Hỏi: “Răng tôi không bị sâu, nhưng đánh răng hay bị chảy máu. Tình trạng này kéo dài đã lâu và tôi thấy như răng dài ra. Xin hỏi bệnh của tôi cần phải làm gì?” – Dung Nguyen, Đồng Nai
Bác sĩ trả lời:
Trước tiên, chúng tôi cám ơn bạn Dung Nguyen đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình về cho Nha Khoa Đông Nam. Để làm rõ câu hỏi “đánh răng hay bị chảy máu và cảm thấy răng dài ra” của bạn chúng tôi có những giải đáp như sau:
Mục Lục
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đánh răng hay bị chảy máu
Đánh răng hay bị chảy máu là một dấu hiệu thường gặp hàng ngày mà chúng ta thường bỏ qua. Nhưng nếu chảy máu khi đánh răng kéo dài không bớt thì nó sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác cần điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đánh răng hay bị chảy máu:
1. Thói quen vệ sinh răng miệng không khoa học
Chải răng quá mạnh, chải ngang, chải răng quá nhiều lần trong ngày dễ tác động xấu đến nướu, làm chúng tổn thương và chảy máu. Chính vì vầy cần vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học, chải răng nhẹ nhàng, đưa bàn chải chuyển động tròn và vệ sinh sạch sẽ các ngóc ngách trong khoang miệng. Nên chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 2 phút là tốt nhất.
Sử dụng tăm thay vì dùng chỉ nha khoa cũng là nguyên nhân làm xước nướu, làm to lỗ chân răng khiến vi khuẩn, thức ăn dễ bám vào và dẫn đến chảy máu chân răng.
2. Mắc các bệnh về nướu hoặc nha chu
Bị viêm nha chu, viêm nướu răng cũng có khả năng gây ra chảy máu chân răng do khi nướu bị viêm nhiễm thường sưng đỏ, dễ bị tổn thương khi va chạm nhẹ.
Nguyên nhân chính gây ra trình trạng này là do vôi răng, mảng bám chứa đầy vi khuẩn bám chặt trên răng. Tuy nhiên khó làm sạch vôi răng bằng cách vệ sinh răng miệng hàng ngày mà cần đến Nha Khoa để vệ sinh bằng các thiết bị chuyên dụng.
3. Dùng bàn chải đánh răng quá cứng
Bàn chải đánh răng quá cứng, kích thước phần lông bàn chải dài và quá to sẽ khiến nướu bị tổn thương khi chải răng gây ra chảy máu. Để tránh chảy máu thì nên chọn mua bàn chải lông mềm và mảnh, kích thước vừa phải, phù hợp với khuôn miệng của bạn.
Có thể sử dụng thử sau đó đổi lại cái vừa ý, đừng cố sử dụng một chiếc bàn chải không phù hợp. Vì nó chỉ làm tình trạng này tệ hơn mà thôi, nướu bị xước, ăn uống bị rát là điều bạn không mong muốn đúng không nào?
4. Cơ thể thiếu hụt vitamin
Thiếu hụt vitamin C, K cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Do những loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ quá trình đông máu. Khi thấy dấu hiệu chảy máu chân răng, bạn hãy theo dõi chế độ ăn và cung cấp thêm các món ăn chứa vitamin C, K để ngăn chặn.
5. Mắc bệnh về gan, mật
Cơ thể mắc các bệnh lý về gan, mật cũng có thể tác động đến tình trạng chảy máu chân răng. Chức năng gan hoạt động không tốt có thể gây chảy máu chân răng thường xuyên hơn.
Với những nguyên nhân mà chúng tôi phân tích ở trên thì rất khó nói bạn bị chảy máu răng là do nguyên nhân nào gây ra.
Tuy nhiên, bạn có chia sẻ là phần chân răng dài ra khi bạn thường xuyên bị chảy máu răng khi đánh răng thì rất có thể bị viêm nướu, viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt nướu. Khi nướu bị tụt sẽ làm lộ chân răng, mòn tổ chức cứng của răng, làm cho răng bị ê buốt và rất mất thẩm mỹ.
Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy răng, thậm chí dẫn đến nha chu và rụng răng sớm. Bạn nên đến Nha Khoa Đông Nam để điều trị kịp thời các nguyên nhân như viêm nướu, viêm nha chu bằng cách vệ sinh, cạo vôi răng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám, các ổ vi khuẩn xung quanh chân răng sẽ ngăn chặn được hiện tượng đánh răng hay bị chảy máu.
Quá Trình Cạo Vôi Răng Tại Nha Khoa Đông Nam:
** Mặt khác cần có chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách:
√ Chọn bàn chải mềm.
√ Dùng thuốc đánh răng đặc hiệu cho bệnh viêm nướu và dùng nước ấm để đánh răng.
√ Nên dùng nước súc miệng được khuyến cáo cho người bị tụt nướu và các bệnh viêm quanh răng khác.
√ Hiện nay người ta có thể dùng thuốc bôi, dùng laze kết hợp với thuốc bôi hoặc thậm chí là phẫu thuật để khắc phục hậu quả thẩm mỹ của tụt nướu.
Cách trị chảy máu chân răng khi đánh răng
Khi bị chảy máu chân răng nếu chưa có thời gian đến Nha Khoa các bạn nên thực hiện 1 trong các biện pháp sau để khắc phục.
1. Dùng nước muối
Súc miệng bằng nước muối dễ thực hiện nhất, có hiệu quả điều trị các trường hợp nhiễm trùng trong khoang miệng. Muối giúp kháng viêm, khử trùng, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và giảm sưng đau.
Hướng dẫn: Có thể pha nước muối ấm hoặc tốt hơn hết nên dùng nước muối sinh lý có nồng độ là 0.9% để súc miệng vài lần trong ngày, giúp loại bỏ những vi khuẩn, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
2. Sử dụng dầu bạc hà
Dầu bạc hà giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho răng miệng và có tác dụng làm giảm sưng. Mùi hương của bạc hà còn giúp hơi thở thơm mát hơn.
Hướng dẫn: Lấy vài giọt dầu bạc hà thoa trực tiếp lên vùng lợi bị tổn thương, sau đó massage nhẹ nhàng, thực hiện ngày 2 lần sẽ cho hiệu quả giảm chảy máu chân răng.
3. Sử dụng quế
Quế là một chất chống vi khuẩn mạnh, giúp điều trị sâu răng và chống lại sự hình thành bệnh dịch hạch, nguyên nhân chính gây viêm nướu. Bên cạnh đó, quế còn mang lại hơi thở thơm hơn.
Hướng dẫn: Trộn bột quế với nước và bôi lên vùng nướu răng. Để nguyên trong 2 phút và rửa lại với nước sạch.
4. Bổ sung sữa và các sản phẩm sữa trong bữa ăn hàng ngày
Các loại thực phẩm này giàu canxi, rất tốt cho xương, làm cho răng và nướu chắc khỏe. Canxi giúp hàn gắn khoảng cách trong nướu nơi vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ làm giảm sưng, đỏ và giảm tình trạng chảy máu nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện mà không thấy hiệu quả, tình trạng chảy máu chân răng kéo dài và nặng thêm sẽ dẫn đến nhiều vần đề cần lưu ý sau:
– Phần chân răng bị chảy máu có khả năng bị viêm nhiễm nặng hơn, có thể sưng phồng hoặc hình thành mủ thì khi đó việc điều trị kéo dài lâu hơn.
– Tuyệt đối không sử dụng các cách trên nếu cơ thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào.
– Các bệnh lý toàn thân cũng có thể hình thành chảy máu chân răng và nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì thế các bạn nên sắp xếp thời gian tìm đến một Nha Khoa uy tín để chữa trị chảy máu chân răng.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề đánh răng hay bị chảy máu của bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Một số phương pháp làm hồng nướu bị thâm đen
- Nguyên nhân gây mảng bám trên răng và cách điều trị
- Cách chữa viêm lợi bằng lá trầu không?
Xem thêm chăm sóc răng miệng: