Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Câu hỏi:Chào bác sĩ, cho tôi hỏi nếu nhổ răng còn sót chân răng thì có ảnh hưởng gì không? Tôi nhổ răng được khoảng 1 tháng mà thấy vẫn còn đau nhức, không biết có phải còn sót chân răng không. Mong bác sĩ tư vấn giúp.” – Kim Tuyền (40, quận Tân Phú)

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào chị Kim Tuyền,

Sau khi nhổ răng, thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra lại răng đã nhổ xem có đủ các chân răng không và thông báo cho bệnh nhân biết nếu còn sót chân răng. Trong trường hợp cần thiết phải chụp lại phim X-quang để xem rõ tình trạng chân răng còn sót như thế nào để xử lý.

Thông thường, vết thương ở ổ răng đã nhổ sẽ lành từ 1-2 tuần. Nếu sau một tháng mà chỗ nhổ răng vẫn còn đau nhức, có biểu hiện sưng viêm thì chứng tỏ đã xảy ra một vấn đề gì đó. Chị nên đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín chụp X-quang để kiểm tra, xác định chính xác có phải là do sót chân răng hay không. Dựa vào đó mới có biện pháp xử lý phù hợp.

chụp x-quang kiểm tra chân răng
Chụp X-quang để xem rõ tình trạng chân răng còn sót

Một ca nhổ răng an toàn và tốt nhất là không để sót lại chân răng trong ổ răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì vấn đề này vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

– Thông thường răng bị mục, bị vôi hóa (dính khớp) với xương hàm.

– Khi chân răng bị dị dạng rất khó nhổ sạch.

Ở trường hợp thứ 2 này, thực ra việc cố gắng lấy sạch chân răng hay để lại chân răng là 1 điều mà các bác sĩ phải cân nhắc kỹ, đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu.

Nếu răng nằm ở vị trí quá khó, việc nhổ răng đã diễn ra trong thời gian dài. Mô xương và nướu đã bị xâm phạm nhiều hoặc vị trí chân răng gãy nằm quá sát ống thần kinh hàm dưới thì việc lấy ra gây nhiều nguy hiểm hơn việc để nó lại.

Cố gắng lấy chân răng sẽ mất rất nhiều thời gian, mất máu nhiều. Vùng mô xung quanh bị xâm lấn nghiêm trọng dẫn đến sưng to sau khi nhổ răng. Tệ nhất là đụng vào ống thần kinh có thể gây tê nửa bên hàm trong thời gian dài.

nhổ răng
Việc lấy chân răng sót ra hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân

Ngược lại, nếu những phần chân răng có khả năng lấy ra ngoài được xử lý gọn gàng, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đã được xử lý hết. Việc để lại chân răng bên trong xương và nướu cũng không có gì đáng ngại.

Vài năm nữa, có thể chân răng sẽ được đẩy lên từ từ, khi không ở vị trí nguy hiểm nữa, ta có thể lấy ra một cách dễ dàng, nhanh chóng.

quá trình nhổ răng
Chân răng còn sót sẽ được đẩy từ từ lên sau một thời gian

Vấn đề quan trọng là bệnh nhân phải duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt, nhưng cần tránh tác động trực tiếp vào vết nhổ để vi khuẩn không tấn công, tạo điều kiện lành thương tốt. Khi nướu đã lấp lại hoàn toàn rồi thì ta có thể yên tâm.

Nếu vẫn còn lo lắng, bệnh nhân có thể đi chụp phim vài tháng một lần để kiểm tra tình trạng chân răng gãy bên dưới để có thể xử lý kịp nếu có vấn đề xảy ra.

vệ sinh răng miệng
Duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt để vết thương nhanh lành

Hy vọng qua những thông tin Nha khoa Đông Nam vừa cung cấp, chị sẽ không phải lo lắng quá nhiều nếu gặp phải những tình huống như thế này. Chị nên thật bình tĩnh và đến bác sĩ để kiểm tra lại một cách chính xác nhằm có phương hướng điều trị cụ thể nhất.

Nha khoa Đông Nam hỗ trợ thăm khám, chụp phim và tư vấn MIỄN PHÍ. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ hotline 1900 7141.

Xem thêm nhổ răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *