Niềng răng có đau không? Niềng răng có những ảnh hưởng gì?

12/04/2023
Niềng răng có đau không? Có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người tìm đến phương pháp niềng răng chỉnh nha để khắc phục các vấn đề về răng nhưng lại lo lắng không rõ niềng răng có đau không và chúng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng về sau không? Những băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Niềng răng có đau không? Có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng có đau không? Có ảnh hưởng gì không?

I. Niềng răng có đau không?

Niềng răng là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Phương pháp này giúp răng sắp xếp đều đặn, thẳng hàng và mang lại khớp cắn chuẩn xác.

Trong quá trình thực hiện chỉnh nha, răng thường xuyên chịu tác động từ lực siết của dây cung và mắc cài nên cảm giác ê buốt là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau một vài ngày khi răng đã quen với sự hiện diện của khí cụ.

Do chưa quen lực tác động từ mắc cài và dây cung nên sẽ xuất hiện những cơn đau nhức
Do chưa quen lực tác động từ mắc cài và dây cung nên sẽ xuất hiện những cơn đau nhức

Tuy nhiên, những cơn đau nhức trong quá trình niềng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng được nên bạn không cần phải hoang mang, lo lắng. Thay vào đó, việc bạn cần làm là hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn một nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, lên phác đồ điều trị và tính toán phương pháp thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu vừa giúp hạn chế đau nhức cho bệnh nhân.

II. Giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng?

Quá trình niềng răng thường kéo dài trung bình từ 1,5 – 2 năm và trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có sự căng tức và ê buốt khác nhau, và cũng tùy vào cơ địa mỗi người mà cảm nhận mức độ cơn đau sẽ không giống nhau.

1. Đặt thun tách kẽ

Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị gắn mắc cài niềng răng. Việc đặt thun tách kẽ có tác dụng tạo khoảng trống ở kẽ răng giúp thuận lợi khi gắn khâu (nếu có). Bạn sẽ có cảm giác cộm cấn, ê buốt và đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất sau 2 – 3 ngày.

Sau khi đặt thun tách kẽ răng sẽ có hiện tượng cộm cấn và hơi ê
Sau khi đặt thun tách kẽ răng sẽ có hiện tượng cộm cấn và hơi ê

2. Sau khi gắn mắc cài

Vì khoang miệng chưa kịp làm quen với khí cụ lạ lẫm nên sẽ xảy ra tình trạng vướng víu, cộm khi ăn nhai và tổn thương ở các mô mềm. Đồng thời, vì trước đó răng chưa từng chịu tác động nên lực kéo từ dây cung sẽ khiến răng ê ẩm, đau nhức.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp sau khi gắn mắc cài lại không có những cảm giác đau nhức này và việc ăn uống cũng rất tự nhiên, thuận tiện.

3. Nhổ răng tạo khoảng

Thông thường, sẽ có những trường hợp cần nhổ răng khi chỉnh nha nhằm tạo khoảng trống để răng dễ dàng di chuyển về vị trí mong muốn cũng như mang lại kết quả tốt nhất. Số lượng và vị trí răng cần nhổ sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người.

Nhiều người lo lắng về cơn đau khi nhổ răng. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ cơn đau không giống như những gì bạn tưởng tượng. Vì nhổ răng sử dụng thuốc tê nên sẽ không có bất kỳ cảm giác gì và sau đó bác sĩ còn kê thuốc giảm đau nên tình trạng đau ê sẽ thuyên giảm rất nhanh.

Cơn đau do nhổ răng sẽ hết hẳn sau một vài ngày
Cơn đau do nhổ răng sẽ hết hẳn sau một vài ngày

4. Siết răng định kỳ

Định kỳ hàng tháng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh lại lực kéo của dây cung cho phù hợp với tình trạng răng hiện tại. Những lúc như thế này, răng của bạn sẽ phải chịu áp lực nên đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ sau 1 – 2 ngày cảm giác khó chịu sẽ biến mất và bạn có thể ăn uống nghỉ ngơi như bình thường.

III. Niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người lo lắng khi niềng răng sẽ làm tụt nướu, răng suy yếu, nhạy cảm, viêm tủy, ảnh hưởng khớp thái dương hàm, hỏng răng thật,…

Bản chất của phương pháp niềng răng là giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí và đạt khớp cắn lý tưởng. Phương pháp này được các chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện cho những trường hợp răng gặp vấn đề như khấp khểnh, hô móm, răng thưa, mọc chen chúc,…

Khi niềng răng được thực hiện bởi một bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại, đồng thời ý thức chăm sóc răng miệng của bạn tốt thì sẽ tránh được những rủi ro, biến chứng trong quá trình niềng.

Niềng răng khi được thực hiện bởi một bác sĩ giỏi sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Niềng răng khi được thực hiện bởi một bác sĩ giỏi sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý, là khi thực hiện niềng răng chỉnh nha, bạn sẽ đối diện với một vài khó khăn nhất định như: tổn thương niêm mạc do khí cụ niềng răng, đau nhẹ khi thực hiện siết răng, ăn uống bất tiện, mất nhiều thời gian trong khâu vệ sinh răng miệng,… Do đó, đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn và chịu khó để không làm gián đoạn lộ trình chỉnh nha.

IV. Các phương pháp niềng răng hiện nay

Có nhiều phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí cũng khác nhau. Tùy vào tình trạng răng cụ thể cũng như khả năng tài chính mà bạn cân nhắc phương pháp sao cho phù hợp.

1. Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng truyền thống. Mắc cài kim loại bao gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ vào thun buộc nha khoa. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp và áp dụng hầu hết tình trạng răng từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ lại không cao.

2. Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng

Phát triển dựa trên niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Ở phương pháp này, dây cung được cố định trong rãnh mắc cài nhờ vào hệ thống nắp trượt tự động, không cần sử dụng đến thun buộc.

Nhờ đó mà tác động được một lực đều và liên tục lên răng, rút ngắn thời gian niềng. Vì có nhiều ưu điểm vượt trội nên mắc cài kim loại tự đóng có chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống.

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng giúp rút ngắn thời gian niềng
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng giúp rút ngắn thời gian niềng

3. Niềng răng mắc cài sứ

Về cơ bản, niềng răng mắc cài sứ cũng tương tự như mắc cài kim loại chỉ khác ở chỗ mắc cài sứ được làm từ vật liệu sứ nên màu sắc tương đồng với màu răng. Do đó, ưu điểm của phương pháp này là thẩm mỹ cao nhưng độ bền chắc lại không tốt bằng mắc cài kim loại, dễ bị sứt mẻ trong quá trình niềng.

4. Niềng răng mắc cài mặt trong

Ở phương pháp này, hệ thống dây cung và mắc cài được gắn vào mặt trong của thân răng nên khi nhìn vào rất khó phát hiện bạn đang niềng răng, phù hợp cho những người đòi hỏi tính thẩm mỹ cao trong thời gian chỉnh nha. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao và gây nhiều bất tiện trong việc ăn uống và vệ sinh hằng ngày.

Niềng răng mặt trong khiến người đối diện rất khó nhận biết bạn đang đeo mắc cài
Niềng răng mặt trong khiến người đối diện rất khó nhận biết bạn đang đeo mắc cài

5. Niềng răng bằng khay niềng trong suốt

Mỗi bệnh nhân sẽ có một bộ khay trong suốt được thiết kế riêng biệt và duy nhất. Trung bình một ca niềng răng sẽ sử dụng khoảng từ 20 – 40 khay niềng và bạn có thể tự tay tháo lắp khay.

Ưu điểm của phương pháp niềng răng trong suốt là thẩm mỹ vượt trội, dễ dàng vệ sinh, ăn uống và không làm tổn thương nướu. Nhưng chi phí lại cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.

Niềng răng trong suốt mang lại thẩm mỹ cao
Niềng răng trong suốt mang lại thẩm mỹ cao

V. Cách làm giảm đau nhức, ê buốt trong quá trình niềng răng

Để giảm đau nhức, ê buốt khi thực hiện niềng răng, bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:

  • Trong trường hợp đau do nhổ răng hoặc cắm vít, bác sĩ có kê thuốc giảm đau, bạn nên uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày.
  • Đặt túi chườm đá lên má ngoài ngay tại khu vực răng bị ê đau và di chuyển qua lại khoảng 10 – 15 phút, tránh để yên một chỗ gây tình trạng bỏng lạnh. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần giúp giảm cảm giác khó chịu.
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau hiệu quả
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau hiệu quả
  • Ưu tiên những thực phẩm mềm, không cần lực nhai nhiều như cháo, súp, bột ngũ cốc, sữa tươi, nước ép trái cây,… Không nên ăn thực phẩm quá dai cứng vì chúng không chỉ khiến cơn đau thêm nghiêm trọng mà còn có khả năng làm hỏng, bung mắc cài.
  • Nhằm hạn chế tình trạng cọ xát giữa mắc cài, dây cung với má, môi gây tổn thương bạn nên dùng sáp nha khoa phủ lên mắc cài.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau nhức, tăng cường sức đề kháng cho nướu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trên bài viết đã phần nào giúp bạn làm rõ vấn đề niềng răng có đau không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm niềng răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook