắc phục dứt điểm tình trạng này hay không?

Hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Khắc phục như thế nào?
Hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Khắc phục như thế nào?

I. Hôi miệng từ cổ họng là do đâu?

Hôi miệng từ cổ họng có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây nên như:

1. Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh lý do sự tấn công của vi khuẩn lên vùng xoang cạnh mũi khiến cho dịch nhầy, mủ ứ đọng lại. Tình trạng này càng để lâu thì phần dịch nhầy, mủ sẽ lan rộng xuống vùng hầu họng và sản sinh ra mùi hôi khó chịu.

Ngoài hôi miệng từ cổ họng thì viêm xoang còn gây ra nhiều triệu chứng khác như: nghẹt mũi, đau đầu, chảy dịch mủ trong miệng,…

Hôi miệng từ cổ họng có thể do ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý
Hôi miệng từ cổ họng có thể do ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý

2. Viêm họng

Bệnh thường xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, dị ứng làm cho vùng niêm mạc hầu họng bị tổn thương, viêm nhiễm.

Khi bị viêm họng hệ hô hấp sẽ hoạt động kém hơn, tiết nhiều dịch đờm đặc quánh khiến cho khoang miệng có mùi hôi.

3. Viêm Amidan

Viêm Amidan cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến cho hơi thở có mùi hôi xuất phát từ cổ họng.

Viêm Amidan thường khởi phát khi hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội để vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập vào hạch lympho ở cổ họng và gây nhiễm trùng.

Lúc này cổ họng sẽ xuất hiện các nốt mủ trắng kèm theo các dấu hiệu như: khối amidan sưng đỏ, cổ họng đau rát, khó nuốt, khó thở, vướng víu trong họng,…

Viêm amidan là nguyên nhân khiến khoang miệng có mùi khó chịu
Viêm amidan là nguyên nhân khiến khoang miệng có mùi khó chịu

4. Các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày thực quản,… là nguyên nhân khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều trở ngại.

Lượng thức ăn không được tiêu hóa hiệu quả sẽ gia tăng men trong dạ dày khiến bệnh nhân dễ bị nôn trớ, ợ chua và có mùi hôi phát qua hơi thở.

5. Bệnh thận

Trong trường hợp nhận thấy từ cổ họng phát ra mùi hôi giống mùi cá tanh rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đã mắc bệnh lý suy thận. Cần phải đến gặp bác sĩ thăm khám ngay để tránh các hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra cho sức khỏe.

6. Ung thư vòm họng

Nguy hiểm hơn hết khi cổ họng xuất hiện mùi hôi kéo dài trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm rất có thể là do bệnh ung thư vòm họng.

Các tế bào gây ung thư vòm họng có chứa nhiều Polyamines gây ra mùi hôi rất nồng nặc. Bệnh phát triển nặng thì cổ họng của bệnh nhân sẽ có mùi hôi dữ dội hơn.

7. Bệnh lý ở răng miệng

Mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi. Vi khuẩn có thể lây lan đến cả cổ họng và khiến cho vùng này cũng xuất hiện mùi khó chịu.

Các bệnh lý ở răng miệng cũng dễ làm hơi thở có mùi hôi
Các bệnh lý ở răng miệng cũng dễ làm hơi thở có mùi hôi

II. Hôi miệng từ cổ họng có nguy hiểm không?

Hôi miệng từ cổ họng sẽ khiến cho bệnh nhân vô cùng e dè, ngại ngùng mỗi khi giao tiếp.

Thậm chí có rất nhiều người cảm thấy vô cùng tự ti, sống khép kín và không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống, công việc và học tập.

Mùi hôi từ hơi thở còn khiến cho người đối diện khi giao tiếp cảm thấy mất thiện cảm, dễ xảy ra phản ứng xa lánh, né tránh.

Các vấn đề bệnh lý cơ thể gây hôi miệng sẽ khiến cho sức khỏe giảm sút trầm trọng. Nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng nên tuyệt đối không được chủ quan trong việc khám chữa.

Trong các trường hợp bệnh lý ở răng miệng gây hôi miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ăn nhai hằng ngày. Mà tình trạng bệnh để lâu sẽ khiến cấu trúc răng hư hỏng nặng, nguy cơ mất răng vĩnh viễn kéo theo hàng loạt biến chứng khó lường khác.

III. Điều trị hôi miệng từ cổ họng như thế nào?

Khi nhận thấy hơi thở, cổ họng có mùi hôi khó chịu lâu ngày không khỏi dù đã chăm sóc, vệ sinh răng, họng cẩn thận.

Bệnh nhân cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa uy tín để bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân bệnh lý chính xác. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà sẽ có chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Với các bệnh lý cơ thể thông thường sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh nhằm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus, nấm có hại. Từ đó giúp bệnh nhanh thuyên giảm và mùi hôi ở họng cũng dần biến mất.

Một số trường hợp bệnh nặng có thể thực hiện thêm các biện pháp sinh thiết, tiểu phẫu để khắc phục được dứt điểm tình trạng bệnh.

Nếu hôi miệng do những vấn đề bệnh lý ở răng gây ra bệnh nhân nên đến các địa chỉ nha khoa để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể và có phác đồ điều trị tối ưu. Khi bệnh lý được kiểm soát tốt thì mùi hôi ở miệng cũng sẽ không còn.

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bệnh hiệu quả
Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị bệnh hiệu quả

IV. Cách phòng tránh hôi miệng từ cổ họng

Để phòng ngừa hôi miệng từ cổ họng hiệu quả bạn nên tuân thủ chế độ chăm sóc khoa học, lành mạnh theo các hướng dẫn sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ vào các buổi sáng, tối, sau khi ăn. Chọn dùng bàn chải mềm, kem đánh răng chứa flour chải nhẹ nhàng theo chiều dọc ở khắp các bề mặt răng.
  • Chải sạch cả vùng lưỡi sau khi chải răng để hạn chế nguy cơ mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều gây ảnh hưởng không tốt cho răng lợi.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng tối ưu, ngừa hôi miệng đáng kể.
  • Mỗi ngày bạn cũng nên dùng nước muối sinh lý để súc họng 2 – 3 lần/ngày giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm ở vùng hầu họng, bệnh đường hô hấp tốt hơn.
  • Uống nhiều nước để khoang miệng không bị khô. Có thể dùng thêm một số loại nước ép rau củ để bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất tốt cơ thể.
  • Hạn chế các thực phẩm dễ gây mùi hôi ở miệng như: hành, mắm, tỏi,…
  • Tránh dùng các chất kích thích như: bia rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Giảm thiểu các món nhiều đường, nhiều axit, nhiều tinh bột trong khẩu phần ăn.
  • Duy trì thói quen đến bệnh viện, nha khoa để thăm khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra răng miệng định kỳ nhằm tầm soát tốt mọi vấn đề bệnh lý xảy ra (nếu có).
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn có hại
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn có hại

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ bạn đã biết được hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Khắc phục như thế nào? Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook