Cần làm gì sau khi lấy tủy răng? Nên ăn gì và không nên ăn gì?

17/06/2023
Cần làm gì sau khi lấy tủy răng? Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị phổ biến giúp tiếp tục bảo tồn chiếc răng trên cung hàm và chấm dứt những cơn đau nhức, ê buốt khó chịu. Vậy cần làm gì sau khi lấy tủy răng? Có cách nào ngăn ngừa viêm tủy răng tái phát?

Cần làm gì sau khi lấy tủy răng? Nên ăn gì và không nên ăn gì?
Cần làm gì sau khi lấy tủy răng? Nên ăn gì và không nên ăn gì?

I. Phương pháp bảo vệ răng sau khi chữa tủy

Tủy răng là một liên kết tương đối phức tạp bao gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho răng, tái tạo tổ chức ngà răng và đem lại cảm giác cho răng.

Khi một chiếc răng gặp chấn thương hoặc mắc bệnh lý sâu răng làm phần tủy răng bên trong ảnh hưởng, viêm nhiễm, nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến tình trạng mất răng và biến chứng nhiễm trùng lây lan sang các răng bên cạnh.

Điều trị tủy răng chấm dứt cơn đau và bảo tồn răng trên cung hàm
Điều trị tủy răng chấm dứt cơn đau và bảo tồn răng trên cung hàm

Chữa tủy là thủ thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch hết phần tủy bị viêm bằng dung dịch bơm rửa ống tủy, sau đó trám bít ống tủy bằng vật liệu Gutta Percha. Cuối cùng, tái tạo lại thân răng bằng phương pháp trám composite hoặc bọc răng sứ. Đây cũng là hai phương pháp giúp bảo vệ răng sau khi chữa tủy.

Trám răng: Kỹ thuật sử dụng vật liệu tổng hợp composite lấp đầy vùng răng bị thiếu khuyết, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Phương pháp trám răng composite
Phương pháp trám răng composite

Bọc răng sứ: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài chiếc răng vừa chữa tủy theo tỷ lệ nhất định, sau đó chụp mão sứ lên trên, bảo vệ cùi răng bên trong khỏi tác động của vi khuẩn và khôi phục ăn nhai, thẩm mỹ.

Phương pháp bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ

Mặc dù trám răng và bọc răng sứ đều là phương pháp bảo vệ chiếc răng sau khi chữa tủy nhưng bọc răng sứ vẫn được bác sĩ khuyến cáo sử dụng hơn cả.

Bởi vì chiếc răng đã điều trị tủy thường giòn và dễ gãy, khi phục hình bằng kỹ thuật trám răng, miếng trám rất dễ bong tróc và tuổi thọ của răng cũng không được lâu dài.

Trong khi đó, ở kỹ thuật bọc răng sứ, mão sứ đóng vai trò như “chiếc áo giáp” bảo vệ cùi răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, duy trì tuổi thọ của răng được lâu dài. Đặc biệt, mão sứ còn mang lại khả năng ăn nhai chắc chắn hơn so với trám răng.

II. Cần làm gì sau khi lấy tủy răng?

Ở những chiếc răng vừa mới chữa tủy, trong một vài ngày đầu sẽ có tình trạng ê buốt, nhằm giảm cảm giác khó chịu này, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Nên ăn gì sau khi điều trị tủy răng?

Ưu tiên những món được chế biến mềm, dễ nuốt như cháo, súp, bún, phở, nước hầm canh, sữa,… Những món này sẽ giúp giảm áp lực lên chiếc răng vừa chữa tủy cũng như giữ cho miếng trám hoặc mão sứ được ổn định.

Bổ sung một số loại trái cây có tính mát, giàu vitamin và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, dâu tây, cà rốt, cà chua,… Lưu ý, để không cần lực nhai nhiều, bạn có thể chế biến thành sinh tố hoặc nước ép.

Nên lựa chọn thức ăn mềm trong những ngày đầu vừa chữa tủy
Nên lựa chọn thức ăn mềm trong những ngày đầu vừa chữa tủy

2. Không nên ăn gì sau khi điều trị tủy răng?

Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng là điều cần kiêng kỵ đầu tiên với những chiếc răng vừa chữa tủy vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Hạn chế thức ăn dai cứng, có độ bám dính cao vì chúng có khả năng làm mẻ răng, bong miếng trám.

Thực phẩm nhiều đường là kẻ thù số 1 của răng, chúng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ gây các bệnh lý răng miệng nguy hiểm nên cần hạn chế sử dụng.

Hạn chế thức ăn nhiều đường
Hạn chế thức ăn nhiều đường

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh hút thuốc lá và giảm thiểu việc sử dụng đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của răng.

3. Lưu ý khác sau khi điều trị tủy răng

Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cần chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa nồng độ Fluor phù hợp.

Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch vụn thức ăn thừa và mảng bám trong kẽ răng tối thiểu 1 lần/ngày.

Súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Chú ý chăm sóc răng miệng hằng ngày đúng cách
Chú ý chăm sóc răng miệng hằng ngày đúng cách

III. Cách ngăn ngừa viêm tủy răng tái phát

Tình trạng viêm tủy răng tái phát có thể xảy ra do quá trình chữa tủy răng không triệt để, nghĩa là phần tủy răng bị viêm vẫn còn sót lại trong răng, vi khuẩn tiếp tục phát triển từ đó gây ra những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí còn tụ mủ và nguy cơ lây nhiễm sang các răng bên cạnh.

Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng viêm tủy tái phát là lựa chọn một nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Lựa chọn nha khoa chữa tủy răng uy tín
Lựa chọn nha khoa chữa tủy răng uy tín

IV. Mất răng do chết tủy trồng lại được không?

Mất răng do chết tủy hoàn toàn có thể trồng lại bằng các phương pháp như trồng răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant. Trong đó, cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu nhất được các chuyên gia nha khoa khuyến cáo sử dụng.

Ở phương pháp này, trụ Implant sẽ được đặt vào bên trong xương hàm, ngay tại vị trí mất răng, sau đó phục hình mão sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai không có sự khác biệt so với răng tự nhiên.

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu nhất
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất tối ưu nhất

Đặc biệt, răng Implant tồn tại độc lập ngay tại vị trí mất răng mà không cần xâm lấn đến các răng bên cạnh, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, ưu điểm chỉ có duy nhất ở kỹ thuật trồng răng Implant. Bên cạnh đó, phương pháp này còn cho tuổi thọ sử dụng lâu dài, trung bình 20 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.

V. Răng sau khi chữa tủy sẽ tồn tại được bao lâu?

Như đã phân tích ở phần đầu, tủy răng giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tổ chức răng và tái tạo ngà răng. Do đó mà chiếc răng sau khi chữa tủy sẽ có rất nhiều thay đổi: sức nhai của răng giảm, độ bền chắc không còn như ban đầu, trở nên giòn, dễ gãy và răng chỉ có thể tồn tại trong khoảng vài năm.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lựa chọn phương pháp bọc răng sứ cho chiếc răng đã chữa tủy kèm theo việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng hằng ngày tốt sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng được lâu hơn, khoảng 15 – 20 năm.

“Làm gì sau khi lấy tủy răng?” có ý nghĩa quan trọng quyết định đến tuổi thọ của răng. Hy vọng những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn có biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook