Mẹo mọc răng không bị sốt từ dân gian

Sốt nhẹ là một trong những dấu hiệu khi trẻ mọc răng, điều này có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để giúp con mọc răng không bị sốt.

Mẹo mọc răng không bị sốt từ dân gian
Mẹo mọc răng không bị sốt từ dân gian

I. Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ mà bố mẹ cần biết

Bắt đầu khoảng 5 – 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa của con lần lượt trồi lên khỏi nướu. Quá trình mọc răng kết thúc khi trẻ được 30 – 36 tháng tuổi với đầy đủ 20 chiếc răng sữa phân đều 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới. Trong thời gian này, trẻ có các triệu chứng bao gồm:

Cáu gắt: Điều này xảy ra là do cảm giác khó chịu khi răng mọc xuyên qua nướu. Thường thì những chiếc răng đầu tiên và răng hàm là khó chịu nhất. Hãy dành thời gian âu yếm, xoa dịu để con có cảm giác được an ủi, trấn an.

Chảy nước dãi: Mọc răng có thể kích thích nước dãi chảy nhiều hơn bình thường gây phát ban quanh miệng, má, cằm. Vì vậy, phụ huynh hãy cố gắng giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô ráo nhất có thể bằng cách dùng khăn lau khô định kỳ khu vực đó.

Sốt nhẹ: Khi mọc răng, nhất là những chiếc răng đầu tiên, con thường có dấu hiệu sốt nhẹ, khoảng 37 – 37,5 độ C. Lúc này, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp giảm sốt cho con tại nhà mà không cần gặp bác sĩ.

Sốt nhẹ là một trong những dấu hiệu khi mọc răng
Sốt nhẹ là một trong những dấu hiệu khi mọc răng

Cắn, gặm nhấm: Là phản xạ bình thường của trẻ nhằm giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể chuẩn bị vòng mọc răng cho bé nhưng nhớ là cần vệ sinh thường xuyên, tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số ít trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng khác như hay xoa má, kéo tai, đi tướt, ho, lười bú, bỏ bú, ngủ không ngon giấc,…

II. Mẹo mọc răng không bị sốt từ dân gian

Để giảm triệu chứng sốt khi mọc răng ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian sau:

1. Sử dụng lá hẹ

Không chỉ là một loại rau mà lá hẹ còn được biết đến là thảo dược có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn nên có thể áp dụng trong việc điều trị sốt, sưng đau ở trẻ.

Chọn một vài cọng hẹ tươi, rửa sạch và cắt nhỏ giã lấy nước. Hoặc để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể cho vào máy sinh tố xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sau khi con bú khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch sẽ rồi dùng gạc rơ lưỡi, chấm vào nước cốt lá hẹ và rơ đều lên vùng lợi của trẻ. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày giúp cải thiện tình trạng sốt, sưng lợi, chảy nhiều nước dãi.

Lá hẹ có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn
Lá hẹ có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn

2. Sử dụng đậu xanh

Đậu xanh được xem là nguyên liệu an toàn cho sức khỏe và phù hợp với trẻ mọc răng. Không chỉ giàu dinh dưỡng mà đậu xanh còn có đặc tính thanh nhiệt giúp ngăn ngừa triệu chứng sốt mọc răng ở trẻ và giảm sưng đau.

Ngâm 100 gram đậu xanh nguyên hạt trong nước ấm khoảng 30 – 45 phút. Sau đó xả sạch dưới vòi nước nhiều lần rồi cho vào nồi đun đến khi đậu chín nhừ. Tiếp theo, đợi đậu bớt nóng thì đem giã cho nhuyễn mịn để tránh trường hợp trẻ bị hóc khi lỡ nuốt.

Mẹ dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay, phết một ít đậu xanh rồi nhẹ nhàng chà lên nướu của con. Phương pháp này nên áp dụng sau khi trẻ bú hoặc ăn dặm khoảng 30 phút.

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt tốt
Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt tốt

3. Sử dụng rau ngót

Cách sử dụng rau ngót giảm triệu chứng sốt khi mọc răng cũng tương tự như lá hẹ. Cách thực hiện khá đơn giản, đem rửa rau ngót sạch sẽ, hoặc để an toàn hơn mẹ có thể trụng sơ rau ngót qua nước sôi rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Tiếp theo, đeo gạc vào tay, chấm nước cốt rau ngót và rơ nhẹ nhàng lên vùng nướu của con.

Rau ngót có tính mát, vị ngọt, giúp lợi tiểu, giải độc, sát khuẩn và tiêu viêm tốt nên rất có ích trong việc giảm đau, giảm sốt khi con mọc răng.

Rau ngót giúp giảm sốt, giảm sưng đau nướu khi mọc răng
Rau ngót giúp giảm sốt, giảm sưng đau nướu khi mọc răng

4. Sử dụng giá đỗ

Không chỉ chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng mà giá đỗ còn có đặc tính giải nhiệt, thanh độc rất tốt nên thường được áp dụng để giảm các triệu chứng khó chịu khi mọc răng.

Để thực hiện phương pháp này, mẹ hãy chọn những cọng giá đỗ thật tươi, rửa sạch và đem hấp chín. Đợi đến khi giá đỗ bớt nóng thì giã nhuyễn. Tiếp theo quấn gạc vào ngón tay, chấm nước giá đỗ và rơ nướu cho con.

Theo mẹo dân gian lưu truyền, nên chọn 7 cọng giá với bé trai và 9 cọng giá đối với bé gái và áp dụng phương pháp này chỉ khi có bạn và con.

Giá đỗ có tác dụng giải nhiệt, thanh độc
Giá đỗ có tác dụng giải nhiệt, thanh độc

5. Sử dụng quả na

Quả na vừa là một loại trái cây giàu dinh dưỡng vừa là một vị thuốc giúp giảm sốt khi mọc răng được dân gian lưu truyền.

Chọn những quả na to, gai nở, chín cây, sau đó cẩn thận bóc lấy cơm, tách hạt và dằm nát rồi bón cho bé. Hoặc bố mẹ cũng có thể làm nước ép cho con uống.

Quả na hạ sốt khi mọc răng
Quả na hạ sốt khi mọc răng

III. Lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian cho trẻ

Những mẹo giảm sốt mọc răng trên đây đa phần đều là kinh nghiệm dân gian được đúc kết và truyền miệng, vì vậy mà bạn không nên quá phụ thuộc hay lạm dụng. Thay vào đó, bố mẹ cần kết hợp với các phương pháp chăm sóc trẻ mọc răng được bác sĩ khuyến cáo thực hiện:

  • Sử dụng miếng dán hạ nhiệt để giảm sốt. Hoặc chườm ấm bằng cách dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô rồi đặt lên trán con. Cách 15 phút giặt lại khăn 1 lần nữa và chườm lên trán. Thực hiện liên tục trong nhiều giờ cơn sốt sẽ thuyên giảm.
  • Có thể dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là ở vùng da dưới cổ, dưới cánh tay, bẹn. Và đừng quên cho con mặc quần áo thoáng mát.
Chườm ấm hạ sốt mọc răng cho trẻ
Chườm ấm hạ sốt mọc răng cho trẻ
  • Chú ý vệ sinh vùng nướu cho con bằng khăn mềm thấm nước hoặc dụng cụ rơ lưỡi. Cách này không chỉ giúp răng miệng được sạch sẽ mà còn giảm cảm giác bứt rứt, khó chịu.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cho con uống nhiều sữa và nước để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng mất nước.

IV. Cần phải làm gì nếu trẻ vẫn còn sốt?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình mọc răng bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi. Đây cũng là lúc khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh nhận được từ mẹ qua nhau thai đang suy giảm.

Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của con đang được thiết lập nên trong thời gian này, trẻ dễ bị nhiễm trùng nhẹ. Bởi vì hai thay đổi diễn ra cùng lúc nên các triệu chứng mọc răng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh nhẹ hoặc cảm lạnh và ngược lại.

Do đó, nếu đã áp dụng nhiều biện pháp hạ sốt tại nhà nhưng thân nhiệt trẻ vẫn không giảm kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, sổ mũi và kéo dài hơn 24 giờ thì đây không phải là dấu hiệu mọc răng, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cho con gặp bác sĩ nếu triệu chứng sốt
Cho con gặp bác sĩ nếu triệu chứng sốt

Như vậy, mẹo mọc răng không bị sốt từ dân gian là phương pháp mà bố mẹ có thể áp dụng nhưng không được phụ thuộc và lạm dụng. Hãy chú ý quan sát những thay đổi ở con để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp ngay.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook