Nhổ răng khôn sưng bao lâu? Cần lưu ý điều gì?

20/04/2023
Nhổ răng khôn sưng bao lâu? Cần lưu ý điều gì?

Sưng mặt là một trong những biểu hiện thường thấy sau khi nhổ bỏ chiếc răng khôn. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Nhổ răng khôn sưng bao lâu? Cần lưu ý điều gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nhổ răng khôn sưng bao lâu? Cần lưu ý điều gì?
Nhổ răng khôn sưng bao lâu? Cần lưu ý điều gì?

I. Tại sao nhổ răng khôn thường bị sưng mặt?

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành (17 – 25 tuổi). Vì chiếc răng này không có ý nghĩa về mặt ăn nhai lại rất hay mọc lệch, mọc ngầm và dễ bị sâu răng do khó vệ sinh nên bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt nhằm ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Sau khi thực hiện tiểu phẫu loại bỏ chiếc răng khôn, hiện tượng sưng mặt là điều hết sức bình thường. Và tình trạng này thường phổ biến hơn cả ở hàm dưới. Bởi vì răng khôn hàm dưới thường có tư thế mọc phức tạp, dị dạng, nhiều chân răng, có sự liên quan chặt chẽ đến mạch máu và hệ thống dây thần kinh hàm mặt,…

Sưng mặt sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường và phổ biến
Sưng mặt sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường và phổ biến

Quá trình tiểu phẫu lấy răng khôn ra ngoài sẽ có những tác động nhất định đến xương ổ răng và cấu trúc giải phẫu bên dưới nên sẽ có hiện tượng sưng.

Đặc biệt, với những ca nhổ răng khôn phức tạp hơn, cần phải tiến hành bóc tách nướu, tách răng khôn thành từng phần nhỏ để gắp hết ra ngoài,… thì lúc này mức độ sưng sẽ nhiều hơn. Điều này có nghĩa là tình trạng sang chấn mô càng nhiều thì mức độ sưng mặt sẽ càng nặng hơn.

Mặt khác do mô mềm có sự co giãn kèm với hiện tượng sung huyết nên khi bị tác động, hệ thống mạch máu sẽ phình to hơn bình thường. Lúc này tình trạng sưng không chỉ tập trung ở vị trí nhổ răng mà còn biểu hiện rõ ở má ngoài, thậm chí là nổi hạch dưới hàm.

Song không phải tất cả các trường hợp nhổ răng khôn đều sưng má. Ở những bệnh nhân nhổ răng khôn hàm trên mọc thẳng, ca nhổ răng đơn giản, diễn ra trong thời gian nhanh chóng, cơ địa khỏe mạnh,… thì hiện tượng sưng má rất ít xảy ra. Thậm chí sau khi hết thuốc tê cũng không quá đau nhức, khó chịu.

II. Nhổ răng khôn bị sưng má có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Như đã giải thích ở phần đầu, sưng má sau khi nhổ răng không là biểu hiện rất bình thường nên không gây nguy hiểm nào. Thông thường, tình trạng sưng má sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ phức tạp của ca nhổ răng. Sau đó, hiện tượng sưng đau sẽ thuyên giảm và hết hẳn.

Tuy nhiên, nếu từ 5 ngày trở đi mà hiện tượng sưng đau không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại càng nghiêm trọng hơn thì đây rất có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nặng hơn.

Những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng gặp biến chứng sau khi nhổ răng khôn và cần đến gặp bác sĩ là:

  • Tình trạng sưng đau kéo dài nhiều ngày không khỏi và có hiện tượng nặng hơn.
  • Vết thương tại vị trí nhổ răng xuất hiện mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Đau khi há miệng và gặp khó khăn trong ăn uống nhiều ngày liền không thuyên giảm.
  • Nổi hạch ở cổ vùng bên nhổ răng kèm theo sốt cao.
Biến chứng sưng viêm có mủ sau khi nhổ răng khôn
Biến chứng sưng viêm có mủ sau khi nhổ răng khôn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến chứng sưng viêm kéo dài sau khi nhổ răng khôn có thể kể đến như:

  • Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, xử lý tình huống chưa khéo, nhổ sót chân răng hoặc quy trình, dụng cụ nhổ răng không được vô trùng theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế.
  • Người bệnh mang tâm lý chủ quan, chăm sóc vết thương không đúng cách, đánh răng mạnh tay, dùng vật nhọn chạm vào vết thương khiến vết thương chảy máu, sưng hở kéo dài, vụn thức ăn tồn đọng lâu ngày không được làm sạch,…

Mặc dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì khi thấy răng khôn có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ xử lý. Tuyệt đối không trì hoãn hay tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

III. Nhổ răng khôn sưng bao lâu?

Khoảng vài giờ sau khi chiếc răng khôn bị loại bỏ, biểu hiện sưng tấy sẽ xuất hiện. Và trong 48 giờ đầu tiên, hiện tượng sưng biểu hiện rõ ràng nhất. 3 – 5 ngày sau, tình trạng sưng má sẽ thuyên giảm và hết hẳn tùy vào cơ địa mỗi người.

Mặt khác, thời gian sưng má dài hay ngắn còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ca nhổ răng khôn. Với những ca nhổ răng khó, nhiều chân răng, chân răng dị dạng, răng khôn mọc ngầm trong xương hàm thì tình trạng sưng má nặng là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ “mát tay”, kỹ thuật vững vàng, giàu kinh nghiệm thì mức độ sưng đau sẽ được giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra, một chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách cũng giúp rút ngắn thời gian lành thương.

IV. Các phương pháp giảm đau giảm sưng sau khi nhổ răng khôn

Để giảm sưng đau sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà sau:

1. Uống thuốc theo đơn bác sĩ

Uống thuốc kháng sinh, giảm đau theo kê đơn từ bác sĩ. Điều này giúp vết thương mau lành, cải thiện sưng đau và tránh biến chứng viêm nhiễm.

Lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc giảm đau ngoài đơn thuốc của bác sĩ điều trị. Vì rất có thể sẽ chứa Aspirin. Đây là một loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt, kháng viêm và đồng thời cũng là thuốc chống đông máu.

Do đó mà sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, nếu dùng Aspirin sẽ khiến máu chảy nhiều, khó hình thành cục máu đông, làm chậm quá trình lành thương cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, cần tuân thủ thời gian và liều lượng dùng thuốc. Tránh trường hợp tự ý tăng giảm liều dùng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc.

Uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ điều trị
Uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ điều trị

2. Chú ý việc ăn uống hằng ngày

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có ý nghĩa rất lớn đến việc giảm đau, tiêu sưng sau khi nhổ răng khôn. Trong những ngày đầu vết thương còn mới, bạn nên ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn cứng, có tính cay nóng, chứa cồn hoặc chất kích thích. Và lưu ý nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

3. Chườm đá lạnh

Đá lạnh có tác dụng trong việc làm tê tạm thời các dây thần kinh, giúp giảm sưng đau hiệu quả. Cho vài viên đá lạnh vào túi chườm hoặc khăn bông mềm, sau đó chườm nhẹ nhàng vào vùng má bị sưng trong khoảng 10 – 15 phút.

Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 – 4 lần và duy trì cho đến khi tình trạng sưng đau hết hẳn. Không dùng đá lạnh chườm trực tiếp trên má hoặc chườm quá lâu vì sẽ khiến da mặt bị bỏng lạnh.

Chườm đá lạnh có tác dụng giảm sưng đau hiệu quả
Chườm đá lạnh có tác dụng giảm sưng đau hiệu quả

4. Chườm nóng

Bạn có thể kết hợp song song chườm đá và chườm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. Hơi nóng sẽ hỗ trợ tan máu tụ, làm máu lưu thông dễ dàng, từ đó giúp giảm tình trạng sưng mặt. Tuy nhiên, chườm nóng chỉ được thực hiện vào ngày thứ 2 – 3 sau khi nhổ răng khôn.

Cách chườm nóng đúng là nhúng một chiếc khăn bông mềm, sạch vào nước ấm khoảng từ 50 – 70 độ C. Sau đó vắt khô và chườm lên phần má sưng đau. Trước khi chườm, nên kiểm tra độ nóng của khăn lên da cổ tay để tránh bị bỏng. Cứ cách 2 – 3 phút lại giặt khăn và tiếp tục chườm. Khoảng 10 – 15 phút sau khi thực hiện, bạn sẽ thấy vùng má dễ chịu hơn rất nhiều.

V. Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Một chế độ ăn uống hợp lý cùng vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp thời gian lành thương sau khi nhổ răng khôn được rút ngắn, giảm thiểu sưng viêm và hạn chế tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.

1. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh

Những ngày đầu nên ăn thức ăn mềm, lỏng, có tính mát như cháo, súp, nước hầm canh, sinh tố, sữa chua, sữa,…

Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, axit béo omega 3 và protein như cua, tôm, cá hồi,… nhưng cần dựa trên nguyên tắc chế biến mềm, nhỏ, không mất nhiều lực nhai.

Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ như cà chua, cà rốt, rau bina, đu đủ,… bạn có thể chế biến thành sinh tố hoặc nước ép để không cần mất nhiều sức nhai.

Ưu tiên những thực phẩm được chế biến mềm lỏng giàu dinh dưỡng
Ưu tiên những thực phẩm được chế biến mềm lỏng giàu dinh dưỡng

Hạn chế những thực phẩm dai cứng, thức ăn dẻo có độ bám dính cao hoặc thức ăn quá nóng, quá chua, quá cay,… sẽ kích thích đến vết thương khiến tình trạng sưng đau nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, thực phẩm giòn cũng cần tránh xa vì những mảnh vụn của chúng dễ rơi vào huyệt ổ răng nhưng lại khó lấy ra, từ đó gây nhiễm trùng.

Tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia, cà phê nếu không muốn quá trình lành thương kéo dài. Động tác hút vô tình tạo áp lực âm trong khoang miệng phá vỡ cục máu đông. Đồng thời những thành phần trong thuốc lá còn làm tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.

2. Nghỉ ngơi phù hợp

Trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn nên tránh vận động mạnh, làm việc quá sức. Các hoạt động thể chất không chỉ tác động cơ hàm mà còn ảnh hưởng đến vị trí vừa tiểu phẫu.

Thời gian nghỉ ngơi, nhất là vào buổi tối, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu tập trung sửa chữa và phục hồi vết thương. Vì vậy mà nghỉ ngơi hợp lý là một cách giúp giảm tình trạng sưng viêm hiệu quả. Không nên thức khuya, hãy cố gắng sắp xếp công việc và đi ngủ trước 10 giờ. Giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.

Khi ngủ nên kê cao gối để hạn chế lưu lượng máu đổ về vết thương gây sưng đau nặng hơn. Duy trì tư thế ngủ kê gối cao đầu cho đến khi vết thương hết sưng đau.

3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trong khoảng 48 giờ đầu sau khi nhổ răng mặc dù máu đã cầm nhưng vẫn sẽ có hiện tượng máu rỉ ra. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần lo lắng.

Không nên khạc nhổ, súc miệng mạnh hay sử dụng ống hút vì các mạch máu tại huyệt ổ răng cần thời gian để chữa lành và hình thành cục máu đông.

Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh chạm vào vết thương gây chảy máu. Tuyệt đối không dùng tay hoặc vật nhọn chạm vào vị trí vừa nhổ răng.

Chải răng nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng
Chải răng nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng

Dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám và vụn thức ăn thừa còn sót trong kẽ răng nhằm phá hủy môi trường trú ngụ, phát triển của vi khuẩn.

Đừng quên lưỡi cũng cần được làm sạch hằng ngày. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để hiệu quả làm sạch được tốt nhất.

Không dùng nước muối hay bất kỳ dung dịch súc miệng nào trong khoảng 3 – 5 ngày đầu. Vì chúng sẽ rửa trôi các tế bào lành thương. Những ngày sau đó bạn có thể dùng bình thường.

Giữ thói quen uống nhiều nước để khoang miệng luôn ẩm ướt, tránh tình trạng khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nhổ răng khôn sưng bao lâu và cần lưu ý những điều gì đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook