Trám răng là giải pháp khắc phục các khiếm khuyết trên răng như răng sứt mẻ, răng sâu. Tuổi thọ của miếng trám phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vì vậy mà có không ít những thắc mắc liên quan đến trám răng từ bệnh nhân. Một trong số đó là mới trám răng có được đánh răng không?
Mục Lục
I. Mới trám răng có đánh răng được không?
Trám răng là kỹ thuật nha khoa tương đối phổ biến, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng lấp đầy vào phần mô răng bị thiếu, khắc phục tình trạng răng sâu, mẻ vỡ nhỏ.
Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi trám răng bạn vẫn thực hiện chải răng như bình thường nhằm loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, đảm bảo sức khỏe răng miệng không gặp vấn đề đáng ngại nào.
Tuy nhiên, thời điểm chải răng cần được xác định chính xác bởi vì vật liệu trám cần có thời gian đông cứng. Nếu thực hiện chải răng ngay sau khi vừa trám răng có thể sẽ đánh bong miếng trám ra ngoài.
Phương pháp trám răng sử dụng đa dạng vật liệu trám, thời gian đông cứng của từng vật liệu là khác nhau, vậy nên sau khi trám răng bao lâu có thể đánh răng còn phụ thuộc rất lớn vào vật liệu trám mà bệnh nhân sử dụng. Cụ thể:
- Đối với vật liệu Amalgam, khoảng 24 giờ sau khi trám mới có thể đánh răng.
- Đối với vật liệu Composite, khoảng 2 giờ sau khi trám bệnh nhân đã có thể đánh răng.
- Trường hợp trám bằng phương pháp Inlay – Onlay thì bệnh nhân có thể đánh răng ngay sau khi điều trị.
Mặc dù trong khoảng thời gian chờ vật liệu trám hóa cứng không thể đánh răng, nhưng nếu khoang miệng khó chịu, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng với nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
II. Cách vệ sinh răng miệng sau khi trám răng
Cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng hằng ngày quyết định rất lớn đến tuổi thọ của miếng trám. Để miếng trám sử dụng lâu dài, hạn chế tình trạng bong tróc, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau:
1. Đánh răng 2 lần/ngày
Việc chải răng là điều quan trọng hàng đầu nếu muốn có một sức khỏe răng miệng tốt, nhất là khi răng đã thực hiện phương pháp trám răng. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy bằng bàn chải lông mềm.
Đặt bàn chải nghiêng khoảng 45 độ so với đường viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với răng và nướu. Làm sạch mặt ngoài của răng trước bằng cách xoay tròn bàn chải hoặc thao tác lên xuống. Mặt trong của răng cũng thực hiện tương tự. Tiếp theo, ở mặt nhai của răng, đặt bàn chải song song với mặt nhai và chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
Việc sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác chải răng đúng cách không chỉ đảm bảo khoang miệng được làm sạch tốt nhất mà còn ngăn chặn được tình trạng tổn thương nướu, mòn miếng trám hoặc men răng.
Sau khi chải răng xong, đừng quên vệ sinh bề mặt lưỡi vì đây cũng là nơi tồn đọng nhiều mảng bám và vi khuẩn. Bạn có thể chải lưỡi trực tiếp bằng bàn chải đánh răng hoặc dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.
2. Dùng nước súc miệng
Sau khi hoàn tất chải răng, dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý loại bỏ vi khuẩn còn sót lại, giữ cho hơi thở thơm tho.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn loại kem đánh răng chứa nồng độ fluor phù hợp giúp răng chắc khỏe. Trường hợp răng ê buốt, có thể sử dụng loại kem đánh răng chuyên biệt dành cho răng nhạy cảm.
3. Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa giúp làm sạch mảng bám, vụn thức ăn thừa trong kẽ răng mà không gây thưa răng hay làm tổn thương đến nướu.
Để việc dùng chỉ nha khoa đạt hiệu quả, bạn lấy một đoạn tầm 30cm, cuốn chặt vào hai ngón tay, chỉ chừa một đoạn chừng 5cm luồn vào kẽ răng, dùng ngón cái và ngón trỏ giữ đoạn chỉ chắc chắn và nhẹ nhàng chuyển động sợi chỉ lên xuống loại bỏ mảng bám.
4. Thăm khám nha khoa định kỳ
Định kỳ 3 – 6 tháng, bạn cần đến nha khoa 1 lần để bác sĩ thăm khám kiểm tra miếng trám và cạo vôi răng, đảm bảo kiểm soát tình trạng răng miệng tốt nhất, kịp thời xử lý những vấn đề liên quan có thể phát sinh.
Ngoài ra, bất cứ khi nào nhận thấy sức khỏe răng miệng hoặc vết trám có dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám, tránh tình trạng trì hoãn hoặc tự ý điều trị tại nhà.
1. Một số lưu ý sau khi trám răng
Một số điều nên và không nên thực hiện sau khi trám răng đảm bảo miếng trám hoạt động lâu dài.
1. Những điều cần làm sau khi trám răng
Uống thuốc giảm đau (nếu cần): Thông thường kỹ thuật trám răng sẽ không gây ra cảm giác đau nhức khó chịu nào nhưng trường hợp bệnh nhân cần kết hợp chữa tủy thì tình trạng đau nhức, ê buốt có thể xảy ra. Để giảm nhẹ tình trạng này, bạn uống thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ, sau khoảng 3 – 4 ngày sẽ thuyên giảm và hết hẳn.
Kiểm tra vết trám: Sau khi hoàn tất trám răng, bạn cần kiểm tra vết trám xem có thoải mái khi ăn nhai và có khớp với các răng bên cạnh không. Nếu cảm thấy mất cân bằng, khó chịu khi nhai, bạn cần thông báo lại nha sĩ để điều chỉnh miếng trám cho phù hợp.
Nhai thức ăn bên phía không có miếng trám: Khi vừa mới thực hiện kỹ thuật trám răng, vật liệu trám cần có thời gian đông cứng cố định chắc chắn vào răng, vì vậy mà lúc này nếu ăn nhai, bệnh nhân nên nhai ở phía đối diện nhằm giữ cho miếng trám ổn định, không lệch vị trí hay bong tróc. Sau khoảng 3 – 5 ngày, bệnh nhân có thể ăn nhai như bình thường.
Ăn đồ ăn mềm: Trong 24 giờ đầu nên ưu tiên những món cháo, súp, thực phẩm mềm dễ nhai nuốt, không cần lực nhai nhiều nhằm giảm tải lực lên miếng trám.
Uống nhiều nước: Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng rửa trôi vụn thức ăn thừa trong khoang miệng, giảm thiểu tình trạng khô miệng, nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
2. Những điều không nên làm sau khi trám răng
Tránh ăn uống trong 1 giờ đầu: Việc ăn nhai ngay lập tức sau khi vừa trám răng có thể gây sứt mẻ, bong tróc miếng tránh. Lời khuyên của nha sĩ là sau khi trám răng nên để ít nhất khoảng 1 – 2 giờ mới thực hiện ăn uống. Điều này giúp đảm bảo độ bám dính của miếng trám.
Tránh thực phẩm đậm màu: 24 giờ đầu sau khi trám răng, bệnh nhân cần hạn chế những thực phẩm đậm màu như trà, cà phê,.. nhằm giảm nguy cơ nhiễm màu thực phẩm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Tránh thực phẩm dai cứng: Thực phẩm dai cứng, có độ bám dính cao cần lực nhai lớn, từ đó tạo áp lực lên miếng trám trong khi chúng chưa thực sự ổn định làm tăng nguy cơ hư hỏng.
Tránh thực phẩm nhiều đường và axit: Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga,… tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với thực phẩm có tính axit sẽ làm mài mòn men răng và miếng trám. Do đó, khi kiểm soát tốt việc tiêu thụ những thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và duy trì tuổi thọ của miếng trám.
Tránh ăn thức ăn nóng: Trường hợp bệnh nhân trám răng có chữa tủy, những ngày đầu sẽ có cảm giác ê buốt, việc ăn thức ăn nóng làm trầm trọng thêm tình trạng này. Do đó, hãy đợi đồ ăn nguội mới nên dùng.
Tránh nghiến răng: Thói quen nghiến răng khi ngủ không chỉ gây mài mòn men răng mà còn khiến miếng trám bị hư tổn, bong ra. Để đảm bảo sự ổn định và bền vững của miếng trám, bạn cần thay đổi thói quen nghiến răng khi ngủ bằng cách đeo máng chống nghiến.
Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc mới trám răng có được đánh răng không cũng như những cách giữ cho tuổi thọ miếng trám được lâu dài. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.