Ngủ há miệng là thói quen thường gặp ở rất nhiều đối tượng trong đó có cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng này được khuyến cáo dễ mang lại nhiều ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe nên cần phải sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả. Vậy cụ thể há miệng khi ngủ là do đâu? Điều trị như thế nào?
Mục Lục
I. Nguyên nhân gây ngủ há miệng
Các nguyên nhân gây há miệng khi ngủ được xác định là do nhiều yếu tố như:
1. Nghẹt mũi
Chứng nghẹt mũi là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người gặp phải tình trạng ngủ há miệng.
Nghẹt mũi thường xuất hiện do các bệnh lý như: cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm,…
Khi mắc phải những căn bệnh này phần khoang mũi thường bị thu hẹp dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn toàn bộ đường dẫn khí lưu thông trong mũi. Từ đó dẫn đến cảm giác khó thở khi hô hấp bằng mũi. Vậy nên theo cơ chế phản xạ tự nhiên bệnh nhân thường có xu hướng thở miệng để thấy dễ chịu hơn.
2. Hen suyễn
Bệnh hen suyễn sẽ làm cho niêm mạc của ống phế quản bị sưng viêm và dần thu hẹp lại. Lúc này không khí lưu thông qua đường mũi trở nên khó khăn hơn và bệnh nhân sẽ không thể thở được một cách bình thường.
Phần lớn bệnh nhân bị hen suyễn sẽ buộc phải thở bằng miệng để có thể nhanh chóng thích nghi được với tình trạng khó chịu này.
3. Sứt môi, hở hàm ếch
Các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch sẽ gây ra các ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc của miệng.
Hậu quả dễ nhận thấy nhất đó là một phần của vòm miệng có thể mở hoặc toàn bộ mặt trước và mặt sau của vòm miệng đều mở.
Các bác sĩ cho biết, việc thở bằng miệng sẽ diễn ra liên tục cho đến khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để khắc phục các dị tật này.
4. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra các mô của đường hô hấp trên bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong máu. Phổi và các cơ hoành khi đó phải hoạt động với cường độ mạnh mới đảm bảo đủ lượng oxy cần thiết. Cũng chính vì điều này đã làm bệnh nhân phải há miệng trong lúc ngủ.
5. Stress
Thường xuyên bị căng thẳng, stress quá mức sẽ gây các ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm. Từ đó dẫn đến tình trạng thở nông, thở dốc bất thường và bệnh nhân có thể thở miệng thay vì mũi.
6. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì còn có nhiều yếu tố khác cũng góp phần tăng nguy cơ ngủ thở bằng miệng như: polyp mũi, ngủ sai tư thế, amidan lớn, lệch vách ngăn mũi,…
II. Hậu quả của việc há miệng khi ngủ
Nếu đang có thói quen há miệng khi ngủ bạn cần phải nhanh chóng tìm cách loại bỏ ngay lập tức. Bởi nếu càng để lâu sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Há miệng khi ngủ sẽ làm cho khoang miệng bị khô, giảm tiết nước bọt. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng mạnh khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu và gây nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác ở răng miệng.
- Các nghiên cứu còn cho thấy ngủ há miệng có thể khiến bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Chức năng của phổi suy giảm đáng kể và khiến cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thở miệng còn khiến cho nồng độ oxy trong máu thấp, nguy cơ gây cao huyết áp, suy tim rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
- Ở trẻ em thường xuyên ngủ há miệng có thể dẫn đến nhiều bất thường về răng miệng, sức khỏe. Thường gặp nhất đó là tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn, khuôn mặt phát triển không cân đối, khó khăn trong việc ăn uống, phát âm,…
- Ngủ há miệng còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như: ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp, tim mạch,… Giấc ngủ kém sẽ khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, không có khả năng tập trung, chất lượng công việc, học tập giảm sút đáng kể.
III. Khắc phục tình trạng này như thế nào?
Nếu đang gặp phải các vấn đề bệnh lý cơ thể gây ngủ há miệng bạn cần phải đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, để thuyên giảm cũng như phòng ngừa việc thở miệng thành thói quen bạn có thể chú ý thực hiện tốt các điều sau đây:
- Luyện tập hít thở thông qua nhiều bài tập như yoga, thiền, mewing.
- Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để tránh hít phải các bụi bẩn, hóa chất có hại cho đường hô hấp.
- Tránh xa các chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá vì chúng là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh cũng như răng miệng, sức khỏe.
- Kê gối cao vừa phải khi ngủ cũng có thể giúp hạn chế được tình trạng nghẹt mũi dẫn đến thở miệng.
- Tạo lối sống lành mạnh, khoa học, thường xuyên rèn luyện thể thao nâng cao đề kháng cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh để tinh thần căng thẳng, áp lực quá mức.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh bị khô miệng. Ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất để duy trì miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể, phòng chống bệnh tật tốt hơn.
Mọi thắc mắc liên quan đến há miệng khi ngủ là do đâu? Điều trị như thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể, miễn phí.