Lấy tủy răng có đau không? Điều trị như thế nào?

20/04/2023
Lấy tủy răng có đau không? Điều trị như thế nào?

Nỗi lo lấy tủy răng có đau không là điều khiến cho không ít bệnh nhân chần chừ trong việc thăm khám và điều trị sớm các vấn đề ở răng miệng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết so với cảm giác đau nhức từ chiếc răng bị tổn thương gây ra thì việc lấy tủy răng hoàn toàn dễ chịu, thoải mái. Với công nghệ lấy tủy tiên tiến, kết hợp gây tê cục bộ sẽ không gây đau nhức hay khó chịu gì trong suốt thời gian điều trị.

Lấy tủy răng có đau không? Điều trị như thế nào?
Lấy tủy răng có đau không? Điều trị như thế nào?

I. Lấy tủy răng là gì?

Lấy tủy răng (chữa tủy răng, điều trị tủy răng) là một kỹ thuật nội nha được sử dụng để loại bỏ phần mô tủy bị viêm nhiễm, tủy bị chết hoặc hoại tử.

Tiếp đến sẽ tiến hành vệ sinh, khử trùng buồng tủy và trám bít lại giúp bảo vệ mô răng thật tốt nhất, ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công khiến răng hư hỏng nặng hơn.

Nếu như trước đây các công nghệ điều trị nha khoa chưa phát triển tiên tiến như hiện tại thì khi răng có các dấu hiệu viêm nhiễm, tổn thương gây đau nhức dai dẳng thì khó tránh khỏi phải nhổ bỏ răng.

Thế nhưng, với kỹ thuật điều trị tủy răng thì những chiếc răng khi có các bệnh lý viêm nhiễm, tổn thương ảnh hưởng đến tủy thì chỉ cần lấy tủy.

Sau đó phục hình lại bằng các biện pháp như trám răng hoặc bọc sứ sẽ bảo tồn răng thật tối ưu, duy trì tuổi thọ sử dụng của răng được lâu dài hơn.

Hình ảnh mô phỏng lấy tủy răng
Hình ảnh mô phỏng lấy tủy răng

II. Trường hợp nào cần điều trị tủy răng

Điều trị tủy răng được khuyến khích nên thực hiện sớm nhất có thể nhằm tăng khả năng bảo tồn răng được hiệu quả nhất.

Không chỉ vậy, sau khi điều trị tủy bệnh nhân cũng không còn chịu đựng nhiều triệu chứng đau nhức, ê buốt dai dẳng ở răng làm ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt.

Theo đó, nếu như răng đang gặp phải một trong các trường hợp dưới đây bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng để khắc phục tối ưu:

  • Răng sâu hỏng nặng, vi khuẩn đã ăn sâu đến vùng tủy gây viêm nhiễm, đau ê dữ dội.
  • Răng gặp phải tai nạn, chấn thương dẫn đến bị sứt mẻ, gãy vỡ lớn làm lộ tủy.
  • Thường xuyên bị đau nhức răng, cơn đau lan đến thái dương, nướu sưng viêm, sẫm màu.
  • Xuất hiện mủ trắng ở vùng chân răng kèm theo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
  • Răng có các dấu hiệu ê buốt, nhạy cảm mỗi khi ăn uống nhất là với các món nóng, lạnh.

Nếu đang gặp phải các tình trạng như trên bệnh nhân cần phải nhanh chóng tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín để được khám chữa sớm. Tuyệt đối không chần chừ để lâu sẽ khiến viêm nhiễm nặng nề hơn, thậm chí nguy cơ dẫn đến mất răng rất nguy hiểm.

Lấy tủy răng kịp thời không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn giúp việc ăn nhai hằng ngày được tốt hơn, không còn các cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu gì nữa.

Các trường hợp nên thực hiện lấy tủy răng
Các trường hợp nên thực hiện lấy tủy răng

III. Lấy tủy răng có đau không?

Phần lớn bệnh nhân trước khi thực hiện điều trị bất kỳ vấn đề nào ở răng miệng đều lo sợ cảm giác đau nhức. Và tất nhiên lấy tủy răng có đau không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, thắc mắc.

Các bác sĩ đã có giải thích chi tiết về vấn đề này như sau:

1. Quá trình lấy tủy răng có đau không?

Bên trong của tủy răng có chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh với nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng được khỏe mạnh. Do đó, mọi thao tác điều trị tại vị trí này đều ít nhiều có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

Thế nhưng, đây không còn là vấn đề đáng để lo lắng quá nhiều. Bởi các công nghệ điều trị trong nha khoa ngày càng được cải tiến hiện đại nhằm giảm tối đa tình trạng đau buốt trong suốt quá trình lấy tủy.

Hơn thế nữa, trước khi lấy tủy bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ tại các vị trí răng cần điều trị. Chính vì vậy, trong suốt thời gian bác sĩ thực hiện các thao tác điều trị tại vùng tủy răng bệnh nhân hầu như không có bất kỳ cảm giác đau nhức, khó chịu.

Lấy tủy răng đã được gây tê trước đó nên hoàn toàn không thấy đau nhức
Lấy tủy răng đã được gây tê trước đó nên hoàn toàn không thấy đau nhức

2. Sau diệt tủy răng có đau không?

Sau khi lấy tủy răng xong khoảng 1 – 2 tiếng khi thuốc tê đã hết tác dụng, tùy vào từng cơ địa mà một số bệnh nhân có thể sẽ có cảm giác ê nhức nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác này không quá khó chịu và vẫn nằm trong ngưỡng chịu được.

Các bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc để bệnh nhân sử dụng giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Vậy nên, bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm cả trong và sau khi điều trị tủy đều sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng, thoải mái.

Sau khi chữa tủy bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc giảm đau để bệnh nhân dùng
Sau khi chữa tủy bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc giảm đau để bệnh nhân dùng

Một điều quan trọng nhất để chữa tủy răng không đau chúng tôi muốn nhấn mạnh đó chính là cần phải thực hiện tại nha khoa uy tín.

Tại đây sẽ đảm bảo được tay nghề của bác sĩ đạt sự chuẩn xác cao. Máy móc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ chữa tủy tiên tiến, tuân thủ vô trùng nghiêm ngặt. Nhờ đó sẽ hỗ trợ quá trình lấy tủy diễn ra an toàn, chính xác, đạt hiệu quả cao trong thời gian nhanh chóng và không xảy ra biến chứng không mong muốn nào.

Bên cạnh đó, sau khi chữa tủy bệnh nhân cũng phải tuân thủ chặt chẽ theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, chăm sóc răng miệng, ăn uống phù hợp. Điều này nhằm đảm bảo kết quả đạt được tốt nhất, duy trì được tuổi thọ của răng dài lâu hơn.

Có thể thấy thay vì chịu đựng những cơn đau nhức, ê buốt dai dẳng ở răng thì việc thực hiện lấy tủy sẽ diễn ra vô cùng thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.

Điều trị tủy răng không chỉ khắc phục dứt điểm các triệu chứng khó chịu ở răng. Mà kỹ thuật này sẽ tăng khả năng bảo tồn răng thật tối đa. Thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng sẽ được khôi phục một cách tốt nhất.

IV. Quy trình lấy tủy răng

Để lấy tủy răng được an toàn, hiệu quả cần phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề về vô trùng và thực hiện với đầy đủ các bước theo quy trình sau đây:

Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp X – Quang

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra răng miệng tổng quát. Đồng thời chụp phim x-quang để xác định được tình trạng cụ thể của răng cần chữa tủy để có thể đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.

Tùy thuộc vào từng tình trạng, vị trí của răng cần chữa tủy mà thời gian hoàn tất có thể khác biệt đôi chút. Cụ thể với răng chữa tủy có 1 ống tủy thì có thể trải qua 1 – 2 cuộc hẹn đến nha khoa để khắc phục.

Trường hợp răng có nhiều ống tủy hơn thì thời gian có thể kéo dài từ 2 – 4 cuộc hẹn đến nha khoa mới hoàn tất quá trình điều trị.

Thăm khám, chụp x-quang xác định tình trạng răng cụ thể
Thăm khám, chụp x-quang xác định tình trạng răng cụ thể

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

Khi bệnh nhân đã đồng ý điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ hết mảng bám cao răng trong khoang miệng, vệ sinh, sát khuẩn răng miệng sạch sẽ.

Đây là bước rất cần thiết nhằm đảm bảo môi trường khoang miệng được sạch nhất, tránh xảy ra các tình trạng viêm nhiễm không đáng có trong quá trình lấy tủy.

Bước 3: Gây tê trước khi điều trị

Bác sĩ sẽ tiến hành thao tác gây tê cục bộ tại răng cần điều trị để đảm bảo được sự thoải mái nhất cho bệnh nhân trong suốt thời gian chữa tủy mà không có cảm giác đau nhức gì.

Bước 4: Cách ly răng

Bác sĩ sẽ dùng đế cao su để cách ly răng tuyệt đối nhằm tránh làm rơi thuốc hoặc các dung dịch diệt khuẩn ống tủy vào bên trong miệng, lưỡi.

Các bước điều trị tủy sẽ diễn ra an toàn, hiệu quả khi răng đã được giữ trong trạng thái khô, sạch.

Bước 5: Điều trị tủy răng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để khoan răng mở đường thông đến ống tủy.

Tiếp đến lấy sạch đi phần mô tủy bị viêm nhiễm, tổn thương ra bên ngoài và vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hệ thống ống tủy.

Thông thường quá trình chữa tủy răng sẽ diễn ra nhiều hơn 1 lần hẹn. Khoảng thời gian giữa các lần hẹn răng sẽ được đặt thuốc sát trùng và trám tạm để tránh lọt thức ăn thừa vào. Nhờ đó hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.

Bước 6: Phục hình răng

Khi đảm bảo ống tủy đã được làm sạch triệt để, răng của bệnh nhân không còn dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng là Gutta Percha để trám bít lại ống tủy.

Quá trình chữa tủy kết thúc, bác sĩ sẽ thực hiện phục hình lại răng theo nhu cầu của bệnh nhân. Có thể trám răng hoặc bọc răng sứ để tái tạo lại hình dáng răng được thẩm mỹ như ban đầu, khôi phục ăn nhai tốt hơn.

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, răng sau khi chữa tủy khá giòn và dễ gãy mẻ. Do đó, tốt nhất nên chọn biện pháp bọc răng sứ để phục hình nhằm duy trì được tuổi thọ sử dụng của răng được bền chắc dài lâu hơn so với trám răng.

Phục hình bằng bọc sứ để đảm bảo thẩm mỹ, bền chắc dài lâu
Phục hình bằng bọc sứ để đảm bảo thẩm mỹ, bền chắc dài lâu

Từ những thông tin vừa chia sẻ trên đây hy vọng mọi người đã hiểu rõ được lấy tủy răng có đau không? Điều trị như thế nào? Mọi thắc mắc hãy gọi về tổng đài 19007141 để được tư vấn tận tình, nhanh chóng.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook