Không đánh răng có sao không? Cách chăm sóc răng miệng đúng cách luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Một hàm răng sạch khỏe không chỉ đem lại được thẩm mỹ mà còn góp phần duy trì ăn nhai hiệu quả, phòng tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
Mục Lục
I. Sự quan trọng của việc chăm sóc răng miệng
Răng miệng không chỉ giữ vai trò ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể.
Theo các chuyên gia, mỗi người cần phải xây dựng cho mình thói quen chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:
- Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng giúp loại bỏ sạch sẽ mảng bám, thức ăn thừa trên bề mặt răng và kẽ răng. Từ đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng và các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Khi răng sạch khỏe, sáng bóng, không mắc bệnh lý sẽ đảm bảo thẩm mỹ hơn. Đồng thời việc ăn nhai cũng diễn ra thuận lợi, ăn uống ngon miệng, tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt giúp cơ thể cũng được khỏe mạnh hơn.
- Hàm răng còn có vai trò quan trọng trong vấn đề phát âm. Nếu chăm sóc răng không tốt dẫn đến mất răng nhất là tại vị trí răng cửa sẽ khiến cho phát âm có phần kém chuẩn xác, ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp hằng ngày.
- Răng miệng khỏe mạnh còn giúp hạn chế nguy cơ dẫn đến các bệnh lý ở cơ thể, giảm tính nghiêm trọng của các bệnh lý mãn tính đang mắc phải.
II. Không đánh răng có sao không?
Giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề không đánh răng có sao không? Các chuyên gia khuyến cáo, khi không đánh răng sạch sẽ hằng ngày sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như:
1. Hôi miệng
Hôi miệng là ảnh hưởng đầu tiên khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách mỗi ngày.
Mảng bám, vụn thức ăn thừa sẽ bám dính lại trên bề mặt răng, kẽ răng, lưỡi sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn sinh sôi mạnh và gây mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Khi hơi thở có mùi hôi sẽ khiến cho việc giao tiếp gặp nhiều trở ngại. Bệnh nhân mất tự tin khi nói cười thậm chí gây ấn tượng xấu cho người đối diện vì mùi hôi miệng.
2. Các bệnh lý ở răng miệng
Khi không đánh răng lâu ngày các mảng bám, vụn thức ăn sẽ tích tụ dày đặc và hình thành mảng bám cao răng bám cứng chắc ở bề mặt răng cả bên trên và dưới viền nướu.
Vi khuẩn lúc này sẽ sản sinh mạnh tấn công đến men răng và gây hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm nhiễm xung quanh răng,…
Các bệnh lý ở răng khi không được khắc phục sớm sẽ tiến triển nặng gây hư hỏng cấu trúc răng nghiêm trọng. Răng sẽ yếu dần, dễ bị lung lay thậm chí nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Nếu chẳng may bị mất răng lâu ngày không chỉ gây mất thẩm mỹ, ăn nhai kém. Mà tình trạng này còn dẫn đến hàng loạt biến chứng khó lường khác như: tiêu xương hàm khiến gương mặt trông lão hóa sớm, răng mọc xô lệch, răng đối diện mọc trồi dài,….
3. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Không chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến các bệnh lý ở răng miệng kéo dài còn gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể.
Vi khuẩn có thể lây lan ngược theo đường máu đến các cơ quan trên cơ thể gây ra các bệnh lý ở tim mạch, tiểu đường, viêm phổi, suy giảm trí nhớ,…
III. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách
Các tác hại của việc không đánh răng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người nên hình thành cho mình thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách theo các hướng dẫn sau đây:
- Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần vào buổi sáng khi ngủ dậy, buổi tối trước khi ngủ và sau khi ăn uống xong ít nhất 30 phút.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm, kem đánh răng chứa flour hoặc kem cho răng nhạy cảm theo khuyến nghị của bác sĩ.
- Chải răng theo chiều dọc với lực vừa phải ở khắp tất cả bề mặt của răng. Duy trì thời gian chải răng tối thiểu 2 phút để đảm bảo tất cả các răng đều được làm sạch hiệu quả.
- Sau chải răng cần chải sạch cả vùng lưỡi để ngăn ngừa tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây hại cho răng lợi.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở kẽ răng mà bàn chải thông thường chưa làm sạch hết được.
- Súc miệng mỗi ngày với dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để khoang miệng được làm sạch tối ưu, tránh tình trạng hôi miệng.
- Thay bàn chải đánh răng mới sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc thay ngay khi nhận thấy đầu lông bàn chải bị xói mòn. Điều này sẽ giúp tránh vi khuẩn tích tụ quá nhiều ở bàn chải khiến việc làm sạch răng kém hiệu quả và gây tổn hại cho răng nướu.
- Mỗi 6 tháng bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để khám răng định kỳ, cạo vôi răng loại bỏ hoàn toàn mảng bám cứng chắc trên răng mà bàn chải thường không làm được. Điều này sẽ giúp đảm bảo răng luôn được sạch khỏe, ngăn ngừa bệnh lý tốt hơn.
Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề không đánh răng có sao không? Cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng: