Điều trị tủy răng là một kỹ thuật cần thiết để có thể loại bỏ được các mô răng bị viêm nhiễm, khắc phục tình trạng nhức buốt, giúp bảo tồn răng tốt hơn. Tuy nhiên khi nào cần điều trị tủy răng? Trường hợp nào thì không nên là vấn đề khiến cho không ít bệnh nhân băn khoăn thắc mắc để đảm bảo việc điều trị được an toàn, hiệu quả nhất.
Mục Lục
I. Điều trị tủy răng là gì?
Tủy răng nằm ở sâu trong cùng của răng được bao bọc, bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Đây là lớp mô mềm chứa rất nhiều mạch máu, dây thần kinh.
Vai trò chính của tủy răng đó là nuôi dưỡng răng luôn khỏe mạnh, dẫn truyền các dây thần kinh cảm giác.
Mặc dù nằm ở vị trí sâu trong cùng của răng. Nhưng tủy răng vẫn có nguy cơ cao bị viêm nhiễm nếu như gặp phải các tác động mạnh bên ngoài làm cho men răng, ngà răng bị tổn thương làm lộ tủy. Lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm tủy răng.
Một khi tủy răng đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì bắt buộc phải điều trị tủy để có thể xử lý dứt điểm được tình trạng viêm nhiễm ở răng.
Điều trị tủy răng (điều trị nội nha) là quá trình loại bỏ đi phần mô tủy đã bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hay hoại tử ra ngoài và làm sạch, khử trùng ở buồng tủy.
Sau đó sẽ dùng chất liệu chuyên dụng trám bít lại ống tủy để bảo tồn các mô răng còn lại, ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây hư hỏng nặng nề thêm cho răng.
Để đảm bảo răng đã chữa tủy có thể tồn tại lâu dài nhất có thể bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng hoặc bọc sứ để phục hình lại được thẩm mỹ và cải thiện ăn nhai tốt hơn cho răng.
II. Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tủy răng
Tình trạng viêm tủy răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Mắc bệnh lý sâu răng nhưng không điều trị sớm khiến cho vi khuẩn phát triển ngày càng mạnh, xâm nhập sâu vào bên trong tủy răng và dẫn đến viêm nhiễm, đau nhức dữ dội.
- Viêm tủy răng còn có thể là do hậu quả của một số bệnh lý răng miệng khác không được khắc phục hiệu quả như: viêm nha chu, viêm quanh chóp răng, áp xe răng,… khiến cho vi khuẩn lan rộng làm tủy răng bị hư tổn, viêm nhiễm và hoại tử.
- Các chấn thương, va đập mạnh, tai nạn, dùng răng cắn xé, ăn nhai đồ quá cứng có thể làm cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ khiến tủy răng lộ ra bên ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm ở vùng tủy răng.
- Thói quen chải răng quá mạnh theo chiều ngang bằng bàn chải có lông cứng cũng rất dễ gây bào mòn men răng nhanh chóng làm lộ ngà răng, tủy răng bên trong và khó tránh khỏi viêm tủy.
- Chế độ ăn kém khoa học, thường xuyên ăn đồ ngọt nhiều đường, các thực phẩm có tính axit cao, dùng nhiều bia rượu, hút thuốc lá,… và không chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng cũng gia tăng khả năng mắc các bệnh lý ở răng như viêm tủy.
- Ở những người có tật nghiến răng khi ngủ lâu ngày cũng gây ra tình trạng mòn răng, sứt mẻ, gãy vỡ răng làm lộ tủy, gây viêm tủy.
III. Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng
Viêm tủy răng sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu viêm tủy đặc trưng như:
1. Giai đoạn viêm tủy phục hồi
Có những cơn đau nhức nhẹ thoáng qua ngay cả khi không ăn uống hay có bất kỳ kích thích nào.
Răng ê buốt khi dùng đồ quá nóng, quá lạnh.
2. Giai đoạn viêm tủy cấp tính
- Cảm giác đau nhức, ê buốt diễn ra liên tục hơn.
- Không chỉ với đồ ăn nóng, lạnh mà ngay cả các món quá ngọt, quá chua cũng làm răng bị kích thích rất khó chịu.
3. Giai đoạn viêm tủy mãn tính
Cơn đau ngày càng nặng nề, răng trở nên nhạy cảm vô cùng, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, chải răng. Thậm chí cơn đau còn ảnh hưởng đến cả giấc ngủ.
Nướu có tình trạng sưng tấy, tụ mủ, xuất hiện mùi hôi ở khoang miệng.
4. Giai đoạn hoại tử tủy
Cơn đau không còn xuất hiện nữa cảnh bảo nguy cơ tủy răng đã bị hoại tử.
Răng không còn bất cứ cảm giác nào, xuất hiện tình trạng lung lay, tiêu xương ổ răng làm răng dễ bị gãy rụng hơn bao giờ hết.
IV. Khi nào cần điều trị tủy răng?
Điều trị tủy răng càng sớm sẽ tăng khả năng bảo tồn được răng, giúp cải thiện được thẩm mỹ và ăn nhai tốt hơn. Bệnh nhân sẽ không còn phải chịu đựng các cảm giác đau nhức khó chịu do viêm tủy gây ra nữa.
Theo đó, nếu như gặp các tình trạng sau thì nên thực hiện điều trị tủy răng ngay:
- Răng sâu hỏng nặng, mô răng bị tổn thương nhiều gây đau nhức kéo dài.
- Răng bị chấn thương, sứt mẻ, gãy vỡ lớn làm lộ tủy, viêm tủy.
- Đau nhức răng liên tục, vùng nướu có dấu hiệu sưng phồng, tím tái, thâm đen.
- Nướu răng có tình trạng tụ mủ trắng, đau nhức, chảy mủ ở chân răng.
- Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, ăn uống các món nóng, lạnh, chua, ngọt răng càng trở nên nhạy cảm, nhức buốt dữ dội.
V. Lấy tủy răng có đau không?
Tủy răng là nơi chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh dẫn truyền cảm giác. Chính vì vậy các thao tác điều trị ở tủy răng ít nhiều cũng có thể gây đôi chút khó chịu.
Tuy nhiên, các công nghệ điều trị trong nha khoa ngày càng được cải tiến hiện đại nên sẽ giúp loại bỏ tối đa những cảm giác đau ê khi lấy tủy răng.
Không chỉ vậy, những chiếc răng cần điều trị tủy sẽ được tiến hành gây tê cục bộ trước. Do đó, bệnh nhân hầu như không còn thấy đau nhức, khó chịu gì trong suốt quá trình điều trị.
Hơn thế nữa, các bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc giảm đau, chống viêm để bệnh nhân sử dụng sau khi chữa tủy. Do đó, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề đau nhức.
Điều quan trọng đó là hãy chọn lựa kỹ lưỡng cho mình một địa chỉ nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng.
Các bác sĩ có tay nghề giỏi, kỹ thuật chuẩn xác, kết hợp cùng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ điều trị tủy một cách an toàn, rút ngắn tối đa thời gian với kết quả tốt nhất mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nguy hại nào.
Xin nhấn mạnh một điều rằng mọi thao tác trong quá trình điều trị tủy sẽ thoải mái, nhẹ nhàng hơn rất nhiều lần so với những cơn nhức buốt, sưng đau dai dẳng do viêm tủy gây ra.
Sau khi chữa tủy xong bạn sẽ hoàn toàn không còn phải chịu đựng bất kỳ cảm giác khó chịu nào nữa. Răng thật cũng được bảo tồn tối đa. Khả năng ăn nhai cũng được cải thiện đáng kể.
VI. Các trường hợp chống chỉ định điều trị tủy răng
Không phải mọi trường hợp tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm điều có thể điều trị tủy được hiệu quả.
Nếu thuộc các trường hợp dưới đây sẽ không phù hợp để thực hiện kỹ thuật điều trị này:
- Phần mô răng và chân răng bị hư hỏng nặng nề.
- Răng sâu hỏng, viêm nhiễm thuộc nhóm răng dư, răng lạc chỗ.
- Răng bị viêm nha chu nghiêm trọng, xuất hiện tình trạng tiêu xương nặng.
- Răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng không có dấu hiệu khỏi và bệnh vẫn tái phát sau đó.
- Răng có các biến chứng nặng như: viêm xương hàm, viêm nhiễm quanh tổ chức liên kết, viêm xoang,…
VII. Hậu quả nếu không điều trị tủy răng sớm
Viêm tủy răng là tình trạng rất nguy hiểm, cần sớm thăm khám và chữa tủy kịp thời để tránh các hậu quả khó lường như:
- Đau nhức, ê buốt kéo dài khiến cho ăn nhai giảm sút, chán ăn, bỏ ăn, không ngủ được ngon giấc. Từ đó làm cho cơ thể vô cùng mệt mỏi, suy nhược, dễ làm phát sinh thêm nhiều bệnh lý ở dạ dày, tiêu hóa.
- Tủy răng viêm nhiễm lâu ngày có thể dần bị hoại tử và dẫn đến nguy cơ cao bị mất răng vĩnh viễn.
- Vi khuẩn trong tủy răng có thể di chuyển ngược dòng theo đường máu và gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác như: nhiễm trùng máu, bệnh ở tim mạch, hô hấp,…
- Mức độ nhiễm trùng nghiêm trọng có thể khiến cho các vùng xung quanh răng bị ảnh hưởng, dẫn đến biến chứng viêm xương hàm, sưng hạch bạch huyết, viêm quanh cuống răng,…. làm cho răng ngày càng yếu, khó tránh khỏi tình trạng lung lay, gãy rụng.
Do đó, tốt hơn hết khi nhận thấy răng đang có các dấu hiệu bị viêm tủy. Việc cần làm ngay lúc này đó là đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục hiệu quả nhất, hạn chế tối đa biến chứng xảy ra.
Nếu viêm tủy chưa quá nặng nề bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy. Sau đó tùy vào từng tình trạng, nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành phục hình lại bằng biện pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ để tái tạo hình thể răng thẩm mỹ hơn, đồng thời giúp ăn uống được thoải mái như bình thường.
Viêm tủy răng quá nghiêm trọng, có nguy cơ gây ra các ảnh hưởng xấu cho những răng khỏe mạnh xung quanh. Lúc này việc nhổ răng là bắt buộc để xử lý dứt điểm mối nguy hại này.
Để phục hình răng mất hiệu quả bệnh nhân có thể chọn giải pháp trồng răng Implant hiện đại. Không chỉ có thể cải thiện được thẩm mỹ, ăn nhai hoàn hảo như răng thật. Mà răng Implant sẽ ngăn ngừa tối đa tiêu xương hàm, đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn biết được Khi nào cần điều trị tủy răng? Trường hợp nào thì không nên?
Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đông Nam qua số hotline 19007141 để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn và đặt lịch hẹn thăm khám sớm nhất.
Xem thêm điều trị tủy răng: