Lịch mọc răng của trẻ và cách chăm sóc để trẻ mọc răng đúng thời điểm

Mọc răng đánh dấu sự phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện dần các chức năng trong cơ thể của con. Việc nắm được lịch mọc răng của trẻ sẽ giúp bố mẹ không bị lúng túng trong quá trình chăm con. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thời gian mọc răng và cách chăm sóc để con mọc răng đúng thời điểm.

Lịch mọc răng của trẻ và cách chăm sóc để trẻ mọc răng đúng thời điểm
Lịch mọc răng của trẻ và cách chăm sóc để trẻ mọc răng đúng thời điểm

I. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Thông thường khi mọc răng, đa phần trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Chảy nước dãi: Khi răng nhú lên khỏi nướu sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, lúc này chức năng nuốt của trẻ cũng chưa hoàn thiện nên có hiện tượng chảy nước bọt rất nhiều.
  • Nổi mẩn đỏ quanh miệng: Nước dãi chảy ra nhiều hơn so với bình thường khiến vùng da ở cằm luôn trong tình trạng ẩm ướt dẫn đến kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa rát. Chú ý đeo yếm và lau miệng cho con để cằm luôn được khô thoáng.
Trẻ chảy nước dãi và nổi mẩn đỏ quanh miệng là dấu hiệu mọc răng thường thấy
Trẻ chảy nước dãi và nổi mẩn đỏ quanh miệng là dấu hiệu mọc răng thường thấy
  • Sốt nhẹ: Là dấu hiệu rất phổ biến trong quá trình mọc răng. Trẻ thường sốt dưới 38 độ C và bố mẹ có thể tự hạ sốt cho con tại nhà bằng cách chườm ấm, uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát. Trong trường hợp con sốt trên 38 độ C thì khả năng cao là con ốm do nhiễm khuẩn, virus nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.
  • Hay nhai cắn: Để giảm cảm giác đau ngứa khó chịu ở nướu, trẻ thường có xu hướng gặm nhai bất kỳ đồ vật nào có trong tay hoặc gần ở xung quanh. Vì vậy, hãy chuẩn bị những đồ chơi được thiết kế riêng dành cho trẻ mọc răng và tiệt trùng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Ngoài ra, trẻ mọc răng còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như quấy khóc, bú kém, ngủ không đủ giấc, hay giật mình, đi tướt mọc răng,…

II. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên của con sẽ trồi lên khỏi nướu và đến khoảng 2 – 3 tuổi, bé sẽ có một hàm răng sữa hoàn thiện với 20 cái, chia đều cho 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới.

Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi

Nhưng không phải tất cả trẻ em đều mọc răng khi được 6 tháng tuổi, có bé mọc sớm hơn khi được 4 – 5 tháng tuổi hoặc muộn hơn vào tháng tuổi thứ 8 hoặc 9. Đây là hiện tượng bình thường nên phụ huynh không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, với trường hợp con đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa mọc bất kỳ chiếc răng nào thì cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời của con, giúp con ăn nhai và học nói tốt hơn. Đặc biệt răng sữa còn định hướng cho sự phát triển khỏe mạnh của răng vĩnh viễn. Do đó, bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc răng miệng hằng ngày của con.

III. Lịch mọc răng của trẻ

Quá trình mọc răng của trẻ thường theo trình tự sau:

6 – 9 tháng (4 răng cửa giữa): Hai răng cửa giữa hàm dưới sẽ xuất hiện trước và khi con bước sang tháng thứ 8, hai răng cửa giữa hàm trên mọc lên.

7 – 10 tháng (4 răng cửa bên): Hai răng cửa bên hàm trên trồi lên khi con được 7 – 10 tháng tuổi. Còn hai răng cửa bên hàm dưới mọc tương đối muộn, thường là vào tháng tuổi thứ 16.

12 – 14 tháng (4 răng hàm sữa): Những chiếc răng này xuất hiện khi nhóm răng cửa đã mọc gần như đầy đủ. Hai răng hàm sữa ở hàm trên mọc sớm hơn hai răng hàm sữa ở hàm dưới.

16 – 18 tháng (4 răng nanh): Hai răng nanh hàm dưới mọc muộn hơn hai răng nanh hàm trên. Đôi khi phải đến tháng tuổi thứ 22 trẻ mới mọc đầy đủ bốn răng nanh sữa. Những chiếc răng nanh sẽ lấp đầy khoảng trống giữa răng cửa và răng hàm.

20 – 30 tháng (4 răng hàm sữa cuối cùng): Thường thì hai răng hàm cuối cùng ở hàm dưới sẽ mọc trước hai răng hàm cuối cùng ở hàm trên. Và đến đây thì lịch mọc răng của trẻ cũng hoàn thiện. Bộ răng sữa này sẽ theo con đến thời điểm thay răng vĩnh viễn (5 – 6 tuổi).

Thứ tự mọc răng của trẻ
Thứ tự mọc răng của trẻ

IV. Trẻ mọc răng sớm hay muộn có ảnh hưởng gì không?

Như đã đề cập ở phần đầu, có một số trẻ 4 – 5 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng, thậm chí có trường hợp trẻ vừa sinh ra đã có 2 răng cửa hàm dưới. Nhưng cũng có trẻ gần 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng.

Trên thực tế, việc trẻ mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con bởi vì còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền hoặc dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, thời gian mọc răng muộn này không dao động quá 1 năm.

Trường hợp nếu con đã quá 1 tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu mọc bất kỳ chiếc răng nào thì cần đưa đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục. Vì mọc răng sữa quá muộn sẽ khiến răng vĩnh viễn sau này mọc lên không đúng thời điểm, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc khấp khểnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khớp cắn.

V. Cách chăm sóc để trẻ mọc răng đúng thời điểm

Để răng của con mọc đúng thời điểm, bố mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát toàn diện của con, trong đó có sức khỏe răng miệng. Ngay từ khi mang thai, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie,…
Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhất là canxi
Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhất là canxi
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là khoảng 6 – 8 giờ sáng. Ánh nắng mặt trời vào sáng sớm là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên tốt nhất. Điều này không chỉ giúp răng mọc đúng tiến độ mà còn tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ bị còi xương.
  • Kích thích mọc răng bằng cách massage nướu. Dùng khăn mềm hoặc dụng cụ rơ lưỡi thấm nước và nhẹ nhàng xoa bóp trên vùng nướu của con.
  • Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm sớm cũng là cách để kích thích răng mọc đúng thời điểm. Quá trình ăn dặm giúp hoạt động nhai được thúc đẩy hơn, cơ thể nhận tín hiệu và biết rằng đã đến thời điểm mọc răng.

Như vậy, lịch mọc răng của trẻ diễn ra như thế nào đã được chia sẻ chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook