Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả nhất đó chính là cần có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày. Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đồng thời cũng không được quên việc thường xuyên đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ để kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý phát sinh ở răng một cách tốt nhất, bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
Mục Lục
I. Sâu răng là gì?
Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bệnh chủ yếu do sự tấn công của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng khiến cho các tổ chức cứng của răng bị tổn thương, hư hỏng.
Ở giai đoạn mới hình thành sâu răng không gây triệu chứng cụ thể nên khó nhận biết sớm.
Cho đến khi xuất hiện các lỗ nhỏ li ti, đốm đen trên bề mặt răng mới nhận ra đang bị sâu răng. Nếu vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh đến vùng ngà răng, tủy răng sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức, ê buốt rất khó chịu.
II. Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng được xác định là do nhiều nguyên nhân gây nên như:
1. Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng ở nhiều đối tượng đặc biệt là ở trẻ em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng mỗi ngày.
Lười đánh răng, không dùng chỉ nha khoa, không làm sạch lưỡi, không dùng nước súc miệng, không làm sạch răng sau khi ăn đều tạo môi trường thuận lợi cho mảng bám, vi khuẩn tích tụ và khiến răng dần bị sâu hỏng.
Không chỉ vậy, việc chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng, chải răng theo chiều ngang có thể làm tổn thương đến răng lợi, mài mòn men răng. Từ đó các vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng tấn công và gây viêm nhiễm ở nướu, sâu răng.
2. Chế độ ăn uống không phù hợp
Thường xuyên ăn các món ngọt nhiều đường, các món nhiều tinh bột, axit sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh.
Các đồ uống có gas, bia rượu, cà phê nếu dùng nhiều có thể làm giảm tiết nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng. Lúc này vi khuẩn dễ dàng sản sinh và tăng nguy cơ hình thành sâu răng.
3. Các yếu tố nguy cơ khác
Những bệnh nhân mắc bệnh lý tiểu đường, trào ngược dạ dày hay những người thường xuyên hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị sâu răng hơn bình thường.
Trẻ em cũng là đối tượng dễ bị sâu răng do men răng lúc này còn yếu, dễ bị axit ăn mòn và gây bệnh lý.
Hoặc tiền sử gia đình ông bà, cha mẹ bị sâu răng thì thế hệ con cháu sau này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
III. Các biến chứng của bệnh sâu răng
Những lỗ sâu trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ trầm trọng đặc biệt là ở những vị trí răng cửa dễ nhận thấy khi nói cười. Vi khuẩn sâu răng còn có thể làm sản sinh mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Từ đó khiến bệnh nhân rất tự ti khi giao tiếp.
Những cơn đau nhức, ê buốt ở răng sẽ làm cho bệnh nhân ăn uống không được ngon miệng, dễ bị chán ăn, bỏ ăn làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh ở đường tiêu hóa, dạ dày.
Cơn đau răng sâu còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bệnh nhân khó ngủ ngon giấc khiến cho sức khỏe, tinh thần ngày càng giảm sút, tâm lý cáu gắt, khó tập trung trong công việc, học tập.
Sâu răng nặng có thể dẫn đến viêm tủy, làm hư hỏng cấu trúc răng nghiêm trọng. Càng để lâu có nguy cơ gây hoại tử tủy, răng yếu dần, dễ lung lay và gãy rụng.
Viêm nhiễm có thể lây lan dẫn đến biến chứng áp xe răng, nang quanh chóp răng vô cùng nguy hiểm.
Thậm chí, vi khuẩn sâu răng phát triển nặng có thể lây lan ngược dòng gây nhiễm trùng máu, làm cho tình trạng các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp thêm nghiêm trọng hơn đe dọa rất lớn đến sức khỏe và tính mạng.
IV. Cách khắc phục sâu răng
Khi bị sâu răng bệnh nhân không nên tự ý tìm cách khắc phục tại nhà bằng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng cụ thể.
Tốt nhất cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định tình trạng sâu răng như thế nào mới có giải pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Ở mỗi giai đoạn sâu răng sẽ có các cách điều trị khác nhau như:
1. Điều trị sâu răng giai đoạn nhẹ
Ở những trường hợp sâu răng nhẹ, lỗ sâu chưa lan rộng làm ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này có thể thực hiện hàn trám răng Composite để khắc phục hiệu quả, nhanh chóng.
Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác loại bỏ, làm sạch mô răng bị sâu. Tiếp đến sẽ dùng chất liệu chuyên dụng là Composite để trám bít lại giúp khôi phục lại thẩm mỹ và ăn nhai cho răng được tốt hơn.
2. Điều trị sâu răng giai đoạn nặng
Khi sâu răng đã tiến triển nặng làm tủy răng bị viêm nhiễm, đau nhức, ê buốt dữ dội thì phương pháp hàn trám thông thường sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng và phục hình lại bằng bọc sứ thẩm mỹ để bảo vệ răng thật tối đa, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hại cho răng.
Ở những trường hợp sâu răng nghiêm trọng, mô răng bị hư hỏng nặng chỉ còn lại chân răng. Các phương pháp điều trị bảo tồn không thể đem lại hiệu quả nữa thì việc nhổ răng là khó tránh khỏi.
Sau nhổ răng bác sĩ khuyên bệnh nhân nên nhanh chóng trồng lại răng giả mới để không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm.
Có nhiều phương pháp trồng răng giả như: răng giả tháo lắp, bắc cầu sứ và cấy ghép Implant. Tuy nhiên, nếu xét về mặt lâu dài thì cấy ghép Implant sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Đây là biện pháp trồng răng giả duy nhất có thể ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm do mất răng gây ra. Do đó, chỉ cần tốn thời gian và chi phí phục hình một lần là có thể sử dụng được bền đẹp vĩnh viễn vô cùng xứng đáng.
V. Các cách ngăn ngừa sâu răng
Để ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh sâu răng, mỗi người cần có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách như sau:
1. Đánh răng sau khi ăn uống
Sau khi ăn uống rất dễ tích tụ nhiều mảng bám, vụn thức ăn thừa ở trên bề mặt răng và các kẽ răng. Do đó, cần phải chú ý vệ sinh răng sạch sẽ kỹ lưỡng để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng có cơ hội phát triển mạnh.
Tuy nhiên, đừng vội đánh răng ngay khi vừa ăn xong nhanh để tránh làm xói mòn men răng. Tốt nhất bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc sạch bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý trước.
Sau đó đợi khoảng 30 phút mới thực hiện đánh răng bằng bàn chải và kem như bình thường để đạt hiệu quả làm sạch răng tối ưu.
2. Súc miệng thường xuyên
Mỗi ngày nên súc miệng với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng không chứa cồn sẽ rất tốt cho răng miệng.
Không chỉ giúp diệt khuẩn, kháng viêm khá tốt mà còn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngừa sâu răng, giữ hơi thở thơm mát dài lâu.
3. Thăm khám nha khoa định kỳ
Tất cả mọi người dù là người lớn hay trẻ em đều cần phải đến nha khoa để thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Điều này sẽ giúp tầm soát các vấn đề bệnh lý răng miệng từ sớm. Việc điều trị bệnh kịp thời từ những giai đoạn đầu sẽ tiết kiệm được khá nhiều công sức và chi phí, phòng tránh các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
4. Thay đổi thói quen ăn uống
Thay đổi thói quen ăn uống cũng là một cách ngăn ngừa sâu răng khá tốt.
Trong thực đơn ăn uống hằng ngày nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, chất xơ, vitamin C, D, kẽm, protein,…. để răng luôn được chắc khỏe.
Uống nhiều nước lọc để không bị khô miệng, rửa trôi các mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng giúp răng luôn sạch sẽ, ngừa vi khuẩn tấn công.
Các đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường, thực phẩm có tính axit cao, cà phê, rượu bia, thuốc lá, nước có gas,… đều là những yếu tố nguy cơ gây sâu răng nên cần phải hạn chế tối đa.
5. Sử dụng kẹo cao su không đường
Kẹo cao su không đường có chứa thành phần xylitol giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Khi nhai kẹo cao su cũng giúp việc tiết nước bọt diễn ra hiệu quả, làm sạch các mảng bám trên răng, ngừa sâu răng tốt hơn.
Nếu sau các bữa ăn chưa có thời gian đánh răng bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để làm sạch răng và giảm mùi hôi ở miệng.
Vẫn phải đặc biệt lưu ý đó là kẹo cao su không thể thay thế hoàn toàn cho việc đánh răng. Do đó, bạn cũng nên tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh răng miệng cơ bản hằng ngày để giữ cho răng luôn được sạch khỏe nhất.
6. Chú ý đến đánh răng và vệ sinh răng miệng
Đánh răng cần đúng cách mới đảm bảo khoang miệng được làm sạch hiệu quả, ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý phát sinh.
Hãy chải răng đều đặn mỗi ngày vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn uống, mỗi lần chải răng tối thiểu 2 phút.
Chú ý vệ sinh kỹ lưỡng ở mọi ngóc ngách trong khoang miệng nhất là ở những vùng răng hàm nhiều gờ rãnh dễ bám dính thức ăn.
Lựa chọn loại bàn chải có đầu lông mềm, kem đánh răng chứa flour phù hợp. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc để không làm tổn thương đến răng nướu.
Ngoài việc chải răng cũng cần phải kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn.
Làm sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, phòng tránh sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Trên đây là những thông tin về bệnh sâu răng cũng như các cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác bạn có thể gọi đến tổng đài 19007141 để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm sâu răng: