Nghiến răng ở trẻ khi ngủ cần phải làm sao? Phòng ngừa như thế nào?

31/05/2023
Nghiến răng khi ngủ ở trẻ cần phải làm sao? Cách phòng ngừa như thế nào?

Theo thống kê cứ 10 đứa trẻ thì sẽ có 2 – 3 bé gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ. Vậy nếu gặp hiện tượng nghiến răng ở trẻ, bố mẹ cần phải làm gì và cách phòng ngừa hiệu quả như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nghiến răng khi ngủ ở trẻ cần phải làm sao? Cách phòng ngừa như thế nào?
Nghiến răng khi ngủ ở trẻ cần phải làm sao? Cách phòng ngừa như thế nào?

I. Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ

Nghiến răng là tình trạng mà hai hàm siết chặt vào nhau và phát ra những âm thanh ken két. Nguyên nhân trẻ nghiến răng khi ngủ có thể xuất phát từ những yếu tố khách quan lẫn chủ quan sau:

Tâm lý lo lắng: Cảm xúc của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng và thay đổi. Đôi lúc chỉ vì một lý do đơn giản nào đó nhưng cũng có thể khiến tâm trạng con trở nên căng thẳng và lo lắng. Việc nghiến răng khi ngủ vào buổi tối giống như cơ chế giúp cơ thể trẻ đối phó lại được những cảm xúc thất thường này.

Do mọc răng: Thời điểm chiếc răng nhú lên khỏi nướu khiến con đau nhức, khó chịu. Vì vậy, trẻ nghiến răng để cảm thấy thoải mái hơn.

Mọc răng có thể là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng ở trẻ
Mọc răng có thể là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng ở trẻ

Trẻ bị sai lệch khớp cắn: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng nghiến răng và sai lệch khớp cắn. Theo đó, có đến khoảng 13% trẻ mắc đồng thời cả hai tình trạng này.

Nhiễm giun kim: Loại giun kim ký sinh trong cơ thể người sẽ tiết ra một loại độc tố gây nên trạng thái căng thẳng. Từ đó con hình thành thói quen nghiến răng vào ban đêm để giải tỏa.

Ngoài ra, việc nghiến răng ở trẻ còn có thể xuất phát từ yếu tố dị ứng thức ăn, thời tiết hoặc phản ứng phụ khi sử dụng một số loại thuốc chống loạn thần, trầm cảm,…

II. Dấu hiệu trẻ bị nghiến răng khi ngủ

Thông thường, trẻ không thể nhận thức được việc mình có nghiến răng hay không, thay vào đó tình trạng này sẽ được phát hiện bởi những người ngủ bên cạnh, có thể là bố mẹ hoặc anh chị.

Ngoài âm thanh ken két phát ra từ miệng trẻ, bố mẹ còn có thể nhận biết hiện tượng nghiến răng khi ngủ của con thông qua những dấu hiệu sau:

  • Trẻ kêu đau mỏi hàm vào buổi sáng sau khi thức dậy
  • Trẻ cảm thấy đau khi ăn uống, biếng ăn
  • Răng bị mòn, thậm chí là sứt mẻ
  • Một số trường hợp trẻ còn kêu đau ở tai, trán
Đau mỏi hàm có thể là dấu hiệu nhận biết hiện tượng nghiến răng
Đau mỏi hàm có thể là dấu hiệu nhận biết hiện tượng nghiến răng

III. Trẻ nghiến răng khi ngủ kéo dài trong bao lâu?

Theo thống kê, có đến khoảng 38% trẻ em xảy ra hiện tượng nghiến răng và thói quen này thường bắt đầu khoảng 3 tuổi và dừng lại khi trẻ được 6 tuổi hoặc khi đã mọc đầy đủ răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tình trạng nghiến răng ở con không dừng lại mà ngày càng trở nên nghiêm trọng kéo dài cho đến thời điểm trưởng thành.

Tình huống này cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc nha sĩ để hỗ trợ con thay đổi thói quen, bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh những tổn thương răng có thể xảy ra.

IV. Tác hại của việc nghiến răng

Trẻ nghiến răng không phải là hiện tượng hiếm gặp, đa số các trường hợp con có thể tự động thay đổi thói quen này khi lớn lên hoặc mọc răng vĩnh viễn nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài. Điều này có thể dẫn đến những hệ quả sau:

  • Men răng bị mài mòn, trở nên nhạy cảm với nhiệt độ
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy
  • Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ
  • Rối loạn khớp thái dương hàm, đau thái dương đi kèm với đau tai, đau đầu
Răng bị sứt mẻ do tình trạng nghiến răng kéo dài và nghiêm trọng
Răng bị sứt mẻ do tình trạng nghiến răng kéo dài và nghiêm trọng

Có thể thấy, nghiến răng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, nếu phát hiện những dấu hiệu nghiến răng ở con, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

V. Điều trị nghiến răng khi ngủ ở trẻ như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nghiến răng ở trẻ. Vì vậy mà tùy thuộc vào nguyên nhân tác động sẽ có giải pháp tương ứng.

Trường hợp trẻ nghiến răng xuất phát từ yếu tố tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng do các vấn đề liên quan đến học tập hay bạn bè thì bố mẹ cần biết cách giúp con thư giãn, tránh tạo thêm áp lực.

Trước khi đi ngủ, có thể cho con ngâm chân bằng nước ấm, uống một ly sữa ấm hoặc tâm sự, kể chuyện cổ tích giúp con dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Kể chuyện giúp con giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc hơn
Kể chuyện giúp con giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc hơn

Nếu xuất phát từ nguyên nhân mọc răng đau nướu, mẹ có thể chuẩn bị một túi chườm mát đặt lên má ngoài để giúp con giảm đau. Ngoài ra, có thể cho con sử dụng núm vú giả nhằm giảm cảm giác khó chịu và hạn chế tình trạng nghiến răng.

Lưu ý, chỉ nên cho con sử dụng núm vú giả trong thời gian ngắn vì nếu kéo dài có thể khiến con gặp tình trạng răng mọc khấp khểnh, lệch lạc, hô vẩu, khớp cắn hở,…

Với trường hợp nghiến răng xuất phát từ vấn đề khớp cắn, khó khăn trong việc đóng mở miệng thì hãy đưa trẻ đến nha sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Thông thường, nếu sai khớp cắn do răng mọc không đều, bác sĩ sẽ can thiệp bằng các phương pháp chỉnh nha. Còn trường hợp do xương hàm, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp can thiệp tạm thời, đợi đủ tuổi trưởng thành mới tiến hành phẫu thuật hàm.

Cho con thăm khám tại nha khoa
Cho con thăm khám tại nha khoa

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể kết hợp cho con sử dụng máng chống nghiến khi ngủ. Đây là loại máng được làm từ nhựa acrylic có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Máng chống nghiến giúp ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp giữa răng hàm trên và răng hàm dưới, bảo vệ răng khỏi những tổn thương sứt mẻ, mài mòn.

Lưu ý, loại máng chống nghiến này mặc dù được bán rất phổ biến nhưng tốt nhất bố mẹ vẫn nên mua tại nha khoa. Vì tại đây, bác sĩ sẽ thiết kế máng chống nghiến vừa vặn với dấu hàm của từng trẻ. Việc đeo máng chống nghiến kích cỡ không phù hợp trong thời gian dài sẽ gây biến dạng hàm.

VI. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ

Dưới đây là một số mẹo giúp hạn chế chứng nghiến răng ở trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo và giúp con cải thiện:

Chú trọng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung đầy đủ canxi. Mẹ có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của con những thực phẩm như trứng, sữa, phô mai, rau xanh đậm màu, cá biển, hải sản.

Vitamin D cũng là thành phần cần thiết để giúp con hấp thụ canxi tốt hơn. Bên cạnh những thực phẩm như hàu, tôm, lòng đỏ trứng,…bố mẹ cũng có thể giúp con bổ sung Vitamin D tự nhiên bằng cách tắm nắng vào thời điểm sáng sớm.

Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho con
Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho con

Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi giải trí và tập luyện thể dục thể thao. Chúng sẽ giúp con giảm căng thẳng và hạn chế được chứng nghiến răng khi ngủ.

Buổi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể hát ru, kể chuyện cho con. Lưu ý, nên để con đi ngủ đúng giờ, tránh trường hợp thức khuya và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.

Một số trẻ có thói quen nhai bút, cắn móng tay hoặc các loại vật dụng khác, tình trạng này có thể gây ra tật nhai không kiểm soát dẫn đến nghiến răng. Nếu thấy con có những thói quen này cần hướng dẫn con cách thay đổi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ về việc cho trẻ sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm để hạn chế những tổn thương ở răng.

Như vậy, nghiến răng ở trẻ mặc dù phổ biến nhưng nếu hiểu rõ được nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook