Răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây ra những cơn đau nhức. Vì vậy mà bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên sớm nhổ bỏ. Vậy nhổ răng số 8 có nguy hiểm không? Khi nào thì nên nhổ bỏ?
Mục Lục
I. Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không?
Răng số 8 còn gọi là răng khôn, chiếc răng xuất hiện khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi). Vì mọc sau cùng khi xương hàm và những chiếc răng vĩnh viễn khác đã tương đối ổn định nên răng khôn không đủ khoảng trống phát triển, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức.
Vì vậy mà bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt. Phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn tương đối phổ biến. Hiện nay, với sự phát triển của trang thiết bị máy móc công nghệ cũng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ, quá trình nhổ răng khôn diễn ra tương đối an toàn, chính xác, tốc độ lành thương nhanh.
Tuy nhiên, trường hợp những yếu tố như tay nghề bác sĩ, hệ thống vô trùng không đạt chuẩn cũng như việc chăm sóc hậu phẫu sai cách sẽ dẫn đến một số biến chứng sau:
1. Chảy máu kéo dài
Nếu đã sau 2 – 3 giờ ngậm chặt bông gạc mà máu không có dấu hiệu ngừng, thậm chí còn chảy nhiều hơn, bạn cần quay lại nha khoa để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do kỹ thuật nhổ răng chưa chuẩn xác, xâm lấn quá nhiều khiến vùng mô nướu bị tổn thương. Hoặc bệnh nhân ăn nhai đồ cứng, chạm mạnh vào vết thương,…
2. Nhiễm trùng huyệt ổ răng
Ở biến chứng này, người bệnh thường sẽ có biểu hiện sưng đau, khó nuốt, hạn chế há miệng. Một số trường hợp nghiêm trọng còn gây nhiễm trùng huyết, tử vong. Nguyên nhân là do nhổ răng trong điều kiện vô trùng không đảm bảo hoặc chăm sóc vệ sinh răng miệng sai cách.
3. Tổn thương dây thần kinh răng dưới
Tại vị trí răng khôn hàm dưới thường tập trung rất nhiều dây thần kinh. Do đó nếu thao tác nhổ răng quá thô bạo hoặc bác sĩ không phát hiện dây thần kinh nằm ngay sát chân răng khôn sẽ dễ gây tổn thương.
Trường hợp này, người bệnh sẽ có cảm giác tê hoặc loạn cảm giác ở môi. Hiện tượng này có thể sẽ hết sau vài tháng nhưng cũng có một vài trường hợp bị vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, việc nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, quy trình còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như sót chân răng gây mưng mủ, tổn thương răng số 7, thủng xoang hàm (nhổ răng hàm trên),…
II. Khi nào thì nhổ răng số 8?
Khi chiếc răng số 8 mọc lên ở vị trí không thuận lợi, khó vệ sinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng và nhiều biến chứng khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Cụ thể:
- Răng khôn mọc lên gây đau nhức, viêm lợi trùm, sưng nướu, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Răng khôn bị sâu và có nguy cơ lây lan sang các răng bên cạnh nên cần được nhổ bỏ.
- Răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm trong xương hàm hoặc mọc đâm ngang làm tăng nguy cơ mất răng số 7.
- Vị trí tiếp giáp giữa răng khôn và răng bên cạnh hình thành khe giắt thức ăn khiến mảng bám tích tụ, dễ gây sâu răng, viêm nướu.
- Răng khôn có hình dáng bất thường, dị dạng hoặc kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với răng số 7.
- Răng khôn mọc lên nhưng không có răng đối diện ăn khớp, dần hình thành bậc thang với răng bên cạnh gây nhồi nhét thức ăn.
Mặc dù trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn bác sĩ đều khuyên nhổ bỏ, tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt mà chiếc răng khôn có thể bảo tồn.
Đó là khi chiếc răng khôn mọc thẳng, hình dáng bình thường, không kẹt dưới mô xương và nướu, có răng đối diện ăn khớp. Tuy nhiên, khi giữ lại chiếc răng khôn này, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng. Và đặc biệt cần thăm khám định kỳ tại nha khoa để kiểm soát tốt tình trạng của chiếc răng.
III. Lưu ý sau khi nhổ răng số 8
Sau khi nhổ răng số 8, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn:
1. Cách cầm máu giảm sưng đau
Ngậm bông gạc trong khoảng 45 – 60 phút để cầm máu. Thời gian ngậm bông, không nên nói chuyện hoặc cử động hàm nhiều. Hạn chế ho, hắt hơi hoặc xì mũi, vì hành động này sẽ tác động đến vết thương gây chảy máu nhiều hơn.
Uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua những loại thuốc giảm đau bên ngoài mà không được kê đơn từ bác sĩ.
Để giảm sưng, bạn có thể chườm lạnh ở má ngoài ngay tại vị trí nhổ răng. Mỗi lần chườm khoảng từ 10 – 15 phút. Lưu ý, cần di chuyển nhẹ nhàng túi chườm, tránh để yên một chỗ gây bỏng lạnh.
Nghỉ ngơi hợp lý, không nên căng thẳng làm việc quá sức. Đặc biệt, không nên tham gia các hoạt động thể chất vận động mạnh.
2. Chăm sóc răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh chạm vào vị trí vết thương. Và nhớ làm sạch cả lưỡi vì đây cũng là nơi mảng bám, vi khuẩn tồn đọng.
Khoảng 7 – 10 ngày đầu, bạn không nên súc miệng bằng nước muối. Trong nước muối có đặc tính sát khuẩn cao, làm rửa trôi những tế bào lành thương mới hình thành khiến vết thương lâu lành hơn.
3. Chế độ ăn uống
Bắt đầu với những món ăn được chế biến mềm, nhừ, dễ nuốt, không cần nhiều sức nhai như cháo, súp, bún, phở, sữa, nước ép,…
Tránh những thức ăn dai cứng, nhiều mảnh vụn, thức ăn cay nóng vì chúng sẽ khiến vết thương bị kích thích và đau hơn.
Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích. Những thành phần có trong thuốc lá, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, mức độ phức tạp của chiếc răng cũng như chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi nhổ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm nhổ răng: