Viêm lợi trùm là bệnh lý thường xảy ra ở trường hợp mọc răng khôn, gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai. Vậy lợi trùm răng khôn có tự hết không? Và cần phải làm gì khi mắc bệnh?
Mục Lục
I. Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là tình trạng mà mô nướu bao phủ trên bề mặt của răng khôn gây cảm giác đau nhức cho người bệnh và cản trở sự phát triển bình thường của chiếc răng. Thông thường, viêm lợi trùm xảy ra nhiều hơn cả ở răng khôn hàm dưới.
Khi đó, giữa răng khôn và nướu sẽ hình thành những khoảng hở, vụn thức ăn dính giắt vào, nếu không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn, tấn công vào nướu gây kích ứng, viêm nhiễm.
Tình trạng lợi trùm có thể tiến triển nghiêm trọng hơn với biểu hiện sưng tấy, nhiễm trùng lan đến má, cổ, thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, việc điều trị viêm lợi trùm răng khôn là điều cần thiết.
II. Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm
Những biểu hiện của viêm lợi trùm răng khôn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Cụ thể:
- Phần mô nướu ngay tại vị trí răng khôn có hiện tượng sưng đỏ, phồng rộp.
- Trường hợp viêm lợi trùm tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện dịch mủ, ấn vào có cảm giác mềm mềm kèm theo hiện tượng chảy mủ hoặc chảy máu chân răng. Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Người bệnh rất khó có thể ăn nhai và giao tiếp như bình thường, thậm chí ngay cả việc há miệng cũng đau đớn và gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều trường hợp bệnh phát triển ở mức nghiêm trọng còn xuất hiện các nốt hạch ở vùng cổ, dưới hàm và kèm theo sốt, mệt mỏi.
III. Viêm lợi trùm răng khôn có tự hết không?
Theo các chuyên gia nha khoa, khả năng viêm lợi trùm tự khỏi là rất khó nếu không có sự can thiệp của biện pháp nha khoa.
Bởi vì không giống như những chiếc răng vĩnh viễn thông thường, thời gian mọc răng khôn khá dài, có thể lên đến vài tháng, thậm chí là vài năm, trong mỗi giai đoạn răng khôn chỉ trồi lên một chút nên phần mô nướu không tiêu biến mà ngược lại còn bị kích thích gây viêm nhiễm tái diễn nhiều lần.
Đặc biệt, trường hợp chiếc răng khôn mọc lệch, mọc chèn ép răng bên cạnh thì tình trạng viêm lợi trùm còn nghiêm trọng hơn, có nguy cơ thành bệnh mãn tính nếu không được xử lý kịp thời và triệt để.
IV. Viêm lợi trùm có trị dứt điểm được không?
Viêm lợi trùm có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân kịp thời can thiệp bằng các biện pháp chuyên nghiệp tại nha khoa, cụ thể là nhổ răng khôn.
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi bị viêm lợi trùm, đau răng khôn áp dụng phương pháp giảm đau tại nhà bằng các mẹo dân gian như như đắp tỏi, súc miệng bằng tinh dầu dừa, tinh dầu bạc hà, đinh hương,… hoặc uống các loại thuốc kháng sinh giảm đau.
Những phương pháp vẫn mang lại lợi ích nhất định nhưng chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời, không thể điều trị dứt điểm, triệt để bệnh.
Vì vậy, muốn bệnh không tái phát và cho kết quả điều trị tối ưu, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn nên liên hệ với bác sĩ, sắp xếp thời gian đến nha khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
V. Cần làm gì khi bị viêm lợi trùm?
Nhưng đã đề cập ở trên, khi bị viêm lợi trùm răng khôn, cách tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để điều trị triệt để, tránh trường hợp trì hoãn kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định chụp X-quang để có những đánh giá chính xác nhất về tình trạng viêm lợi trùm cũng như hướng mọc, vị trí của răng khôn. Tùy vào tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp.
1. Cắt lợi trùm
Trong trường hợp chiếc răng khôn mọc thẳng, vị trí thuận lợi, có răng đối diện ăn khớp, không bị dị dạng, bệnh nhân có mong muốn giữ lại chiếc răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định cắt lợi trùm giúp không gian xung quanh răng khôn được giải phóng, tạo điều kiện cho răng khôn phát triển bình thường.
Cắt lợi trùm là thủ thuật đơn giản trong nha khoa, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ ngay tại vị trí cần điều trị, sau đó bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần lợi trùm bằng laser hoặc dao. Thủ thuật này thực hiện khá nhanh chóng và không gây xâm lấn quá nhiều.
Khi thủ thuật cắt lợi trùm kết thúc, khoảng 2 – 3 tiếng sau thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi đau và rỉ máu ở vết thương. Đây là hiện tượng bình thường, bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ, khoảng 1 – 2 tuần sau vết thương sẽ phục hồi.
Lưu ý, sau khi cắt lợi trùm, một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng tái lợi trùm răng khôn. Do đó, người bệnh cần định kỳ thăm khám bác sĩ cho đến khi chiếc răng khôn mọc lên hoàn thiện.
2. Nhổ răng khôn
Là phương pháp hiệu quả nhất giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm lợi trùm. Đồng thời còn giúp vệ sinh khoang miệng hằng ngày dễ dàng hơn, ngăn ngừa được những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu.
Hiện nay, nhổ răng khôn được áp dụng bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng hơn, hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn, ít gây chảy máu, lành thương nhanh và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
VI. Cách chăm sóc sau khi điều trị viêm lợi trùm
Sau khi điều trị viêm lợi trùm, nhất là khi áp dụng phương pháp nhổ răng khôn, người bệnh cần có những lưu ý sau:
- Những ngày đầu nên ưu tiên thức ăn mềm, dễ nuốt, không cần mất nhiều sức nhai. Hạn chế thức ăn dai cứng, thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc những món có nhiều vụn.
- Tránh hút thuốc lá và uống rượu bia cho đến khi vết thương khỏi hoàn toàn. Nên uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép rau củ, trái cây tươi.
- Uống thuốc kháng sinh, chống viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương. Dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám ở kẽ răng.
Như vậy, thắc mắc về lợi trùm răng khôn có tự hết không đã được giải đáp trên bài viết. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.