Hỏi: “Chào bác sĩ, hiện tôi có nhổ 2 chiếc răng hàm số 6 và 7 bên trái. Giờ tôi muốn trồng răng giả cho tiện ăn uống và cũng giúp giảm độ hóp của má. Tôi đang phân vân không biết nên chọn loại răng giả nào? Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ!” – Minh Anh, Cần Thơ
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Minh Anh, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình về Nha Khoa Đông Nam. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Mục Lục
I. Vì sao mất răng gây hóp má, lão hóa
Vùng má trên khuôn mặt được cấu tạo bởi rất nhiều khối cơ liên kết chặt chẽ với nhau, hệ thống xương hàm và răng trên cung hàm sẽ giúp má đầy đặn và căng hơn.
Khi răng bị mất, do không còn sự tương tác qua lại giữa răng và nướu dẫn đến xương hàm bị tiêu biến đi. Lúc này các khối cơ không còn nơi nâng đỡ hay làm đầy, theo cơ chế tự nhiên sẽ chùng xuống dẫn đến hiện tượng hóp má, khuôn mặt lão hóa sớm làm bạn trông già đi so với tuổi thật.
Một vấn đề khác đặt ra sau khi mất răng là các răng còn lại trong cung hàm sẽ bị xô lệch nghiêng về vị trí răng mất, các răng đối diện trồi lên và dài hơn so với bình thường, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng ăn nhai sau này.
Chính vì những vấn đề trên mà chúng ta nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt. Tốt hơn hết là nên thực hiện sau khi mất răng từ 1-3 tháng. Sau giai đoạn này tiêu xương bắt đầu diễn ra và càng lâu thì độ ảnh hưởng cũng tăng dần theo.
II. Trồng răng giả loại nào khi mất răng để ngăn chặn hóp má?
Hiện tại trồng răng giả thay thế răng mất có 3 cách như sau:
1. Trồng răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp thay thế cho răng mất bằng cách mô phỏng lại cấu tạo thân răng và một phần nướu (trong trường hợp mất răng lâu ngày làm teo nướu). Răng trên hàm tháo lắp có thể làm bằng nhựa hoặc Composite, được cố định trên hàm răng thật bằng các móc nối chuyên dụng.
Ưu điểm:
– Thời gian thực hiện nhanh chóng.
– Chi phí thấp.
Nhược điểm:
– Do chỉ thay thế thân răng nên vùng xương hàm vẫn tiêu đi như bình thường, thậm chí là nhanh hơn do sự ma sát giữa hàm giả và nướu.
– Phải tháo răng giả ra mỗi ngày và sau mỗi bữa ăn để vệ sinh.
– Không thẩm mỹ, dễ nhận biết.
– Sức ăn nhai không tốt.
– Phương án này không ngăn chặn hóp má khi mất răng.
2. Trồng răng giả bằng cầu sứ
Cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cố định, bác sĩ sẽ mài ít nhất 2 răng khỏe mạnh kế cận răng mất sau đó thiết kế một cầu sứ gồm từ 3 răng sứ úp lên trên.
Ưu điểm:
– Thời gian thực hiện trong 2-3 ngày.
– Chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều người.
– Răng sứ giống răng thật, đảm bảo thẩm mỹ tốt.
– Phục hồi được 60 – 70% khả năng ăn nhai.
Nhược điểm:
– Hạn chế về mặt chỉ định: để thực hiện được đòi hỏi các răng làm trụ phải khỏe và chắn chắc.
– Hạn chế về trường hợp mất răng: Mất 1 hoặc một số răng có thể thay thế được, không áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng liên tiếp, mất răng toàn hàm, mất răng số 7,8.
– Dễ làm hư hỏng răng thật.
– Đặc biệt là phương án này cũng không ngăn chặn được tình trạng hóp má.
3. Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant
Đây cũng là phương pháp làm răng giả cố định nhưng điểm nổi bật của nó là phục hồi được cả chân răng và thân răng.
Để thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ Implant vào trong xương hàm để thay thế chân răng thật sau đó phục hình mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Ưu điểm:
– Khôi phục gần 100% chức năng ăn nhai như răng thật.
– Thẩm mỹ tối đa, rất khó nhận biết đâu là răng thật đâu là răng giả Implant.
– Sử dụng vĩnh viễn.
– Phát âm thuận lợi, vệ sinh thoải mái như với răng thật.
– Không cần mài răng.
– Thay thế cho mọi trường hợp mất răng.
– Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, hóp má.
Nhược điểm:
– Thời gian thực hiện từ 1-3 tháng, có lâu hơn 2 phương án truyền thống nhưng đây là thời gian cần thiết để răng Implant tích hợp và cố định vĩnh viễn trong xương hàm.
– Chi phí có phần tương đối cao nhưng nếu phân tích trên khía cạnh thời gian sử dụng vĩnh viễn thì giá thành chia theo năm không cao.
Trong trường hợp của bạn Minh Anh, bác sĩ nhận thấy không thực hiện theo cách thứ 2 được vì không có răng trụ 2 bên để bắt cầu qua. Bên cạnh đó, sự tiêu xương có thể đã diễn ra do mất răng trong thời gian dài gây nên, dấu hiệu nhận biết là bạn bị hóp má.
Mặt khác, với tình huống mất răng hàm thì không nên làm hàm tháo lắp vì khả năng ăn nhai không được tốt cũng như không khắc phục được quá trình tiêu xương hàm, làm tình trạng hóp má trầm trọng hơn.
Lời khuyên dành cho bạn: Nên sử dụng phương pháp cấy ghép Implant để phục hồi lại răng bị mất, bên cạnh đó có thể ngăn chặn sự tiêu xương và phần nào điều trị được tình trạng bị hóp má.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ tới Minh Anh, nếu có thời gian bạn nên đến trực tiếp phòng khám Nha Khoa Đông Nam để các bác sĩ khám và tư vấn miễn phí, từ đó có thể đưa ra giải pháp tối ưu, chi phí trồng răng hợp lý cho bạn nhé! Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức.
Xem thêm cầu răng sứ:
- Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu?
- Mất 4 răng liên tục thì phục hồi bằng cách nào?
- Nguyên nhân trồng răng sứ bị đen chân răng
Xem thêm răng giả tháo lắp:
- Trồng răng có đau không?
- Mất răng có tác hại lớn gì không? Khắc phục bằng cách nào?
- Trồng răng giả nguyên hàm giá bao nhiêu tiền?
Xem thêm trồng răng implant: