khuyến mãi 30/4 - 1/5

Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Bệnh hôi miệng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vậy làm thế nào để phát hiện mình có bị hôi miệng không? Hãy cùng nha khoa chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu được nguyên nhân, cách điều trị bệnh hôi miệng cũng như những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này.

hôi miệng

Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là bệnh lý hơi thở phát ra từ miệng có mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói. Dễ gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt già trẻ, giới tính. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh.

Qua nhiều thống kê cho biết được rằng những bệnh nhân bị hôi miệng có tâm lý suy sụp trầm trọng. Họ rất dễ rơi vào tâm trạng tự ti, trầm cảm và bế tắc bởi hơi thở có mùi hôi của mình. Từ đó chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc giảm sút rất nhiều.

Hôi miệng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay
Hôi miệng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân hôi miệng

Hơn 90% nguyên nhân làm miệng có mùi xuất phát từ khoang miệng như: sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng,… Nếu không chữa trị sớm sẽ khiến vi khuẩn sẽ phá hủy răng, viêm nhiễm nặng hơn lúc đó mùi hôi miệng càng tăng thêm, răng bạn cũng sẽ khó bảo tồn được.

1. Hôi miệng do vi khuẩn

Hợp chất lưu huỳnh được sản sinh là do các vi khuẩn yếm khí phân giải protein Gram âm. Các vi khuẩn này thường tích tụ nhiều trong những kẽ răng, lưỡi, trong lỗ răng sâu.

Nếu không được làm sạch hoàn toàn nó sẽ là tác nhân dẫn đến mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

2. Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

  • Sử dụng những loại thực phẩm như hành, mắm, tỏi, các loại rau mùi hoặc thực phẩm có hàm lượng đường và protein cao có thể gây ảnh hưởng xấu cho hơi thở dẫn đến mùi khó chịu.
điều trị hôi miệng
Sử dụng thực phẩm không phù hợp dễ gây mùi hôi ở miệng
  • Dùng thuốc lá, các chất có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas…trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho niêm mạc ở miệng bị khô và làm cho tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.
  • Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy lượng nước bọt được sản xuất và tiết ra khá ít cũng có thể dẫn đến triệu chứng khô miệng và hôi miệng trong thời gian ngắn.
mồm thối
Dùng nhiều bia rượu, thuốc lá rất dễ bị hôi miệng

3. Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

  • Mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều gây viêm nhiễm dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
  • Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, khô miệng, viêm lưỡi,… cũng có thể gây hôi miệng.
  • Bọc răng sứ, làm răng giả tháo lắp không đúng kỹ thuật, răng không sát khít với viền nướu. Dẫn đến thức ăn thừa tích tụ nhiều tồn đọng nhiều vi khuẩn. Lâu ngày không làm sạch sẽ gây hôi ở vùng chân răng.
thuốc hôi miệng
Các bệnh lý răng miệng cũng có thể gây mùi hôi khó chịu ở miệng

4. Những nguyên nhân hôi miệng khác

  • Các bệnh lý toàn thân: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường,.. đều có thể làm cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Ở những phụ nữ mang thai, bị thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng gây nên mùi hôi miệng.
  • Sử dụng một số thuốc như hạ huyết áp, an thần, trầm cảm, thuốc lợi tiểu,…. cũng làm giảm nước bọt trong miệng gây nên mùi hôi.
chữa viêm lợi hôi miệng
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến hơi thở có mùi hôi

Cách chữa hôi miệng

Tùy vào từng nguyên nhân gây hôi miệng mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này như:

1. Nếu bạn bị sâu răng

Các vệt sâu còn nhỏ li ti, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy hết các ổ vi khuẩn. Tiếp theo đó, trám răng thẩm mỹ lại bằng vật liệu Composite chuyên dụng.

miệng hôi
Trám răng sâu

2. Nếu bạn bị viêm tủy

Bác sĩ sẽ chữa tủy bằng biện pháp nạo và làm sạch ống tủy bị viêm nhiễm bên trong. Thông thường, sau khi chữa tủy răng rất giòn và dễ gãy các bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng thật.

nguyên nhân bị hôi miệng
Điều trị bọc răng sứ cho răng bị viêm tủy và xỉn màu

3. Trường hợp bị khô miệng

Hãy luôn giữ cho khoảng miệng không bị khô, uống nhiều nước lọc, nước trái cây cũng là một cách đơn giản nhưng hữu hiệu để trị hôi miệng.

Tình huống khô miệng nghiêm trọng, khó phục hồi bằng việc bổ sung nước thì các bác sĩ lúc đó mới bắt đầu dùng nước bọt nhân tạo và chỉ dùng tạm thời mà không nên lạm dụng.

4. Viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu nướu răng

Các trường hợp này chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ gây ra. Chính thế mà cần vệ sinh và làm sạch khoang miệng, cạo vôi răng tại nha khoa bằng các thiết bị chuyên dụng.

tại sao bị hôi miệng
Cạo vôi răng giúp hàm răng sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng

5. Nếu do mắc các bệnh lý toàn thân

Đối với tình trạng hôi miệng có nguyên nhân là do các bệnh lý như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường,… Bệnh nhân đến đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chữa trị hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ bệnh biến chứng nặng hơn.

Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Khi hôi miệng kéo dài kèm theo các dấu hiệu sau đây thì cần đến gặp ngay bác sĩ để được chấn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời:

  • Hôi miệng dai dẳng dù đã đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày.
  • Vùng nướu răng có tình trạng chảy máu, răng nướu nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, răng đau buốt, tụt nướu, răng lỏng lẻo, ăn nhai kém,…
  • Hôi miệng kèm theo các triệu chứng ợ chua, khô miệng, nóng rát cổ họng, dễ nôn trớ, nóng sốt, khó nuốt, khó thở,…

Làm gì để phòng tránh hôi miệng?

Để ngăn chặn tình trạng hôi miệng các bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để làm sạch răng.
hôi miệng nguyên nhân
Chải răng đúng cách 2 lần/ngày
  • Cộng với sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ như nước súc miệng, bàn chải lưỡi, chỉ nha khoa để quét đi hết các vụn thức ăn và vi khuẩn tạo mùi hôi miệng.
miệng có mùi hôi
Dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch hiệu quả
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hôi miệng: hành, tỏi, mắm tôm, cà phê, thuốc lá, … mà thay vào đó ăn nhiều rau củ quả, trái cây để mùi hôi không còn cơ hội phát triển nữa.
  • Dù đánh răng sạch sẽ nhưng những mảng bám, cao răng cũng có thể tạo thành, bám chặt cứng trên răng. Bạn nên lấy vôi răng định kỳ để tránh tạo mùi hôi miệng. Và chỉ có đến nha khoa mới thực hiện được nhanh chóng, an toàn mà thôi.
vì sao bị hôi miệng
Thăm khám, kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa uy tín

Nói một cách đơn giản hơn, để bệnh hôi miệng không làm phiền đến bạn thì ngoài chế độ vệ sinh và ăn uống lành mạnh, khoa học các bạn nên bớt chút thời gian đi khám và cạo vôi răng định kỳ và tiêu diệt các bệnh nha khoa khiến cho miệng bị hôi.

Nếu vẫn còn có thắc mắc gì hay đang gặp phải các vấn đề răng miệng cần được tư vấn. Hãy liên hệ qua hotline 1900 7141 hoặc đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Xem thêm hôi miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close