Sâu răng sữa ở trẻ em nếu chủ quan xem nhẹ điều trị có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng. Thậm chí sâu răng sữa nặng còn tác động nguy hại đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa để phòng ngừa tối đa các hậu quả có thể xảy ra đối với răng miệng, sức khỏe của trẻ?
Mục Lục
I. Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng
Sở dĩ trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý sâu răng là do nhiều nguyên nhân như:
- Răng sữa của trẻ có mức độ oxi hóa canxi vẫn còn non nớt, bề mặt men răng mỏng. Điều này chính là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, axit từ thực phẩm dễ dàng tấn công và khiến men răng bị mài mòn, sâu hỏng.
- Phần lớn trẻ nhỏ đều rất thích ăn những loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh nhiều đường, uống nước có ga,…. Cùng với ý thức vệ sinh răng miệng kém, không chú ý chải răng sạch sẽ mỗi ngày. Theo thời gian mảng bám, vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều trên răng và dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,…
- Đối với những trẻ có các vấn đề bệnh lý ở đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, thường xuyên thở miệng do bị ngạt mũi sẽ rất dễ gặp tình trạng khô miệng. Đây cũng là tác nhân dẫn đến vi khuẩn sinh sôi mạnh và gây sâu răng ở trẻ.
- Bên cạnh đó, các thói quen ở trẻ như: mút tay, ngậm ti giả, cắn móng tay,… có thể vô tình đưa nhiều vi khuẩn từ bên ngoài vào trong khoang miệng gây tình trạng viêm nhiễm, hôi miệng, sâu răng,…
- Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu còn cho thấy trong giai đoạn thai kỳ nếu người mẹ mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… thì nguy cơ sinh non sẽ cao hơn bình thường. Trẻ sinh ra dễ gặp phải các khiếm khuyết ở men răng, khi răng sữa mọc lên dễ bị mẻ vỡ, sâu hỏng.
II. Hậu quả khi sâu răng không được điều trị kịp thời
Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn trên cung hàm nhưng răng sữa lại có một vai trò tiền đề cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của hệ răng vĩnh viễn sau này.
Nếu răng sữa của trẻ bị sâu hỏng nhưng không sớm có biện pháp khắc phục kịp thời vi khuẩn sẽ sinh trưởng ngày càng nhiều trong khoang miệng. Không chỉ gây tác động xấu đến răng miệng mà cả sức khỏe của trẻ cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Răng sữa sâu mẻ lớn đặc biệt là đối với các vị trí răng hàm sẽ cản trở rất nhiều đến hoạt động ăn nhai hằng ngày của trẻ. Khả năng cắn xé, nhai nghiền thức ăn giảm sút trầm trọng.
Theo thời gian, việc thức ăn không được nhai nghiền đủ nhỏ sẽ tạo một áp lực lớn cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó tăng nguy cơ gây các vấn đề đau dạ dày và các bệnh lý dạ ở dày, đường ruột.
Các triệu chứng đau nhức, ê buốt ở răng còn làm cho trẻ quấy khóc nhiều, ngủ không được ngon giấc, chán ăn, bỏ ăn. Tinh thần mệt mỏi, ăn uống không đủ chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Nếu răng sữa bị sâu hỏng nặng nề và phải nhổ bỏ sớm trước độ tuổi thay răng sẽ làm mất đi định hướng của răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Lúc này trẻ sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn khiến cho thẩm mỹ hàm răng giảm sút, ăn nhai, phát âm kém hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp sâu răng quá nghiêm trọng có thể gây biến chứng viêm tủy, hoại tử tủy, viêm quanh cuống răng, áp xe răng. Thậm chí xảy ra tình trạng viêm nhiễm ngược gây nhiễm trùng máu, áp xe não rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
III. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa?
Khi nhận thấy răng sữa của trẻ có dấu hiệu bị sâu hỏng, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng.
Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám răng miệng tổng quát, xác định tình trạng, mức độ sâu răng cụ thể và đưa ra chỉ định điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Với trường hợp răng chỉ vừa chớm sâu bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện tái khoáng bằng các dung dịch như fluoride, canxi, phosphate,… nhằm hạn chế sự phát triển lan rộng của vi khuẩn, hỗ trợ hồi phục men răng được khỏe mạnh hơn.
Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, có các lỗ sâu màu đen li ti, răng bị mẻ vỡ nhỏ. Lúc này bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu và dùng chất liệu Composite chuyên dụng để trám bít lại lỗ sâu giúp cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả cho trẻ.
Nếu răng sữa bị sâu hỏng nghiêm trọng, vi khuẩn đã ăn mòn phần lớn thân răng và không thể điều trị giữ lại răng được nữa thì bắt buộc phải nhổ răng sớm.
Việc nhổ răng nhằm chấm dứt các cảm giác đau nhức, khó chịu cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng đến những răng khác cũng như mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
IV. Cách phòng tránh bệnh sâu răng ở trẻ em
- Để phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ hiệu quả cha mẹ nên chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh. Theo đó, hãy đều đặn dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau sạch vùng nướu, lưỡi của trẻ sạch sẽ mỗi ngày nhất là sau khi trẻ bú xong.
- Khi trẻ đã mọc răng sữa phụ huynh nên cho trẻ chải răng với bàn chải mềm, kem đánh răng chứa flour phù hợp với độ tuổi. Hướng dẫn trẻ làm sạch kỹ lưỡng ở tất cả bề mặt của răng nhất là những răng hàm nằm sâu bên trong.
- Cho trẻ dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn tối ưu, ngăn ngừa sâu răng tốt hơn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, hãy chú ý bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, chất xơ, vitamin C vào trong các bữa ăn hằng ngày sẽ mang lại hiệu quả duy trì độ chắc khỏe cho răng nướu rất tốt.
- Các bánh kẹo, đồ ăn vặt nhiều đường, nước có ga, đồ ăn nhiều tinh bột, nhiều axit rất có hại cho răng miệng nên cần phải hạn chế cho trẻ dùng nhiều.
- Nhắc nhở trẻ uống đủ nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng tự nhiên, tránh bị khô miệng, hôi miệng.
- Thường xuyên theo dõi các thói quen hằng ngày của trẻ và giúp trẻ loại bỏ ngay nếu có tình trạng mút tay, thở miệng, ngậm ti giả,…..
- Định kỳ 6 tháng/lần nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám răng miệng tổng quát, lấy cao răng nhằm đảm bảo duy trì hàm răng sạch khỏe, tầm soát tốt các bệnh lý xảy ra ở răng miệng, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Hy vọng qua nội dung vừa chia sẻ đã giúp mọi người biết được cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sâu răng sữa? Nếu vẫn còn có thắc mắc gì cần được giải đáp hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ nhanh chóng.