Người mới niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Niềng răng là giải pháp giúp cải thiện vẻ đẹp của hàm răng. Phương pháp này đòi hỏi tính kiên nhẫn cao vì thời gian thực hiện lâu dài và cần lưu ý trong vấn đề ăn uống. Vậy mới niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì để đảm bảo không làm gián đoạn đến quá trình niềng và bảo vệ tốt những chiếc mắc cài trên răng? Vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Người mới niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Người mới niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

I. Tầm quan trọng của việc lựa chọn thực đơn cho người niềng răng

Niềng răng là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng lực kéo từ khí cụ (mắc cài, dây cung hoặc khay niềng) để điều chỉnh, sắp xếp răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, khắc phục tình trạng răng thưa, khấp khểnh, hô móm.

Khi mới niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài, những bộ phận trong khoang miệng chưa kịp thích ứng với hệ thống mắc cài, dây cung nên dễ gây tình trạng cộm cấn, vướng víu, tổn thương đến má, môi và lưỡi.

Đồng thời, do tác động từ lực kéo dây cung và mắc cài mà răng sẽ xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu. Tất cả những điều này không chỉ khiến quá trình ăn uống trở nên khó khăn hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng nếu việc vệ sinh không đảm bảo.

Chính vì vậy mà lựa chọn thực đơn cho người niềng răng rất quan trọng để không làm hỏng mắc cài, kéo dài thời gian điều trị và bảo vệ răng được chắc khỏe.

Chọn thực phẩm rất quan trọng để cơn đau nhức không trở nên nghiêm trọng hơn
Chọn thực phẩm rất quan trọng để cơn đau nhức không trở nên nghiêm trọng hơn

II. Người mới niềng răng nên ăn gì?

Khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, răng sẽ có cảm giác căng tức, ê ẩm, vì vậy mà những món ăn nên đảm bảo các yếu tố như mềm, lỏng, không cần lực nhai nhiều và đầy đủ dinh dưỡng. Dưới đây là danh mục thực phẩm cho người mới niềng răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ mềm,… là nguồn thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng toàn diện mà không sợ làm trầm trọng thêm cơn đau nhức cũng như tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng.
  • Những loại thực phẩm mềm xốp như ngũ cốc, các loại mì, đậu hũ, cơm,… vừa dinh dưỡng lại vừa có tác dụng chống ngán hiệu quả.
  • Các món ăn từ trứng (trứng luộc, trứng hấp, trứng rán,…) rất giàu vitamin D tốt cho răng nên bạn có thể cân nhắc bổ sung trong những ngày đầu vừa mới niềng răng.
  • Ngoài ra, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn đừng quên bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và chất xơ như cam, bưởi, súp lơ, rau chân vịt,… Tuy nhiên hãy nấu mềm, ép nước hoặc làm sinh tố để không phải dùng nhiều lực nhai, tổn thương đến răng, môi và lưỡi.
Ưu tiên những thực phẩm mềm dễ nuốt không cần lực nhai nhiều
Ưu tiên những thực phẩm mềm dễ nuốt không cần lực nhai nhiều

III. Người mới niềng răng không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của người niềng răng cần có sự lựa chọn tỉ mỉ. Vì vậy mà bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bạn cũng hạn chế những món sau:

  • Những thực phẩm cứng, cần nhiều lực nhai như kẹo, xương, sụn, đá viên,…
  • Các món ăn dẻo và độ bám dính cao, khó làm sạch như xôi, bánh nếp, bánh dày,…
  • Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh (lẩu, canh nóng, kem,…) sẽ gây kích thích đến răng khiến chúng đau nhức và ê buốt hơn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường vì chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sâu răng.
  • Ngoài ra, trà và cà phê cũng cần hạn chế sử dụng nếu không muốn răng trở nên ố vàng, xỉn màu mất thẩm mỹ.
Không dùng răng ăn nhai vật cứng
Không dùng răng ăn nhai vật cứng

IV. Niềng răng bao lâu thì có thể ăn cơm được?

Như đã đề cập ở phần đầu, cơm thuộc nhóm thực phẩm xốp mềm nên bạn hoàn toàn có thể ăn trong suốt quá trình niềng răng, kể cả những ngày đầu vừa gắn mắc cài.

Trường hợp không cảm thấy đau, ê buốt quá nhiều thì bạn có thể ăn cơm. Lưu ý, những món ăn kèm cũng cần được chế biến mềm, dễ nuốt. Tránh tình trạng ăn nhai thức ăn quá cứng làm bung mắc cài.

Tuy nhiên, với những bạn có cơ địa nhạy cảm cùng với việc chưa kịp thích nghi với khí cụ nha khoa thì việc nhai cơm cũng cần hạn chế để tình trạng đau nhức không chuyển biến xấu hơn.

Khoảng 1 – 2 tuần, khi khoang miệng đã dần thích nghi với sự hiện diện của mắc cài, dây cung, các cơn đau nhức cũng thuyên giảm dần, lúc này việc nhai cơm sẽ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

V. Những lưu ý trong quá trình niềng răng

Những lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình niềng và không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị:

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh cắn trực tiếp bằng răng cửa, cắt nhỏ thực phẩm và cho vào răng hàm để nhai.
  • Tuyệt đối không dùng răng cạy mở nắp chai, cắn móng tay, nhai đá để tránh làm hỏng khí cụ và tổn thương đến răng, nướu.
  • Vệ sinh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm, ngăn ngừa mảng bám hình thành trên răng và khí cụ.
  • Bạn có thể kết hợp dùng thêm bàn chải kẽ để đạt hiệu quả tốt hơn. Lưu ý, định kỳ 3 tháng bạn nên thay bàn chải 1 lần hoặc bất kỳ lúc nào thấy đầu bàn chải bị tòe lông.
Chải răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng
Chải răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng
  • Loại bỏ vụn thức ăn thừa dính giắt trong kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Tuyệt đối không dùng tăm tre nhọn sẽ gây thưa răng, chảy máu nướu răng.
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa nồng độ fluor phù hợp giúp bảo vệ răng được chắc khỏe.
  • Khi đã chải răng sạch sẽ, đừng quên vệ sinh bề mặt lưỡi của bạn. Vì lượng vi khuẩn tăng lên ở lưỡi không chỉ tạo mảng bám cho lưỡi, gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng khác. Bạn có thể dùng bàn chải làm sạch lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên nghiệp.
Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch mảng bám trên bề mặt lưỡi
Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch mảng bám trên bề mặt lưỡi
  • Để hỗ trợ quá trình vệ sinh răng niềng hiệu quả và diễn ra nhanh hơn, bạn có thể sử dụng máy tăm nước. Thiết bị này sử dụng lực nước từ đầu phun có tác dụng loại bỏ vụn thức ăn thừa trong kẽ răng, kể cả những vị trí khó nằm sâu trong hàm.
  • Có nhiều bệnh nhân vì không tuân thủ lộ trình chỉnh nha mà khiến răng chạy lung tung, kéo dài thời gian điều trị. Do đó, cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ của bác sĩ để quá trình di chuyển của răng luôn được kiểm soát tốt, kịp thời phát hiện những bất thường và xử lý.
Tuân thủ lịch tái khám kiểm tra răng định kỳ của bác sĩ
Tuân thủ lịch tái khám kiểm tra răng định kỳ của bác sĩ

Việc tuân thủ tốt những lưu ý về vấn đề mới niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm niềng răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook