Khớp cắn đối đầu là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

06/05/2023
Khớp cắn đối đầu là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

Khớp cắn đối đầu là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến vẻ hài hòa, cân đối của hàm răng cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Vậy nguyên nhân gây ra khớp cắn đối đầu là gì và cách khắc phục như thế nào?

Khớp cắn đối đầu là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
Khớp cắn đối đầu là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

I. Khớp cắn đối đầu là gì?

Khớp cắn đối đầu hay còn gọi là khớp cắn đối đỉnh, một dạng sai lệch khớp cắn xuất phát từ sự bất tương xứng giữa hai hàm với biểu hiện cụ thể là rìa răng cửa hàm trên chạm vào rìa răng cửa hàm dưới ở trạng thái miệng nghỉ ngơi, thả lỏng. Tuy nhiên, nếu không quan sát kỹ, tình trạng này thường nhầm lẫn với hàm răng có khớp cắn chuẩn.

Với khớp cắn chuẩn, nhóm răng cửa hàm trên trùm lên khoảng 2/3 răng hàm dưới ở trạng thái nghỉ và có sự tiếp xúc giữa rìa răng cửa hàm dưới với mặt trong của răng hàm trên. Và nhóm răng cối giữa 2 hàm sẽ có sự tiếp xúc ở mặt nhai, chiếc răng cối ở hàm dưới đối xứng với chiếc răng cối ở hàm trên, khi cắn vào có độ khít chặt, không bị cộm cấn.

Hàm răng đều đẹp với khớp cắn chuẩn
Hàm răng đều đẹp với khớp cắn chuẩn

Với khớp cắn đối đầu, rìa răng cửa ở 2 hàm sẽ chạm vào nhau trong trạng thái nghỉ và mặt nhai của các răng cối có thể chạm nhau hoặc không. Mặc dù chỉ là một dạng sai lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ nhưng nếu không điều trị, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

Khớp cắn đối đầu là tình trạng rìa răng cửa hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau
Khớp cắn đối đầu là tình trạng rìa răng cửa hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau

II. Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn đối đầu

Một số lý do phổ biến giải thích tại sao bạn lại gặp tình trạng khớp cắn đối đầu:

Di truyền: Tất cả các yếu tố bao gồm răng mọc chen chúc, sai lệch khớp cắn, kích thước, hình dạng hàm, vòm miệng kém phát triển,… đều có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Vì vậy mà trong gia đình nếu có ông bà, cha mẹ đã xảy ra tình trạng khớp cắn đối đầu thì con cũng có khả năng gặp phải.

Rụng răng sữa sớm: Khi bạn mất một chiếc răng sữa quá sớm, một số răng khác sẽ di chuyển vào khu vực này, chiếm lấy không gian mọc lên của chiếc răng vĩnh viễn.

Mút ngón tay: Thói quen mút ngón tay diễn ra trong nhiều năm liền sẽ gây ra các vấn đề về sự phát triển của miệng, ảnh hưởng đến sự thẳng hàng của răng, thay đổi kích thước vòm miệng cũng như hiện tượng khớp cắn đối đầu.

Thói quen mút ngón tay có thể gây ra khớp cắn đối đầu
Thói quen mút ngón tay có thể gây ra khớp cắn đối đầu

Tật đẩy lưỡi: Khi thực hiện động tác nuốt, lưỡi sẽ tạo ra một lực đẩy. Nếu vị trí đặt lưỡi sai, tức là đặt ở răng cửa thay vì vòm miệng sẽ tạo ra tư thế đẩy lưỡi, thói quen này lâu dần có thể gây ra tình trạng răng khấp khểnh, khớp cắn đối đầu.

III. Những tác hại của khớp cắn đối đầu

Khớp cắn đối đầu có thể gây ra một số phiền toái, rắc rối sau nếu không được sớm điều trị và khắc phục:

  • Trường hợp khớp cắn đối đỉnh khiến các răng cối không thể chạm vào nhau sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai. Thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
  • Lực nhai không được phân bố đồng đều khiến răng mài mòn nhiều hơn. Răng mài mòn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dễ gây sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,…

IV. Các phương pháp khắc phục khớp cắn đối đầu

Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại, có rất nhiều cách giúp khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu, trong đó phổ biến nhất là 3 phương pháp sau:

1. Phương pháp bọc răng sứ

Nếu tình trạng khớp cắn đối đỉnh ở mức độ nhẹ, chỉ có các răng cửa đối đỉnh với nhau trong khi mặt nhai của răng cối vẫn chạm vào nhau và hàm bình thường thì bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ để cải thiện.

Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng khớp đối đầu ở mức độ nhẹ và rất nhẹ
Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng khớp đối đầu ở mức độ nhẹ và rất nhẹ

Sau khi thăm khám, kiểm tra cẩn thận, bác sĩ sẽ mài răng theo tỷ lệ nhất định để làm cùi, sau đó lấy dấu hàm và thiết kế mão sứ phù hợp gắn cố định trên cùi răng. Trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phương hướng của chiếc răng sao cho khi lắp mão sứ lên hai hàm đều nhau và khớp cắn chuẩn, khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu nhẹ.

Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày với ít nhất 2 lần hẹn đến nha khoa (1 lần mài răng lấy dấu và 1 lần gắn mão sứ) là hoàn tất.

Mão răng sứ được thiết kế với hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật, mang lại thẩm mỹ cao. Đặc biệt, không chỉ khắc phục tình trạng khớp cắn đối đầu nhẹ mà còn cải thiện màu răng ố vàng, xỉn màu.

Độ bền của răng sứ có thể sử dụng trung bình khoảng 10 năm, đặc biệt ở những dòng răng toàn sứ cao cấp có thể duy trì lên đến 15 – 20 năm.

2. Phương pháp niềng răng

Trường hợp khớp cắn đối đầu phức tạp hơn và xuất phát từ nguyên nhân do răng thì kỹ thuật niềng răng chỉnh nha được đánh giá khá phù hợp.

Niềng răng cho khớp cắn đối đầu xuất phát từ nguyên nhân do răng
Niềng răng cho khớp cắn đối đầu xuất phát từ nguyên nhân do răng

Phương pháp này sử dụng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để dịch chuyển răng và nắn chỉnh xương hàm sao cho hàm răng hài hòa, cân đối và khớp cắn chuẩn.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp bảo tồn răng thật tối đa, không cần thực hiện mài răng như phương pháp bọc răng. Tuy nhiên, thời gian hoàn tất phải mất ít nhất từ 18 – 36 tháng tùy thuộc vào mức độ phức tạp cũng như độ tuổi niềng răng.

3. Phẫu thuật xương hàm

Nếu khớp cắn đối đầu xảy ra do xương hàm phát triển quá mức, niềng răng sẽ không thể mang lại hiệu quả tối ưu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật xương hàm. Phẫu thuật xương hàm chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân trên 18 tuổi, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện và ổn định.

Bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật cắt nối xương hàm mặt, di chuyển và cố định chúng nhằm khắc phục sự bất thường, mang lại khớp cắn hoàn hảo.

Thời gian phẫu thuật thường kéo dài khoảng từ 2 – 6 tiếng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ca bệnh. Và 1 – 2 ngày sau đó bệnh nhân có thể xuất viện. Sau khi hoàn tất phẫu thuật, cần ít nhất 3 – 6 tháng bệnh nhân mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Trong một vài trường hợp nếu khớp cắn đối đầu xảy ra ở cả răng và xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kết hợp niềng răng và phẫu thuật hàm.

Kết hợp phẫu thuật hàm với niềng răng
Kết hợp phẫu thuật hàm với niềng răng

Thông qua quá trình thăm khám cẩn thận, bác sĩ sẽ đánh giá từng trường hợp cụ thể rồi mới xác định nên niềng răng trước hay phẫu thuật hàm trước nhằm mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.

V. Niềng răng khớp đối đầu được thực hiện như thế nào?

Niềng răng khớp cắn đối đầu cũng được thực hiện tương tự như các trường hợp niềng răng móm, răng hô, răng khấp khểnh,… Bác sĩ lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp rồi tiến hành gắn khí cụ lên răng.

Sau đó định kỳ 3 – 6 tuần người bệnh quay lại nha khoa theo lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh tăng giảm lực siết răng phù hợp, thay dây cung, khay niềng và khắc phục những sai lệch xảy ra nếu có. Thời gian tái khám cần tuân thủ nghiêm túc để tránh trường hợp răng dịch chuyển không đúng kế hoạch, kéo dài thời gian niềng.

Hiện nay có 2 phương pháp niềng răng điều trị khớp cắn đối đầu là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.

Niềng răng mắc cài: Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn cố định lên răng giúp tạo lực kéo di chuyển các răng sai lệch về vị trí mong muốn, mang lại hàm răng đều đặn với  khớp cắn chuẩn.

Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài

Niềng răng trong suốt: Còn gọi là niềng răng không mắc cài. Kỹ thuật này sử dụng bộ khay niềng trong suốt đeo lên răng. Trung bình mỗi ca niềng sẽ cần từ 20 – 40 khay niềng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng. Cần đảm bảo đeo khay niềng ít nhất 22 giờ trong ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Niềng răng bằng khay niềng trong suốt
Niềng răng bằng khay niềng trong suốt

VI. Niềng răng khớp đối đầu có đau không? Mất bao lâu?

Trong suốt thời gian chỉnh nha, răng thường xuyên phải chịu tác động từ lực siết dây cung, mắc cài hoặc khay niềng nên cảm giác ê đau là điều không thể tránh khỏi. Thời gian đầu, tình trạng này có thể khiến bạn khó chịu, ăn không ngon nhưng sau một thời gian sẽ thuyên giảm vì răng đã quen với sự hiện diện của khí cụ.

Những cơn đau nhức do niềng răng chỉ ở mức nhẹ và xuất hiện một vài ngày đầu sau khi siết răng về, sau đó sẽ hết hẳn nên bạn không cần quá lo lắng.

Và như đã phân tích ở phần đầu, thời gian hoàn tất cho một ca niềng răng khớp đối đầu sẽ mất khoảng 18 – 36 tháng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể, độ tuổi niềng răng cũng như phương pháp thực hiện.

Như vậy, khớp cắn đối đầu dù xuất phát từ nguyên nhân nào và mức độ sai lệch ra sao đều có thể khắc phục bằng các biện pháp nha khoa chuyên nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook